Sự khác nhau giữa chụp MRI toàn thân và PET/CT trong tầm soát ung thư | Vinmec

Không phải chống chỉ định của MRI tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng làm hình ảnh khó quan sát, khi chụp cần thông báo cho kỹ thuật viên và thời gian chụp có thể dài hơn bình thường:

  • Có sử dụng kim loại trong phẫu thuật chỉnh hình, chỉnh xương, …
  • Răng giả hoặc niềng răng
  • Các hình xăm có thể bị nóng rát trong quá trình chụp do có sắt
  • Trường hợp mắc chứng sợ không gian kín, có thể dùng thuốc an thần trước khi chụp
  • Bệnh nhân nhỏ tuổi, kích thích, tăng động

2.4 Chuẩn bị trước khi chụp

+ Trước khi đến cơ sở chụp:

  • Nhịn ăn từ 4-6 tiếng để đánh giá ổ bụng được chính xác nhất
  • Mang theo tài liệu thăm khám trước đó nếu có như siêu âm, phim X-Quang, phim cắt lớp vi tính, …

+ Trước khi vào chụp:

  • Được giải thích kỹ và khai thác thông tin vào bảng câu hỏi để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho người chụp.
  • Thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên các vấn đề sức khỏe đang mắc phải.
  • Cần thay quần áo chụp, đồng thời không mang các vật kim loại vào phòng chụp như: đồ trang sức, kẹp tóc, đồng hồ, kính mắt; máy trợ thính, răng giả, thẻ ATM, điện thoại, …
  • Bố mẹ, người thân khi vào phòng chụp cùng cũng cần loại bỏ tất cả các vật dụng kim loại, điện tử trong người.
  • Trong quá trình chụp, một số trường hợp có thể sẽ phải tiêm thuốc đối quang từ vào tĩnh mạch giúp bác sĩ quan sát được bất thường rõ ràng hơn. Do đó sẽ phải khai thác tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, môi trường, hen, … thông thường thuốc này ít gây tác dụng phụ hơn nhiều so với thuốc cản quang trong cắt lớp vi tính.

+ Trong quá trình chụp:

  • Chụp cộng hưởng từ toàn thân thường được sử dụng ốp tai nghe để giảm tiếng ồn và giúp liên lạc với kỹ thuật viên thực hiện ở phía ngoài phòng chụp khi có nhu cầu, đồng thời được nghe nhạc để thoải mái tinh thần trong quá trình chụp.
  • Người chụp cần giữ nguyên các bộ phận chụp ở tư thế bất động theo yêu cầu của kỹ thuật viên, việc dịch chuyển sẽ làm cho hình ảnh không được rõ nét hay sai lệch ảnh hưởng đến kết quả.
  • Trong quá trình chụp máy sẽ thực hiện nhiều lần quét, mỗi lần quét sẽ có tiếng ồn, nhưng chụp MRI không gây đau đớn gì cho người chụp, có thể cảm thấy hơi nóng nhưng không gây khó chịu nhiều.

+ Sau khi chụp:

  • Người chụp sẽ được hướng dẫn và trợ giúp trở lại phòng thay đồ, mặc lại trang phục bình thường, ngồi nghỉ ngơi tại phòng chờ khoảng 3- 5 phút sau đó có thể di chuyển đến các vị trí cần thăm khám khác. Trường hợp người chụp có phải sử dụng tiêm thuốc thì ngay sau kết thúc chụp sẽ được kỹ thuật viên giúp đỡ đi chuyển đến phòng theo dõi sau khoảng 15 -30 phút, sau đó sẽ được tháo kim tiêm, cố định cầm máu sau rút kim, rồi di chuyển đến phòng thay đồ, mặc lại trang phục.
  • Thời gian trả kết quả cho khách hàng dao động từ 45 phút đến 1 giờ tùy theo độ khó và các bất thường của người chụp.
  • Với những ca khó có thể sẽ cần hội chẩn để đưa ra kết quả chính xác nhất cho bệnh nhân.

Các kết quả có thể xảy ra sau khi chụp cộng hưởng từ toàn thân:

  • Bình thường, hay bất thường không đáng kể: nghĩa là khách hàng khỏe mạnh hoàn toàn hoặc có những bất thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của người khám hay không cần điều trị.
  • Nguy cơ bất thường: có các bất thường cần thêm các cận lâm sàng đánh giá chuyên sâu hay theo dõi thêm.
  • Bất thường rõ rệt: dựa trên kết quả chụp cộng hưởng từ khách hàng có thể dùng để liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện để định hướng điều trị.

2.5 Lợi ích của chụp MRI toàn thân

  • MRI an toàn cho người chụp, đặc biệt chụp toàn thân, nhiều bộ phận do là kỹ thuật không gây xâm lấn và không chứa bức xạ ion hóa.
  • Chất tương phản được tiêm khi chụp MRI ít gây dị ứng hơn nhiều so với chất được dùng trong chụp CT.
  • Có thể chụp được cả mạch máu mà không cần tiêm thuốc
  • Đánh giá được các phần bị che bởi xương, khó quan sát trong các phương pháp chụp khác
  • Phát hiện được các bệnh lành tính và ác tính
  • Giá thành thấp hơn so với chụp PET/CT

2.6 Nguy cơ của chụp MRI

  • Nếu tuân thủ đúng các hướng dẫn an toàn của bác sĩ và kỹ thuật viên thì nguy cơ rủi ro của chụp MRI gần như không có.
  • Nguy cơ dị ứng với thuốc tương phản là rất hiếm xảy ra, nếu có thường nhẹ và dễ được kiểm soát.

Ngoài các ứng dụng trên trong chụp cộng hưởng từ toàn thân còn sử dụng kỹ thuật DWIBS để phân tích và đánh giá trong bệnh lý ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *