5 lý do khiến nhiều người chọn học CFA Phân tích đầu tư tài chính

CFA là gì?

Chương trình CFA (Chartered Financial Analyst) là chương trình đào tạo chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu, cung cấp nền tảng vững chắc các kỹ năng phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, kết hợp với kiến ​​thức thực tế mà bạn sẽ cần trong ngành đầu tư ngày nay. Nó cũng nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên nghiệp cao nhất được yêu cầu phải tuân theo.

Điều kiện để trở thành CFA CharterHolder

Mỗi năm có hàng ngàn ứng cử viên ghi danh và tham dự các kỳ thi CFA tại các trung tâm kiểm tra trên toàn Thế giới. Để trở thành CFA CharterHolder bạn phải vượt qua 3 kỳ thi ở các cấp độ 1, 2 và 3. Hơn nữa, bạn sẽ cần phải có thêm 4 năm làm việc liên quan trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Cuối cùng, bạn chỉ cần đăng ký làm hội viên hiệp hội CFA (tuân theo các tiêu chuẩn về đạo đức và nghề nghiệp của hiệp hội).

5 lý do khiến nhiều người “đổ xô” theo học CFA

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư và tài chính như những Warren Buffett hay làm việc tại Wall Street là mơ ước của biết bao bạn trẻ. Tuy nhiên sự cạnh tranh gay gắt và những hiểu biết còn hạn chế là một thử thách lớn đối với rất nhiều bạn muốn gia nhập vào lĩnh vực này. Các bạn vẫn khá mơ hồ cũng như chưa biết bắt đầu hành trình của mình từ đâu? Trước vô vàn những lựa chọn khác nhau, nhiều bạn đã tìm đến CFA như là một điểm khởi đầu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và tạo lập nền tảng cho con đường sự nghiệp tương lai của mình. Vì sao CFA lại “mê hoặc” được nhiều ứng viên theo học đến như vây? Sau đây sẽ là 5 lý do trả lời cho câu hỏi trên:

1.Thăng tiến không giới hạn trong công việc

CFA CharterHolder là tấm vé vàng để bạn chạm đến công việc mơ ước của mình trong lĩnh vực tài chính. Nó sẽ cung cấp những kiến ​​thức chuyên sâu trong các lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, quản lý tài sản và đạo đức nghề nghiệp. Tăng cường lượng thông tin cập nhật và cải thiện hiệu suất làm việc. Các công ty tài chính lớn trên thế giới (đóng vai trò bên mua, vd: các tổ chức đầu tư như quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm mua phần lớn chứng khoán cho mục đích quản lý tiền) thường ưu tiên các ứng viên có chứng chỉ CFA hơn là MBA, vì tính chuyên sâu và cụ thể trong từng lĩnh vực tài chính mà CFA mang lại.

CFA mang lại cho bạn một sự nghiệp thăng tién không giới hạn

Theo CFA Institute, 10 nhà tuyển dụng hàng đầu của các nhà phân tích, đầu tư tài chính là:

  • JPMorgan Chase
  • PricewaterhouseCoopers
  • HSBC
  • Bank of America
  • Merrill Lynch
  • UBS
  • Ernst & Young
  • RBC
  • Citigroup
  • Morgan Stanley
  • Wells Fargo

2.Mở rộng con đường sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính

Nếu trở thành CFA CharterHolder bạn sẽ nắm trong tay một loạt các kiến thức, công cụ về phân tích đầu tư tài chính. Lợi thế là bạn có thể mở rộng cơ hội việc làm trong ngành tài chính như:

  • Các nhà phân tích nghiên cứu
  • Quản lý quỹ
  • Đo lường hiệu quả hoạt động
  • Quản trị rủi ro
  • Vai trò quản lý tài sản
  • Người quản lý danh mục đầu tư
  • Cố vấn tài chính
  • Nhà chiến lược tài chính
  • Đầu tư thay thế
  • Ngân hàng đầu tư
  • Quỹ đầu tư tư nhân
  • Tài chính cấu trúc
  • Giảng viên tài chính

3.Giá trị toàn cầu

Hiện nay, CFA Institute có mạng lưới toàn cầu với hơn 165.000 chuyên gia tại hơn 165 quốc gia trên thế giới. Vì vậy, nó là một trong những bằng cấp chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi nhất trên Thế giới về tài chính. Sự thừa nhận toàn cầu ấy thể hiện thông qua việc CFA dễ dàng chuyển đổi thành các bằng cấp khác ở nhiều quốc gia trên thế giới . Ví dụ, nếu bạn định chuyển sang châu Á làm việc, các nhà tuyển dụng ở châu Á cũng sẽ tra cứu được CFA của bạn được cấp tại châu Âu và thừa nhận bạn như một thành viên của CFA Institute. Tại Việt Nam, sở hữu chứng chỉ CFA bạn sẽ được thi chuyển đổi để lấy Chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và quản lý quỹ.

CFA mang giá trị Toàn cầu

4.Mức thu nhập đáng mơ ước

Có nhiều nghiên cứu về những CFA CharterHolder và mong muốn về mức lương của họ. Nhưng có thể nói, việc nắm giữ một tấm bằng CFA sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội và lựa chọn hơn so với những người không sở hữu tấm bằng này. Cụ thể theo Salary Expert thì mức thu nhập trung bình của các CFA CharterHolder tại Việt Nam rơi vào khoảng hơn 440 triệu VNĐ/năm . Mức lương của những người sở hữu bằng CFA thường cao hơn người sở hữu bằng MBA (theo Wiley Efficient Learning).

Ngoài ra, CFA còn cung cấp đầy đủ kiến thức cũng như công cụ để bạn có thể tự mình tạo ra cho mình những khoản đầu tư cá nhân, tăng thêm nguồn thu nhập thụ động, giúp bạn có một cuộc sống sung túc hơn.

Thu nhập đáng mơ ước với CFA

5.Học phí phù hợp

Theo thống kê thì học phí học CFA chỉ khoảng 30% – 50% chi phí học MBA (theo sentayho.com.vn). Cụ thể tại FTMS chỉ có giá từ 2.400 USD – 3.000 USD tùy thuộc vào thời điểm bạn đăng ký, tài liệu nghiên cứu bạn mua và số lượng bài kiểm tra mà bạn sẽ tham gia. Đối với một chứng chỉ chuyên môn cao cấp, đó là một khoản đầu tư không hềcao. Hơn nữa, bạn cũng không phải từ bỏ công việc của mình, không giống như một số chương trình MBA học toàn thời gian. Với những người bận rộn, FTMS luôn có những lớp học vào buổi tối và cuối tuần để không ảnh hưởng đến công việc của học viên.

Bây giờ bạn đã biết những lợi ích hàng đầu của việc đạt được chứng chỉ CFA, bạn có thể nghĩ đến việc mở Google lên và tìm kiếm “làm thế nào để bạn trở thành CFA?” Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó ngay. Bạn có thể học cách để trở thành một CFA CharterHolder bằng cách tham khảo các thông tin về chương trình học dưới đây:

  • Chương trình CFA
  • Giảng viên CFA
  • Lịch học CFA
  • Lệ phí, học phí & ưu đãi CFA
  • Lịch thi & Sample questions

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *