KHÁI NIỆM, ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP VÀ TINH CHẤT VẬT LÍ CỦA ANCOL

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa

– Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. – Công thức chung: R(OH)x

2. Phân loại

– Ancol được phân loại theo cấu tạo gốc hiđrocacbon, theo số lượng nhóm hiđroxyl trong phân tử và bậc của ancol.

a. Dựa vào gốc hidrocacbon

– Gốc hidrocacbon no

Ví dụ: CH3-CH2-OH: ancol etylic

– Gốc hidrocacbon không no

Ví dụ: CH2=CH-CH2-OH: ancol anlylic

– Gốc hidrocacbon thơm

Ví dụ: C6H5-CH2-OH: ancol benzylic

b. Dựa vào nhóm chức ancol

– Ancol đơn chức

Ví dụ: CH3-CH2-CH2-OH: ancol propylic

– Ancol đa chức

Ví dụ: HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH: glyxerol

c. Dựa vào bậc ancol

– Ancol bậc 1: R-CH2-OH

Ví dụ: CH3-CH2-CH2-CH2-OH: ancol butylic

– Ancol bậc 2: R-CH(OH)-R’

Ví dụ: CH3-CH(OH)-CH2-CH3: ancol sec-butylic

– Ancol bậc 3: R-C(R’)(OH)-R”

Ví dụ: CH3-C(CH3)(OH)-CH3: ancol text-butylic

II. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP CỦA ANKANOL

1. Đồng đẳng

CH4O CH3OH ancol metylic

C2H6O CH3-CH2-OH ancol etylic

C3H8O … CnH2n+2O (n ≥ 1) dãy đồng đẳng của ancol etylic (ankanol).

– Khái niệm: Ankanol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có 1 nhóm -OH liên kết với gốc hidrocacbon no.

– Công thức tổng quát: CnH2n+1OH (n ≥ 1).

2. Đồng phân

CnH2n+2O có 2 đồng phân cấu tạo:

– Ancol no, đơn chức, mạch hở. Công thức tính đồng phân: 2n-2 (1

+ Đồng phân mạch cacbon

+ Đồng phân vị trí nhóm -OH

– Ete no, đơn chức.

3. Danh pháp

a. Tên thông thường

Cách gọi: ancol (rượu) + Tên gốc hiđrocacbon + ic

* Lưu ý: Một số ancol có tên riêng cần nhớ:

CH2OH-CH2OH Etilenglicol

CH2OH-CHOH-CH2OH Glixerin (Glixerol)

CH3-CH(CH3)-CH2-CH2OH Ancol isoamylic

a. Tên thay thế

Cách gọi: số thứ tự nhánh + tên nhánh + tên hiđrocacbon tương ứng + số chỉ vị trí nhóm OH + ol

Ví dụ|: Từ C4H10O viết các đồng phân ancol và gọi tên

Số đồng phân ancol là 2n-2 = 4 => C4H10O có 4 đồng phân ancol

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH: butan-1-ol (ancol butylic) CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3 : butan-2-ol (ancol sec-butylic) CH3 – CH(CH3) – CH2 – OH : 2-metylpropan-1-ol (ancol iso-butylic) CH3 – CH(CH3)(OH) – CH3 : 2-metylpropan-2-ol (ancol text-butylic)

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

1. Trạng thái

– Từ C1 đến C12 là chất lỏng, từ C13 trở lên là chất rắn.

2. Nhiệt độ sôi

– So với các chất có M tương đương thì nhiệt độ sôi của: Muối > Axit > Ancol > Anđehit > Hiđrocacbon, ete và este…

– Giải thích: nhiệt độ sôi của một chất thường phụ thuộc vào các yếu tố:

+ M: M càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

+ Độ phân cực của liên kết: liên kết ion > liên kết cộng hóa trị có cực > liên kết cộng hóa trị không cực.

+ Số liên kết hiđro: càng nhiều liên kết H thì nhiệt độ sôi càng cao.

+ Độ bền của liên kết hiđro: liên kết H càng bền thì nhiệt độ sôi càng cao.

3. Độ tan

– Ancol có 1, 2, 3 nguyên tử C trong phân tử tan vô hạn trong nước.

– Ancol có càng nhiều C, độ tan trong nước càng giảm vì tính kị nước của gốc hiđrocacbon tăng.

* Nhận xét:

– Khi mạch C càng lớn thì nhiệt độ sôi của ancol càng tăng và khả năng tan trong nước càng giảm.

Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *