Văn hóa phi vật thể được xem như niềm tự hào của Việt Nam. Bởi nó không đơn thuần là nét đẹp văn hóa mà đây còn được xem yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Vậy văn hóa phi vật thể là gì? Cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Di sản văn hóa là gì? Văn hóa phi vật thể là gì?
Di sản văn hóa là gì?
Di sản văn hóa được hiểu nôm na là các sản phẩm bao gồm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử – văn hóa – khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Di sản là những “báu vật” được thiên nhiên ban tặng, là thành quả lao động sáng tạo và giữ gìn của ông cha ta trong suốt nhiều thế kỷ.
Tìm hiểu thêm: Văn hóa phục hưng
Di sản văn hóa vật thể là gì?
Di sản văn hóa vật thể được dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Bao gồm:
+ Di tích lịch sử – văn hóa.
+ Danh lam thắng cảnh.
+ Di vật., cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hóa phi vật thể là gì?
Di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm mang tính chất tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân vật thể và không gian văn hóa liên quan. Những di sản này đều có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học nhất định. Bằng các hình thức như truyền miệng, truyền nghề, trình diễn,… những sản phẩm này đã và đang không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các di sản văn hóa phi vật thể có thể kế đến như:
+ Tiếng nói, chữ viết.
+ Ngữ văn dân gian.
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian.
+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng.
+ Lễ hội truyền thống.
+ Nghề thủ công truyền thống.
+ Tri thức dân gian.
Việc bảo vệ di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào?
Bảo vệ di sản văn hóa không phải là câu chuyện của riêng một cá nhân hay một tổ chức. Mà đây là câu chuyện của cả một cộng đồng dân tộc. Trong quá trình hội nhập, nhịp sống thay đổi không ngừng thì việc bảo vệ các di sản được xem là điều vô cùng cần thiết. Việc này có tác động cũng như ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
+ Lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống của các thế hệ trước.
+ Tạo “tiền đề” để các thế hệ sau tái tạo và phát triển. Nhằm cập nhật nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc.
+ Góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng và di sản văn hóa thế giới nói chung.
+ Phát huy giá trị di sản nhằm tạo cơ hội phát triển du lịch.
+ “Xây dựng” hình ảnh, dấu ấn riêng của đất nước với bạn bè quốc tế.
Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam
Nhã nhạc cung đình Huế
Đây là di sản đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam vào năm 2008. Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” nhưng mãi đến năm 2008 mới chính thức trở thành di sản văn hóa cần được gìn giữ, bảo vệ và phát huy.
Không gian văn hóa cồng chiêng
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Cũng trong năm 2008, không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận hai danh hiệu này.
Dân ca quan họ
Dân ca Quan họ là một trong số những làn điệu dân ca phổ biến của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta. Nó được hình thành ở vùng Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Kinh Bắc xưa là một tỉnh cũ bao gồm 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Tuy nhiên hiện nay người ta nhắc đến quan họ Bắc Ninh nhiều hơn là ở Bắc Giang.
Ca trù
Ca trù là một loại hình diễn xướng bằng âm giai rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Năm 2009, ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Khác với quan họ, ca trù là dạng nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm, nhưng thể văn chương phổ biến nhất là hát nói. Một câu hát ca trù cần có 3 phần chính: đầu tiên “đào” hay “ca nương” sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp, tiếp theo “kép” chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát, cuối cùng “quan viên” đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam vào năm 2013. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ do chính những người lao động ca hát sau khi làm việc mệt mỏi. Không giống như các loại hình kể trên, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau.
Trên đây là một số thông tin xoáy quanh văn hóa phi vật thể là gì? mong rằng qua bài viết bạn có thể nắm rõ được các khái niên về văn hóa phi vật thể cũng như biết thêm các danh sách văn hóa phi vật thể tại Việt Nam được UNESCO công nhận.