Bài viết này được biên soạn bởi Tiếng Anh Mỗi Ngày, nơi phát triển Chương trình luyện thi TOEIC số 1 hiện nay.
Bạn đang đọc: Ok man nghĩa là gì – sentayho.com.vn
Mỗi khi muốn nhấn mạnh thêm cho lời nói của mình, bạn thường làm gì? Như khi muốn tỏ ý chấp nhận, đồng ý với môt điều người khác nói, bạn có làm ký hiệu LIKE hay làm OK không?
Nếu có thì tại sao? Vì bạn nghĩ những cử chỉ đó mọi người đều hiểu giống nhau (tức là giống bạn)?
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của Ngôn Ngữ Cơ Thể!
Nghĩ lại đi Vì nếu đã gọi là “ngôn ngữ” thì đó cũng chỉ là những quy ước giữa người với người trong cùng một cộng đồng. Mà “quy ước” thì mỗi văn hóa sẽ mỗi khác. Cùng Tiếng Anh Mỗi Ngày đi tìm hiểu đâu là những cử chỉ của người Việt có thể khiến người nước ngoài hiểu nhằm, hoặc ngược lại nha.
Đang xem: Ok man nghĩa là gì
Nơi mà dấu OK không hề OK chút nào
Ở Mỹ và nhiều nước phương Tây, ký hiệu OK mang nghĩa “okay”. Việt Nam giống với các nước đó và hiểu ký hiệu đó là “ổn”, “không vấn đề gì hết”. Tuy nhiên, nếu bạn dùng nó ở nhiều nước khác thì sẽ không “ổn” tí nào hết và còn gây ra nhiều sự hiểu lầm không đáng có.
Ở Nhật: xin tiền Ở Hy Lạp: ám chỉ đối phương là “gay” Ở Đức, Brazil, và Nga: đang chửi đối phương Ở Pháp: là số 0
Và nếu bạn đang nghĩ làm dấu này ở Pháp thì ít rắc rối, nghĩ lại đi! Giả sử bạn đang đi ăn ở nhà hàng và người đầu bếp hoặc người bồi bàn đến hỏi bạn bữa ăn thế nào rồi. Không muốn vừa ăn vừa nói, bạn ra dấu OK để người kia hiểu là bữa ăn rất ngon. Hãy thử tưởng tượng xem người đó hiểu gì nào? Hoặc là họ không hiểu gì hết, hoặc là họ sẽ hiểu rằng bữa ăn này chỉ đáng 0 điểm.
Có thật là okie hết rồi không?
Không phải OK lúc nào cũng là “OK, ổn rồi”. Ở nhiều nước, hành động này sẽ khiến gây hiểu nhằm hoặc tệ hơn là khiến đối phương nghĩ bạn đang chửi họ rất nặng nề.
Nơi mà dấu hiệu chiến thắng (V) có thể biến bạn thành kẻ không ra gì
Bạn có hay dùng ngón trỏ và ngón giữa để tạo thành chữ V mỗi khi chụp hình? Vậy bạn có biết nó mang nghĩa là gì không? “Chào” ( V = số 2 = Hi!) hay là “V for Victory” = “Chiến thắng”?
Ở Mỹ và Anh, dấu V trở nên phổ biến và mang nghĩa “Victory” sau khi thủ tướng Anh Winston Churchill thường xuyên dùng nó để diễn đạt ý “chúng ta đã chiến thắng kẻ thù” trong thế chiến thứ 2. Riêng ở Mỹ thì biểu tượng này có thêm một nghĩa khác là “hòa bình”.
Tuy nhiên, biểu tượng V chỉ mang nghĩa trên nếu bạn để lòng bàn tay hướng ra ngoài. Nếu đang ở Anh hay Úc mà bạn vô thức để lòng bàn tay úp vào trong thì xem như bạn đang rước họa vô thân – vì khi đó V = up yours = một từ dùng chửi người khác rất nặng, tương đương từ “f*** you” vậy.
Khi làm dấu “V” nhớ chú ý lòng bàn tay nhé!
V = Chiến thắng (Victory) hoặc Hòa bình (Peace) – với điều kiện là lòng bàn tay mở ra ngoài. Nếu úp lòng bàn tay vào trong khi làm dấu V thì sẽ hàm ý đang chửi người đối diện rất nặng nề.
