Nếu bạn tìm đến bài viết này, hẳn là có thuật ngữ Marketing nào đó đang “làm khó” bạn. Là từ cơ bản như KPI, CPL, ToFu, MoFu hay chuyên sâu hơn như CRO, Churn Rate, ICP…?
Yên tâm đi, với hơn 60 khái niệm phổ biến và đôi chút chuyên môn thì tôi tin bài viết này sẽ giúp bạn hiểu khái niệm bạn đang tìm kiếm. Tổng hợp 67 thuật ngữ Marketing mới nhất năm 2022 này là dành cho bạn.
Cùng tôi khám phá từng thuật ngữ một nào!
Các thuật ngữ trong Marketing cơ bản
Trước khi tìm hiểu những thuật ngữ phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, hãy củng cố kiến thức của mình bằng cách xem kỹ những thuật ngữ marketing cơ bản sau đây:
1. Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số)
Tiếp thị kỹ thuật số là tất cả các hình thức truyền thông thông qua các thiết bị kỹ thuật số nhằm thuyết phục khách hàng đặt mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bạn có thể tìm hiểu tất cả các hình thức truyền thông của một chiến lược Digital Marketing tại bài viết Digital Marketing gồm những gì.
2. Brand Positioning (Định vị thương hiệu)
Định vị thương hiệu chính là cách làm nổi bật thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh cũng như cách mà khách hàng xác định và kết nối với thương hiệu của bạn.
3. Brand Awareness (Nhận diện thương hiệu)
Nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như các đặc điểm nổi bật, các giá trị,…
Bạn có thể định vị thương hiệu của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau, như truyền thanh, thiết kế trực quan, mạng xã hội,…
Nhận diện thương hiệu chính là mức độ mà người dùng có thể nhớ lại hoặc nhận ra thương hiệu của bạn. Nó bao gồm 2 yếu tố chính:
- Nhớ lại tên thương hiệu – Đây là thước đo mức độ liên quan giữa tên thương hiệu với loại hình sản phẩm (ví dụ như khách hàng có thể nghĩ ngay đến sản phẩm ô tô khi nghe đến thương hiệu Toyota hay không?)
- Nhận ra tên thương hiệu – Người tiêu dùng có thể nhận biết một thương hiệu khi nhìn thấy các thuộc tính như logo hoặc màu sắc của thương hiệu hay không?
Ngoài ra, nhận diện thương hiệu còn bao gồm nhiều yếu tố khác nữa. Chẳng hạn như khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn thì họ biết rằng những sản phẩm của bạn sẽ cung cấp giải pháp tốt nhất cho vấn đề hoặc nhu cầu của họ.
4. Demand Generation (Tạo nhu cầu)
Tạo nhu cầu chính là cách thức khơi gợi khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Nói một cách cụ thể hơn, chính là dựa trên dữ liệu thu thập được từ các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số để tạo ra nhận thức và sự quan tâm đến các dịch vụ của bạn.
5. Revenue Performance Management (Quản lý hiệu suất doanh thu)
Quản lý hiệu suất doanh thu đảm bảo duy trì quá trình khách hàng mua lại hoặc mua thêm sản phẩm/dịch vụ để tối đa hóa lợi nhuận.
Mục tiêu chính của quản lý hiệu suất doanh thu chính là phá vỡ các “silo” của tổ chức. Và thiết lập một tập hợp dữ liệu chung, quy trình chung và ngôn ngữ dùng chung cho tất cả các nhóm trong doanh nghiệp. Để hướng tới một mục tiêu chung là tạo ra doanh thu.
6. Inbound Marketing
Inbound Marketing là phương pháp tiếp thị lấy khách hàng làm trung tâm. Nghĩa là tập trung vào việc thu hút những khách hàng tiềm năng thay vì tiếp thị tràn lan tới tất cả mọi đối tượng.
Doanh nghiệp của bạn có thể thu hút khách hàng thông qua những bài đăng có nội dung hữu ích, có liên quan lên các blog, mạng truyền thông xã hội hoặc website.
Về lâu dài, các chiến thuật Inbound sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể giữ vững chỉ số ROI. Nó giúp tối ưu chi phí, không tiêu tốn quá nhiều ngân sách như các chiến thuật Outbound: Quảng cáo có trả phí hoặc liên hệ qua điện thoại,…
Để triển khai được 1 chiến lược Inbound Marketing hiệu quả, phòng Marketing thuê ngoài chính là giải pháp tốt nhất trong thời điểm nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Việc sử dụng dịch vụ này giúp doanh nghiệp tập trung nhân lực cho khâu sản phẩm và bán hàng.
7. Lead Nurturing (Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng)
Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là quá trình xây dựng và củng cố niềm tin với khách hàng tiềm năng để biến họ thành khách hàng thực sự.
Mục tiêu cuối cùng của việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng chính là giúp họ có được trải nghiệm độc đáo và quan tâm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn. Sau đó, tạo ra sự chuyển đổi.
8. Flywheel
Thuật ngữ trong Marketing “Flywheel” được giới thiệu lần đầu vào năm 2018. Thuật ngữ này thể hiện sự thay đổi mà các Marketer đã thực hiện để tạo ra sự thành công trong tiếp thị B2B.
Mô hình Flywheel đặt khách hàng vào vị trí trung tâm của doanh nghiệp và làm nổi bật các cơ hội bán hàng lại thông qua việc xây dựng mối quan hệ và cam kết dịch vụ khách hàng. Nó thể hiện cách mà bạn “giữ chân” khách hàng để họ lựa chọn sử dụng lại dịch vụ/sản phẩm của bạn.
9. Buyer Persona (Chân dung khách hàng)
Chân dung khách hàng là bản phác thảo có phần hư cấu về các đặc điểm của những khách hàng lý tưởng của bạn.
Chân dung khách hàng có thể bao gồm các yếu tố như nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi,…
10. Ideal Customer Profile (ICP – Hồ sơ khách hàng lý tưởng)
Hồ sơ khách hàng lý tưởng là một bản mô tả giả định về loại hình công ty có thể gặt hái được nhiều thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang thực hiện.
Các công ty này có xu hướng đạt được chu kỳ bán hàng nhanh chóng, thành công và có tỷ lệ giữ chân khách hàng tốt nhất. Đặc biệt, đông đảo người dùng tự động quảng bá thương hiệu của họ đến những người khác.
11. Sales Enablement (Hỗ trợ bán hàng)
Hỗ trợ bán hàng là sự kết hợp giữa công tác huấn luyện, các công cụ và các nội dung để giúp đội ngũ sale của bạn hoạt động hiệu quả và tốt hơn.
Đội ngũ sale của bạn cần được đào tạo thường xuyên cũng như cập nhật thông tin để họ có thể thực hiện được những chiến lược bán hàng thành công.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên huấn luyện họ cách trò chuyện và tư vấn khách hàng phù hợp theo từng ngữ cảnh khác nhau nữa.
12. Account-based Marketing (ABM – Tiếp thị tập trung đối tượng)
Tiếp thị tập trung đối tượng là cách tiếp cận tiếp thị đổi mới, sáng tạo hơn phương pháp tiếp thị truyền thống.
ABM không giống như phương pháp cũ: phát triển chân dung khách hàng và sau đó thực hiện nhiều cách thức khác nhau để thu hút họ chú ý đến thương hiệu của bạn.
Thế nhưng, ABM lại dựa trên hồ sơ khách hàng lý tưởng (ICP) và tìm những cách tốt nhất để làm tăng tương tác với các tài khoản của những khách hàng mục tiêu.
Tiếp thị tập trung đối tượng là việc gửi các thông điệp phù hợp đến các tài khoản mục tiêu. Hình thức tiếp thị này sẽ hỗ trợ rất tốt cho các chiến lược kinh doanh sau khi đã tiếp cận ABM thành công.
13. Contextual Marketing (Tiếp thị theo ngữ cảnh)
Tiếp thị theo ngữ cảnh là chiến lược xem xét các hành vi và điều kiện xung quanh nỗ lực tiếp thị của bạn để đảm bảo rằng các nội dung có liên quan đều được gửi đến đúng đối tượng.
Để cung cấp thông tin phù hợp theo ngữ cảnh, bạn cần hiểu rõ tâm lý của chân dung khách của bạn. Từ đó, bạn sẽ biết cách bắt đầu, tiếp tục câu chuyện và lựa chọn nội dung gây ấn tượng với họ.
14. Word-of-mouth Marketing (WOM – Tiếp thị truyền miệng)
Tiếp thị truyền miệng (WOM) xảy ra khi một khách hàng nào đó thực sự hài lòng về sản phẩm/dịch vụ của bạn và giới thiệu cho những khách hàng tiềm năng khác. Họ có thể giới thiệu bằng lời nói hoặc văn bản.
Đây cũng được xem là hình thức quảng cáo hiệu quả và ít tiêu tốn ngân sách nhất.
15. Conversational Marketing (Tiếp thị đối thoại)
Tiếp thị đối thoại được cho là cách thức tiếp thị nhanh nhất để thu hút người tiêu dùng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và sản phẩm của bạn thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp.
Hình thức tiếp thị này giúp xây dựng các mối quan hệ và tạo ra những trải nghiệm thực tế cho các khách hàng và người mua.
Chatbot là kênh phổ biến nhất được sử dụng trong hình thức tiếp thị đối thoại. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng thêm các nền tảng truyền thông xã hội để tương tác với người dùng.
Thuật ngữ về các chỉ số trong Marketing
Sau khi giải thích các thuật ngữ trong Marketing cơ bản, tiếp theo tôi sẽ giới thiệu những thuật ngữ về các chỉ số trong Marketing thường gặp.
16. Churn rate (Tỷ lệ Churn)
Tỷ lệ churn được sử dụng để tính tỷ lệ giữ chân khách hàng. Tỷ lệ này đóng vai trò rất quan trọng đối với các công ty có mô hình kinh doanh doanh thu định kỳ.
Tỷ lệ này giúp bạn xác định được số lượng khách khách hàng mà doanh nghiệp của bạn đã đánh mất trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ về cách tính tỷ lệ Churn:
Giả sử quý trước doanh nghiệp của bạn có 100 khách hàng, tuy nhiên, cũng có 10 khách rời đi với lý do không còn muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nữa. Tỷ lệ churn sẽ được tính như sau:
Churn Rate = (10:100) x 100% = 10%
17. Customer Acquisition Cost (CAC – Chi phí sở hữu khách hàng)
Chi phí sở hữu khách hàng là các chi phí liên quan đến việc chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. CAC thường được tính theo công thức như sau:
Chú thích:
- Customer Acquisition Cost: Chi phí sở hữu khách hàng
- Total amount spent on sales and marketing in a period: Tổng chi phí đã sử dụng vào việc bán hàng và tiếp thị trong một thời gian nhất định
- # of customers signed during that period: Số khách hàng có được trong khoảng thời gian đó.
18. Cost Per Lead (CPL – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng)
Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng chính là số tiền chi tiêu để có được một khách hàng tiềm năng.
Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng thường được ứng dụng trong các quảng cáo có trả phí. Quảng cáo của bạn càng được nhiều khách hàng tiềm năng click vào thì chi phí này càng tăng cao.
19. Key Performance Indicator (KPI – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc)
Chỉ số đo lường hiệu quả công việc được sử dụng để theo dõi tiến trình thực hiện các mục tiêu tiếp thị.
Bằng cách đặt ra KPI phù hợp, doanh nghiệp của bạn có thể liên tục đánh giá được mức độ thành công tại từng thời điểm. Bên cạnh đó, đưa ra những điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình.
Chỉ số dẫn dắt hiệu suất (Leading performance indicators – LPIs) và chỉ số hiệu suất chiến lược (tactical performance indicators – TPIs) có thể giúp bạn xác định được nên thực hiện những nỗ lực nào để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
20. Customer Lifetime Value (CLV – Giá trị vòng đời khách hàng)
Giá trị vòng đời khách hàng là lợi nhuận ròng dự đoán sẽ đạt được trong tương lai từ một khách hàng hiện tại nào đó.
Công thức tính CLV:
Chú thích:
- Customer Revenue: doanh thu có được từ khách hàng
- Gross Margin: Biên lợi nhuận gộp
- Churn Rate: Tỷ lệ churn
21. Net Promoter Score (NPS – Chỉ số đo lường sự hài lòng)
Chỉ số đo lường sự hài lòng dùng để xác định khả năng người dùng/khách hàng sẽ giới thiệu công ty của bạn cho những người khác. Thang điểm của chỉ số đo lường hài lòng là từ 1-10.
Khi sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng, bạn có thể dễ dàng biết được mức độ trung thành của khách hàng và phân chia họ thành 3 nhóm đối tượng khác nhau:
- Điểm 9+: Những người sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Điểm 7-8: Những người yêu thích sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Điểm 0-6: Những người không mấy thiện cảm với sản phẩm/dịch vụ của bạn
Xem xét chỉ số NPS thường xuyên giúp bạn có thể đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình.
22. Growth Marketing (Tiếp thị tăng trưởng)
Tiếp thị tăng trưởng là quá trình thiết kế và tiến hành các thử nghiệm để tối ưu hóa và cải thiện các lĩnh vực chưa tốt.
Tiếp thị tăng trưởng có thể được ứng dụng trên toàn doanh nghiệp thông qua mô hình AAARRR (còn được gọi là chỉ số cướp biển).
Trong đó, thuật ngữ trong Marketing AAARRR tương ứng với:
- Awareness – Nhận thức
- Acquisition – Chuyển đổi
- Activation – Kích hoạt
- Revenue – Doanh thu
- Retention – Duy trì
- Referral – Giới thiệu
Thuật ngữ về các công cụ Marketing
Dưới là tổng hợp 8 thuật ngữ công cụ Marketing phổ biến nhất hiện nay. Cùng FIEX tìm hiểu kỹ hơn nhé.
23. Tech Stack (Software Stack) – Giải pháp ngăn xếp
Giải pháp ngăn xếp là tập hợp công nghệ và phần mềm mà một tổ chức sử dụng để điều hành hoạt động kinh doanh.
Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng phần mềm CRM (quản lý quan hệ khách hàng), CMS (Hệ quản trị nội dung), công cụ thúc đẩy bán hàng, nền tảng tự động hóa tiếp thị và chương trình quản lý dự án.
Ngoài ra, còn sử dụng thêm các tích hợp và máy chủ cần thiết để vận hành song song các nền tảng nữa.
24. Customer Relationship Management (CRM – Quản lý quan hệ khách hàng)
Phần mềm CRM là gì? CRM không chỉ là một cơ sở dữ liệu chứa các liên hệ. Mà nó còn là công cụ thúc đẩy bán hàng giúp xác định, phân tích nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đó là một nền tảng toàn diện phục vụ cho quá trình bán hàng.
Tính năng chính của phần mềm CRM là khả năng lưu giữ thông tin liên hệ, ví dụ như tên, số điện thoại, email, … liên quan đến một đối tượng nhất định.
Các phần mềm CRM phổ biến bao gồm HubSpot, Salesforce và Zoho.
25. Content Management System (CMS – Hệ quản trị nội dung)
Hệ quản trị nội dung (CMS) là phần mềm cho phép các marketer tạo, thiết kế, lưu trữ, chỉnh sửa, quản lý và theo dõi hiệu quả của các nội dung hiện có trên website.
Các phần mềm CMS phổ biến bao gồm HubSpot, WordPress và Squarespace.
26. Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị)
Thuật ngữ trong Marketing “Tự động hóa tiếp thị” đề cập đến phần mềm giúp tự động hóa các nhiệm vụ tiếp thị của bạn.
Nhờ những phần mềm này, bạn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của mình thông qua việc tự động gửi những nội dung hữu ích tới cho họ khi họ có nhu cầu.
Việc sử dụng các phần mềm tự động hóa tiếp thị giúp các Marketer có thể sắp xếp các nhiệm vụ một cách hợp lý, tăng hiệu quả tổng thể, nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như cải thiện chỉ số ROI.
27. Marketing Operations (Hoạt động tiếp thị)
Định nghĩa “Hoạt động tiếp thị” ám chỉ tất cả mọi thứ diễn ra trong nền tảng CRM và tự động hóa tiếp thị của bạn.
Thông qua các hoạt động tiếp thị, bạn có thể truyền tải những thông điểm phù hợp, đúng thời điểm cho những người đang quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.
28. Sales Operations (Hoạt động bán hàng)
Hoạt động bán hàng ám chỉ tất cả mọi thứ diễn ra trong nền tảng CRM và thúc đẩy bán hàng.
Thông qua Sales Operations, đội ngũ Sale của bạn sẽ giao tiếp hiệu quả với các khách hàng cũng như kiểm soát được quá trình bán hàng của họ.
29. Services Operations (Hoạt động dịch vụ)
Hoạt động dịch vụ là việc quản lý tất cả quy trình làm việc, các công cụ cũng như các quy trình cần thiết để duy trì và cải thiện trải nghiệm khách hàng tổng thể.
Nó bao gồm việc triển khai, quản lý và áp dụng các phần mềm CRM, theo dõi các vấn đề, chiến dịch tự động, cách sử dụng sản phẩm, các nội dung cơ sở và phản hồi của khách hàng.
30. Revenue Operations (Hoạt động doanh thu)
Hoạt động doanh thu là sự liên kết giữa tiếp thị, bán hàng và dịch vụ để thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tăng hiệu quả kinh doanh.
Mục tiêu của hoạt động doanh thu là giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
Thuật ngữ về phễu Marketing
Phễu Marketing giúp bạn xác định được “trạng thái mua hàng” hiện tại của khách hàng.
Nếu bạn chưa biết đến các thuật ngữ liên quan đến phễu Marketing như ToFu, MoFu, BoFu, MQL, SQL, CQL,… thì cùng FIEX tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
31. Top of the funnel (ToFu – Đầu phễu)
Thuật ngữ Marketing “Đầu phễu” đề cập đến giai đoạn đầu của quá trình mua hàng. Trong giai đoạn này, người mua mong muốn tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm để giải quyết những vấn đề đang gặp phải.
Do đó, bạn hãy thêm những Call-to-action vào các video hoặc bài đăng của mình. Vì biết đâu đó khi khách hàng tiềm năng nhìn thấy chúng, họ sẽ thực hiện những hành động mà bạn mong muốn họ làm.
32. Middle of the funnel (MoFu – Giữa phễu)
Phần giữa phễu đại diện cho giai đoạn giữa của quá trình mua hàng. Người mua đã xác định được vấn đề của mình và nghiên cứu nhiều giải pháp khác nhau.
Đây cũng là giai đoạn mà bạn có thể chuyển tiếp từ tiếp thị sang bán hàng cho khách hàng.
33. Bottom of the funnel (BoFu – Đáy phễu)
Đáy phễu đại diện cho giai đoạn cuối cùng của quá trình mua hàng. Đây là giai đoạn mà người dùng đã xác định được vấn đề, nghiên cứu, rút ra các giải pháp khả thi và sẵn sàng mua hàng.
Ở giai đoạn này, người mua thường yêu cầu được xem bản demo hoặc tư vấn miễn phí để hiểu rõ hơn về sản phẩm.
34. Marketing Qualified Lead (MQL – Khách hàng tiềm năng để marketing)
Khách hàng tiềm năng để marketing là giai đoạn đứng thứ 3 trong vòng đời 6 giai đoạn của hành trình của người mua. MQL ám chỉ số lượng khách truy cập đã chuyển đổi.
Khi xác định đối tượng nào đó là phù hợp với doanh nghiệp của bạn thì ngay lập tức họ sẽ trở thành một MQL. Sau đó, bạn nên quan tâm và nuôi dưỡng để họ trở thành khách hàng thực sự.
35. Sales Qualified Lead (SQL – Khách hàng tiềm năng để chốt sale)
MQL và SQL đều là qualified lead khách hàng tiềm năng đủ điều kiện để trở thành khách hàng. Vậy sự khác biệt chính giữa các MQL và SQL này là gì?
Khách hàng tiềm năng để chốt sale (bán hàng) là giai đoạn thứ 4 trong vòng đời 6 giai đoạn của hành trình của người mua. Một MQL sẽ được xem như là một SQL khi họ bắt đầu trò chuyện về việc đặt mua sản phẩm/dịch vụ.
Giai đoạn SQL được xem là giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất bởi nơi đây diễn ra quá trình chuyển giao từ tiếp thị sang bán hàng.
36. Conversation Qualified Lead (CQL – Khách hàng tiềm năng để trò chuyện)
Tiếp thị hội thoại và chatbot ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Những khách hàng tiềm năng để trò chuyện chính là những đối tượng đã bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Những khách hàng này thường sẽ đặt ra những câu hỏi cụ thể và mong muốn nhận được phản hồi của bạn càng sớm càng tốt.
37. Buyer’s Journey (Hành trình của người mua)
Thuật ngữ Marketing “Hành trình của người mua” ám chỉ tiến trình của người dùng từ lúc bắt đầu tìm kiếm và kết thúc bằng việc đặt mua sản phẩm/dịch vụ.
Nó bắt đầu từ giai đoạn nhận thức, nghĩa là khi người dùng nhận thấy họ đang gặp phải một vài vấn đề.
Tiếp theo là giai đoạn cân nhắc, nghĩa là đánh giá các giải pháp khác nhau cho vấn đề của họ.
Giai đoạn cuối cùng chính là quyết định, nghĩa là họ sẽ đưa ra lựa chọn và đặt mua sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của họ.
Hành trình của người mua khác với hành trình của khách hàng. Bởi vì không phải người mua tiềm năng nào cũng sẽ trở thành khách hàng thực sự.
38. Multi-touch Revenue Attribution (Phân bổ doanh thu đa điểm)
Phân bổ doanh thu đa điểm là quá trình tổ chức, thu thập và lập danh mục tất cả các tương tác xảy ra khi một cá nhân quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Phân bổ doanh thu đa điểm giúp bạn nắm rõ mức độ hiệu quả của hoạt động tiếp thị đối với doanh nghiệp của mình.
Các thuật ngữ Marketing về tiếp thị khách hàng
Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu chi tiết 9 thuật ngữ trong Marketing về tiếp thị khách hàng. Có thể bạn không còn xa lạ khi nhìn thấy chúng.
Tuy nhiên, hãy cứ bình tĩnh xem kỹ từng cái vì biết đâu bạn đang hiểu sai một số thuật ngữ cơ bản đấy.
39. Customer Marketing (Tiếp thị khách hàng)
Tiếp thị khách hàng là một tập hợp các chiến lược và chiến thuật nhắm đối tượng tiềm năng để cải thiện trải nghiệm của họ khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn. Cũng như làm tăng giá trị mà họ nhận được khi tương tác với bạn.
Thông qua tiếp thị khách hàng, bạn có thể giữ chân khách hàng hiện tại, quảng bá thương hiệu và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng để chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.
40. Customer Acquisition (Thu hút khách hàng)
Thuật ngữ Marketing “Thu hút khách hàng” đề cập đến tất cả các bước, quy trình và nguồn lực liên quan nhằm thu hút khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ tới với doanh nghiệp của bạn.
Nhận diện thương hiệu, tạo khách hàng tiềm năng, tiếp thị sản phẩm, chiến lược nuôi dưỡng và bán hàng đều thuộc phạm vi thu hút khách hàng.
41. Customer Retention (Giữ chân khách hàng)
Khái niệm “Giữ chân khách hàng” thể hiện hành động tương tác với khách hàng hiện tại để thúc đẩy họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Bước đầu tiên để giữ chân khách hàng chính là xác định những đối tượng khách hàng nào có khả năng mua lại. Tiếp đến là hỗ trợ và tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
42. Customer Expansion (Mở rộng khách hàng)
Mở rộng khách hàng là hành động làm tăng MRR (Doanh thu định kỳ hàng tháng).
Doanh thu này có thể tăng thêm nếu như doanh nghiệp của bạn có thể bán thêm nhiều sản phẩm hơn so với tháng trước hoặc bán kèm thêm.
43. Customer Success (Thành công của khách hàng)
Thành công của khách hàng chính là những kết quả mong đợi hoặc ngoài mong đợi mà khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Khi khách hàng có thể tối đa hóa giá trị nhận được thì khả năng cao họ sẽ quay lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn cũng như truyền miệng cho nhiều đối tượng khác nữa.
44. Customer Support (Hỗ trợ khách hàng)
“Hỗ trợ khách hàng” nghĩa là giải đáp mọi vấn đề/sự cố mà khách hàng của bạn đang gặp phải.
Bạn có thể sử dụng hệ thống xử lý yêu cầu hỗ trợ hoặc tự hỗ trợ để hỗ trợ khách hàng của mình mọi lúc mọi nơi.
45. Customer Service (Dịch vụ khách hàng)
“Dịch vụ khách hàng” nghĩa là bạn hỗ trợ khách hàng của mình trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng.
Dịch vụ khách hàng cũng được xem là hỗ trợ khách hàng nhưng nó mang tính chủ động hơn.
46. Customer Satisfaction (Sự hài lòng của khách hàng)
Sự hài lòng của khách hàng chính là việc bạn quản lý mức độ thiện cảm của khách hàng.
Xem xét sự hài lòng của khách hàng không những giúp bạn biết được cảm nhận của họ mà còn biết được liệu họ có giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho người khác hay không.
47. Customer Journey (Hành trình của khách hàng)
Hành trình của khách hàng chính là việc theo dõi trải nghiệm của khách hàng ngay từ lần đầu họ biết đến thương hiệu của bạn cho đến khi họ quyết định mua hàng.
Thuật ngữ trong Marketing này biểu thị một quá trình phức tạp hơn là việc nuôi dưỡng khách hàng.
Thuật ngữ Marketing về tiếp thị và phát triển sản phẩm
Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu chi tiết 7 thuật ngữ về tiếp thị và phát triển sản phẩm. Đừng bỏ lỡ bất kỳ thuật ngữ quan trọng nào dưới đây nhé!
48. Product Marketing (Tiếp thị sản phẩm)
Tiếp thị sản phẩm là quá trình đưa một sản phẩm cụ thể ra ngoài thị trường và đảm bảo rằng sản phẩm đó thành công.
49. Go-to-market Strategy (GTM – Chiến lược tiếp cận thị trường)
Chiến lược tiếp cận thị trường là một bản kế hoạch chỉ rõ cách mà bạn sẽ thể hiện những giá trị độc nhất của sản phẩm của mình. Cũng như cách thu hút khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Mục đích của chiến lược GTM chính là đưa ra lộ trình ra mắt sản phẩm ấn tượng và “gây tiếng vang” đối với khách hàng tiềm năng.
Chiến lược GTM cũng khá tương tự với chiến lược Place trong mô hình 7P Marketing. Mô hình này đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng thành công. Bạn có thể tham khảo để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
50. Product-market Fit (Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường)
Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường nghĩa là sản phẩm của bạn phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường chỉ xảy ra ở giai đoạn giới thiệu và tăng trưởng trong vòng đời sản phẩm.
Để đạt được sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường, điều đầu tiên bạn cần làm chính là tạo ra một sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP).
51. Minimum Viable Product (MVP – Sản phẩm khả thi tối thiểu)
Sản phẩm khả thi tối thiểu là sản phẩm có đầy đủ các đặc trưng để đáp ứng thị trường mục tiêu của bạn.
Sản xuất MVP là mục tiêu cuối cùng của giai đoạn phát triển sản phẩm trong vòng đời của sản phẩm. Về cơ bản, chiến lược GTM chính là kế hoạch chi tiết phác thảo cách thức mà bạn sẽ sử dụng để giới thiệu MVP của mình.
52. Total Addressable Market (TAM – Tổng thị trường khả dụng)
Tổng thị trường khả dụng là số lượng doanh thu tiềm năng mà doanh nghiệp của bạn có thể đạt được nếu những người quan tâm đến sản phẩm của bạn thực sự mua chúng.
Tổng thị trường khả dụng có thể giúp bạn xác định được thị trường mục tiêu mà bạn nên tập trung tiếp thị và bán hàng.
53. Product-led Growth ( PLG – Tăng trưởng dựa trên sản phẩm)
Tăng trưởng dựa trên sản phẩm là chiến lược dựa vào chính sản phẩm để thu hút, tạo chuyển đổi và giữ chân khách hàng.
Bạn có thể cung cấp cho khách hàng các bản dùng thử miễn phí và sau đó, bắt đầu thu phí nếu người dùng muốn sử dụng sản phẩm ở cấp độ cao hơn.
54. Product Qualified Lead ( PQL – Khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn sử dụng sản phẩm)
Thuật ngữ Marketing này ám chỉ những người đã dùng thử và thể hiện sự yêu thích đối với sản phẩm của bạn.
Những khách hàng này có xu hướng sử dụng lại vì họ đã có sự tương tác qua lại với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Thuật ngữ về chiến lược Website và SEO
Cuối cùng là 13 thuật ngữ về chiến lược Website và SEO mà bạn chắc chắn không thể nào bỏ qua:
55. Lead Generation Website (Trang web thu hút khách hàng tiềm năng)
Mục tiêu chính của những website này là giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ cũng như lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Đặc biệt, dựa vào những hành động mà người dùng thực hiện trên website, bạn có thể phân loại thành nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Sau đó, xác định xem nhóm đối tượng nào là phù hợp nhất với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
56. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)
Chắc hẳn bạn không còn quá xa lạ với thuật ngữ marketing này – Tỷ lệ chuyển đổi. Nó là tỷ lệ giữa số người hoàn thành hành động mà chủ sở hữu website mong muốn so với số người truy cập vào.
Những hành động mong muốn có thể là: Điền vào biểu mẫu, nhấp vào các call-to-action hoặc gọi số hotline,…
57. Conversion Rate Optimization (CRO – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi)
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi tức là việc làm tăng tỷ lệ phần trăm khách hàng thực hiện hành động mong muốn sau khi họ truy cập vào website. Ví dụ như điền vào biểu mẫu hoặc cung cấp thông tin cho chatbot,…
Thông qua các chỉ số quan trọng, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách thức mà khách hàng tương tác với website của bạn và những hành động mà họ đã thực hiện.
Những chỉ số Marketing này cũng giúp bạn xác định được chiến lược nào phù hợp nhất để thu hút khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành người mua.
58. Wireframes (Khung sườn website)
Khung sườn là bản thiết kế cho website của bạn. Trọng tâm của website không phải là giao diện website mà là cấu trúc và bố cục của nội dung.
Khung sườn website được tạo ra nhằm mục đích sắp xếp các nội dung một cách khoa học để thúc đẩy người dùng thực hiện những hành động mà bạn mong muốn.
59. Web Content Outlines (Dàn ý nội dung website)
Dàn ý nội dung website phản ánh cấu trúc mà một trang hoàn thiện sẽ sử dụng.
Dàn ý nội dung website bao gồm tiêu đề bài viết, nội dung chính, các thông tin kỹ thuật như siêu dữ liệu SEO, tiêu đề trang và vị trí của trang trong kiến trúc website.
60. Information Architecture (Kiến trúc Thông tin)
Kiến trúc thông tin chính là việc tổ chức và cấu trúc nội dung trước khi phát triển một website. Nó giúp bạn xác định được cách kết nối và phân loại nội dung trên website.
Kiến trúc thông tin bao gồm lập kế hoạch điều hướng chính của website, kiểm tra các URL hiện có, xác định những URL nào cần giữ lại, hợp nhất, xóa và thiết lập cấu trúc URL.
Nếu kiến trúc thông tin tốt, người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm những nội dung mà họ quan tâm trên website của bạn.
61. Landing Page (Trang đích)
Tranh đích là một trang web được tối ưu hóa để thu hút khách hàng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng biểu mẫu ở trang đích để thu thập thông tin khách truy cập.
Nếu bạn còn mơ hồ về khái niệm trang đích hay công dụng của nó, hay tham khảo bài viết Landing Page là gì để thu thập đầy đủ kiến thức nhất về trang đích.
Các trang đích được tối ưu là những trang có nội dung cuốn hút, khơi gợi và có đường dẫn chuyển đổi rõ ràng.
62. Thank You Page (Trang cảm ơn)
Trang cảm ơn sẽ được hiển thị ngay sau khi khách hàng đã hoàn tất việc gửi thông tin trên trang đích.
Các trang cảm ơn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Bởi vì chúng cung cấp các ưu đãi mà họ đang mong muốn có được.
63. A/B Split Testing (Thử nghiệm A/B)
Thử nghiệm A/B là một thử nghiệm so sánh 2 biến số bằng cách hiển thị những biến số này một cách ngẫu nhiên cho các nhóm đối tượng khác nhau trong một khoảng thời gian cụ thể.
Thử nghiệm A/B là một cách khá hiệu quả để giúp bạn biết được chiến thuật tiếp thị nào mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp của mình.
64. Responsive Design (Thiết kế đáp ứng)
Thiết kế đáp ứng đề cập đến cách thức mà một website tự động điều chỉnh theo kích thước màn hình mà người dùng đang xem.
Nhờ thiết kế đáp ứng, website của bạn sẽ hiển thị co giãn phù hợp trên tất cả các thiết bị như máy tính, điện thoại hay máy tính bảng,…
65. Search Engine Optimization (SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
Thuật ngữ Marketing này thể hiện công việc tối ưu nội dung và website của bạn để nó có thể được xếp thứ hạng cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm cũng như tăng lưu lượng truy cập.
Trong chiến lược Marketing của mình, doanh nghiệp không nên bỏ qua công việc SEO. Bởi những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng tuyệt vời. Đọc bài viết SEO là gì trong Marketing để hiểu rõ hơn.
SEO bao gồm SEO on-page và SEO off-page. SEO on-page tức là quá trình bạn thay đổi mã web cũng như cập nhật nội dung để cải thiện thứ hạng website.
Còn SEO Offpage là cách thức tiếp cận với các cá nhân bên ngoài để có được nhiều backlink cũng như lưu lượng truy cập từ những nguồn khác (chẳng hạn như website khác, các mạng xã hội,…)
66. Paid Search (Tìm kiếm có trả phí)
Tìm kiếm có trả phí là việc hiển thị quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm dựa trên các cụm từ hoặc từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm.
Tìm kiếm có trả phí hoạt động dựa trên nguyên tắc trả phí cho mỗi lần nhấp chuột. Nghĩa là bạn sẽ phải trả một mức chi phí nhất định khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.
67. Keyword Research (Nghiên cứu từ khóa)
Nếu là một Ddigital Marketer thì chắc hẳn bạn sẽ chẳng xa lạ gì với thuật ngữ marketing “Nghiên cứu từ khóa”. Nghiên cứu từ khóa là quá trình xác định các cụm từ mà khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm.
Hy vọng sau khi xem xong 67 thuật ngữ marketing trên đây bạn đã có thể củng cố được vốn từ vựng của mình về Marketing cũng như hiểu rõ hơn về các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực Digital Marketing.
Hãy xem xét lại một lần nữa nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ bất cứ thuật ngữ nào nêu trên nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất tại FIEX Marketing để cập nhật kiến thức bổ ích về dịch vụ Marketing nhé!
Bạn đang cần một đơn vị chuyên nghiệp giúp bạn tối ưu các chiến dịch Marketing hiệu quả?Bạn có muốn tăng trưởng doanh số nhanh chóng bằng việc tiếp cận đúng khách hàng, đúng thời điểm?Đội ngũ chuyên gia tư vấn Marketing của FIEX sẽ hỗ trợ và hoạch định chiến lược giúp bạn! Book lịch ngay!