Năm 1992, tổng thống George Bush Sr. Bush Sr. đến Úc và trong khi đang đi dạo bằng xe hơi quanh thủ đô, ông bắt gặp một nhóm nông dân đang đứng biểu tình gần đó để phản đối về chính sách trợ cấp của Mỹ. Từ trong xe, ông làm ký hiệu V như muốn nói “hòa bình thôi”, hay “chúng ta hãy làm hòa với nhau đi”. Nhưng ông lại úp ngược tay vào trong, và chắc các bạn cũng hiểu được hậu quả để lại.
Bắt chéo hai ngón tay vào nhau, chỉ là đang chúc nhau thôi mà
Ngược lại với hai ký hiệu trên, ký hiệu này khiến người Việt Nam chúng ta cảm thấy bị xúc phạm nhưng nó lại được người bản xứ ở các nước nói tiếng Anh dùng nhiều.
Trong tiếng Anh, để chúc người khác may mắn, người ta sẽ dùng thành ngữ là “keep your fingers crossed”, “cross your fingers”, hay chỉ đơn thuần là “fingers crossed”. Xét về nghĩa đen, 3 cụm trên đều mang nghĩa “bắt chéo ngón tay”.
Và đó cũng chính là lý do mà ta người Anh, Mỹ sẽ làm dấu này mỗi khi họ muốn chúc ai đó may mắn hoặc để mong một điều gì đó sẽ thành hiện thực.
“Bắt chéo ngón tay” hay “keep your fingers crossed” mang nghĩa “chúc may mắn” trong tiếng Anh nhưng lại không may có nghĩa tiêu cực trong văn hóa Việt Nam.
Tìm hiểu thêm: Phân tích quang phổ FTIR
I wish you good luck!
Và họ cũng có thể vô thức dùng nó khi nói chuyện với người Việt Nam chúng ta. Hãy tưởng tượng bạn cùng đối tác nước ngoài chào tạm biệt nhau sau một buổi gặp mặt làm ăn. Trước khi đi, họ lịch sự chúc bạn may mắn – bằng ngôn ngữ cơ thể. Đừng shock! Hãy nhẹ nhàng giải thích với họ là cử chỉ này không nên dùng ở Việt Nam vì nó thể hiện cho cái-mà-ai-cũng-biết-là-cái-gì-đó.
Tuần qua trên sentayho.com.vn có gì Hot!?
Bài Blog về Sự hòa hợp giữa Chủ ngữ và Động từ:
Bạn đã phân biệt được chủ ngữ nào ở số ít, chủ ngữ nào ở số nhiều chưa?
Kích để đọc thêm
Phrasal Verb thông dụng về chủ đề Lái xe
Không giúp các bạn lái xe tốt hơn nhưng chắc chắn sẽ giúp các bạn biết cách nhờ vả người khác lái xe đến đón mình!
Kích để đọc thêm
Mẫu câu dùng để Thuyết trình bằng tiếng Anh
Bạn sắp phải có một bài thuyết trình bằng tiếng Anh. Bạn đã có nội dung cần nói nhưng lại không biết nên liên kết bài như thế nào?
Kích để đọc thêm
>>>>>Xem thêm: [Feedback là gì?] Tất tần tật về Feedback mà bạn cần biết!
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này ^^
Nếu thích thì các bạn nhớ ấn LIKE hay SHARE để ủng hộ và giúp Tiếng Anh Mỗi Ngày có thêm động lực để viết bài ngày càng hay hơn nhé ^^
Học thử (miễn phí) ở Tiếng Anh Mỗi Ngày
L à một chương trình học và luyện thi TOEIC hàng đầu hiện nay, Tiếng Anh Mỗi Ngày cung cấp cho bạn một lộ trình học tập rõ ràng, và giải thích chi tiết cho từng câu luyện tập.
Bạn cũng sẽ được trang bị tất cả những kiến thức ngữ pháp, từ vựng cần thiết để đạt được kết quả TOEIC bạn muốn.
(Xem Kết quả thi TOEIC mới nhất của các bạn học viên và Những lời khen của học viên dành cho chương trình)