Việc Làm Quản Lý
Bạn đang đọc: General Manager là gì? Chức năng – nhiệm vụ của một Tổng quản lý
1. Bạn có biết General Manager là gì?
Nếu “quăng” cụm từ này lên trên mạng hoặc trên các hệ thống từ điển điện tử Anh – Việt, có thể bạn sẽ nhận được nhiều thông tin khá “rối”. Nhìn chung, trước hết hãy cứ hiểu nôm na General Manager là chức vụ của một tổng quản lý/tổng giám đốc nhé.
1.1. Hiểu chính xác về General Manager
Trong một tổ chức doanh nghiệp, người ta sử dụng thuật ngữ General Manager để chỉ một chức vụ mang tên Tổng quản lý. General Manager có thể là người trực tiếp đưa ra những quyết định về công ty, hoạch định và thiết lập các chiến lược, kế hoạch. Xây dựng luồng công việc cho các phòng ban, bộ phận và giám sát tất cả những vấn đề liên quan đến lãi – lỗ và quản lý những vấn đề hàng ngày trong doanh nghiệp.
Trên thực tế, chức danh này không hoàn toàn có mặt ở mọi doanh nghiệp. Tùy vào quy mô và cơ cấu tổ chức nhân sự của doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ, những trách nhiệm liên quan đến General Manager cũng có thể được kiêm nhiệm bởi một CEO (Giám đốc điều hành).
Trong cơ cấu của ngành công nghiệp kinh doanh lưu trú, điển hình là các khách sạn thì General Manager chính là chức vụ cao nhất. Họ không làm việc dưới quyền của một CEO, chính họ là những người ra quyết định, quản lý và vận hành toàn bộ những hoạt động liên quan đến tài chính, nhân sự, dịch vụ cung cấp và hàng loạt các vấn đề khác của khách sạn. Kết quả làm việc của General Manager trong khách sạn có thể được thiết lập cụ thể để báo cáo chi tiết với chủ tịch (nếu có) hoặc nhà đầu tư.
1.2. General Manager khác hoàn toàn với General Director
Khi tìm hiểu General Manager là gì? Bạn có thể bắt gặp thường xuyên một thuật ngữ khác, đó chính là General Director. Nhiều ý kiến cho rằng hai thuật ngữ này tương đồng về mặt ý nghĩa và có thể sử dụng để thay thế cho nhau. Nhưng trên thực tế, chúng khác nhau hoàn toàn. General Director có thể được hiểu đơn giản là một CEO (Giám đốc điều hành) trong một tổ chức nhất định. Nhưng tổ chức đó không chỉ giới hạn ở một doanh nghiệp, đó có thể là tổ chức chính phủ, phi chính phủ,… Chính vì khá chung chung, General Director được sử dụng khác nhau trong mỗi trường hợp, mỗi quốc gia cụ thể trên thế giới.
Theo tìm hiểu, General Director làm việc dưới quyền của HĐQT (hội đồng quản trị). Họ chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc báo cáo kết quả hoạt động cũng như kết quả thực hiện chiến lược, nhiệm vụ đã được phân công.
Nhìn chung, General Manager và General Director khác nhau ở khá nhiều điểm. Ở nhiều tổ chức, General Manager là chức vụ làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát của một General Director. Theo đó, hai chức danh này khác nhau về cả tầm nhìn, cấp độ quản lý, việc xây dựng kế hoạch, và cả quy trình làm việc. Ở hầu hết các tiêu chí này, General Manager thường là chức vụ không “cao” bằng General Director.
1.3. Một số chức danh liên quan đến General Manager
Nhắc đến từ khóa “Tổng quản lý” hay “Tổng giám đốc”,… có một số chức danh khác General Manager liên quan, bao gồm:
+ Điều hành kinh doanh (BOG): Là một chức vụ nằm trong phạm vi cấp C. Điều hành kinh doanh có vai trò quản lý cho toàn bộ hoạt động liên quan đến việc thiết lập các chiến dịch phát triển, sáng tạo các chương trình kinh doanh,… và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện cho CEO.
+ Giám đốc nhân sự (HRM): Là chức danh chịu trách nhiệm giám sát, hỗ trợ và hướng dẫn toàn bộ sự cung cấp về chính sách, cơ chế liên quan đến nhân sự trong một tổ chức doanh nghiệp.
+ Quản lý cửa hàng (SM): Là cá nhân có nhiệm vụ theo dõi tất cả hoạt động xảy ra hàng ngày trong một cửa hàng. Mục tiêu của quản lý cửa hàng là nhằm đảm bảo cho những hoạt động được vận hành một cách hiệu quả và thuận lợi. Công việc chính của họ là tạo động lực, thúc đẩy và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng, xây dựng chính sách, chương trình bổ sung, tuyển dụng, phỏng vấn, hướng dẫn nhân sự mới.
2. Chức năng và nhiệm vụ của General Manager
Hiểu cơ bản về chức danh General Manager, chúng ta cũng có thể nhận ra chức vụ cao cấp này hẳn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ và có chức năng lớn trong doanh nghiệp. Cụ thể General Manager trong các doanh nghiệp và khách sạn làm gì?
2.1. Chức năng và nhiệm vụ chung
Chức năng và nhiệm vụ của General Manager không giống nhau, vì điều này có thể phụ thuộc khá nhiều về cách thức hoạt động cũng như quy mô của từng doanh nghiệp. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm và đảm đương các công việc khá đa dạng. Nhìn chung, bao gồm những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Theo sát và quản lý toàn bộ hoạt động của các phòng ban/bộ phận. Đảm bảo cho từng bộ phận vận hành theo đúng mục tiêu, tầm nhìn và kế hoạch hành động của doanh nghiệp đã đề ra.
+ Giám sát, nhìn nhận và đánh giá hiệu quả, kết quả công việc của các phòng ban/bộ phận. Đánh giá khái quát từ chung cho đến đánh giá cụ thể từng thành viên trong bộ phận đó.
+ Phân tích, tổng hợp và nhìn nhận khách quan các mục tiêu đã đạt được. Thực hiện việc xem xét, tinh chính và ra quyết định về các giải pháp hỗ trợ các vấn đề chưa được xử lý hoặc còn mang tính hạn chế.
+ Tiếp nhận và trực tiếp xử lý các tình huống, trường hợp, vấn đề, sự cố bất ngờ xảy ra trong các doanh nghiệp.
Có thể thấy, thông qua những chức năng và nhiệm vụ chung, General Manager hẳn là một vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể ví như “cơ quan đầu não” trong một tổ chức doanh nghiệp. Quyền hạn của General Manager được gắn liền với những trách nhiệm từ quản trị, nhân sự, kinh doanh, Marketing, hoạch định phát triển cho đến báo cáo, tài chính, ngân sách,.. quản lý mọi hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.
2.2. General Manager làm gì trong khách sạn?
Như đã đề cập ngay từ đầu, khác với General Manager trong các doanh nghiệp, có thể được giám sát và làm việc dưới quyền của một CEO (Giám đốc điều hành). Tuy nhiên trong ngành công nghiệp khách sạn, họ có thể là một chức vụ tương đương với CEO, là người chịu hoàn toàn các khía cạnh liên quan đến sự phát triển và lớn mạnh của một khách sạn. Cụ thể, nhiệm vụ của họ như sau:
+ Trực tiếp xây dựng và thiết kế các chương trình, kế hoạch, chiến lược kinh doanh định kỳ theo thời gian cho khách sạn (Tuần/tháng/quý/năm).
+ Chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn đề lãi – lỗ của khách sạn, chiến lược tiếp thị quảng cáo, kinh doanh, quản lý ngân sách của khách sạn.
+ Tối ưu hóa lợi nhuận của khách sạn bằng việc giám sát, quản lý và theo dõi toàn bộ hoạt động, kết quả làm việc của các bộ phận, phòng ban, nhằm đảm bảo sự vận hành trơn tru cho khách sạn.
+ Tiếp nhận và theo sát thực trạng kinh doanh của khách sạn. Thực hiện công tác nghiên cứu, phát triển, tìm hiểu mong muốn, thị hiếu của thị trường nói chung, khách hàng nói riêng, nhằm hỗ trợ quá trình đưa ra các quyết định làm mới, hoặc thay đổi các chiến lược phát triển sao cho phù hợp.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ cung cấp. Thiết kế chương trình cụ thể để đào tạo, hướng dẫn, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của khách sạn.
+ Trực tiếp là người đại diện, thay mặt cho khách sạn đón tiếp, phục vụ đặc biệt cho các khách hàng VVIP, VIP.
+ Trực tiếp “ra mặt” và giải quyết các khiếu nại, phàn nàn, sự cố mà khách hàng gặp phải trong trường hợp nhân viên khách sạn không thể xử lý được.
+ Xây dựng chương trình bổ sung nhân sự, trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn nhân sự mới cho khách sạn ở các vị trị cấp cao (quản lý).
+ Chủ động xây dựng môi trường, văn hóa làm việc hiện đại, thân thiện, đề cao sự đoàn kết để đảm bảo về các mặt quyền lợi, chế độ cho toàn thể nhân viên trong khách sạn.
+ Tiếp nhận các báo cáo về thực trạng, tình hình mua bán vật tư thiết bị, tài sản trong khách sạn. Trực tiếp xem xét và phê duyệt các hoạt động mua sắm tài sản trong khách sạn.
+ Trực tiếp chủ trì trong các cuộc họp đột xuất hoặc họp thường kỳ đối với các bộ phận hoặc toàn thể khách sạn.
+ Xây dựng các báo cáo chi tiết về vấn đề kinh doanh, tài chính, khách hàng, lợi nhuận, doanh thu,… những vấn đề liên quan cho người đứng đầu khách sạn (chủ khách sạn hoặc chủ đầu tư).
General Manager có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, khá đa dạng tùy thuộc vào từng mô hình khách sạn cụ thể. Chẳng hạn như, General Manager ở khách sạn 3 sao sẽ khác với General Manager ở khách sạn 5 sao. Tuy nhiên nhìn chung, General Manager ở môi trường làm việc khách sạn được ví như “người cầm cờ” đi đầu và chịu trách nhiệm vận hành toàn bộ khách sạn vậy!
Tìm việc làm admin manager
2.3. Mức lương của General Manager tại Việt Nam
Nhìn vào chức năng và nhiệm vụ của một General Manager, có thể thấy, họ có trọng trách rất lớn lao trong một doanh nghiệp, đặc biệt là trong một khách sạn. Những trách nhiệm của họ cũng là cơ hội giúp các General Manager nhận về được quyền lợi tương ứng, đó là mức thu nhập. Tại nước ta, bạn có thể nhìn thấy tin tuyển dụng General Manager cho một doanh nghiệp với mức lương từ 20 – 50 triệu đồng.
Đối với ngành khách sạn, vị trí này được trả lương tương ứng với từng loại hình, cấp độ quy mô của khách sạn như sau: 15 – 20 triệu đồng với khách sạn 2 sao; 20 – 40 triệu đồng với khách sạn 3 sao; 40 – 80 triệu đồng với khách sạn 4 sao. Đa phần, người Việt không giữ chức vụ General Manager ở các khách sạn 5 sao, mà chủ yếu là nhân sự người nước ngoài. Một số khách sạn 5 sao trả lương cho vị trí này ở khoảng trên dưới 70 triệu đồng.
3. Phẩm chất của một General Manager “bậc thầy”
+ Năng lực lãnh đạo: Là một “thuyền trưởng” của tổ chức, chắc chắn các General Manager cần có năng lực lãnh đạo bậc thầy. Am hiểu kỹ năng lãnh đạo, General Manager sẽ biết cách phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban, bộ phận, xây dựng các chiến lược và kế hoạch hành động hiệu quả, cụ thể, mang lại kết quả cao. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ thuật mà còn là một nghệ thuật của General Manager. Một General Manager có nghệ thuật lãnh đạo đỉnh cao, sẽ đóng vai trò như một người có tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp.
+ Kỹ năng “dụng nhân”: Tất nhiên rồi, là một người lãnh đạo thuộc hàng cấp cao. General Manager phải biết kết hợp các kỹ năng mềm, sự tinh tế, kiến thức xã hội,… để áp dụng trong quá trình nhìn người, hiểu được tâm lý nhân viên và đặc biệt là biết lắng nghe, quan sát, rút ra điểm mạnh điểm yếu của họ. Từ đó, biết giao cho họ trách nhiệm gì?
+ Kỹ năng ra quyết định: Là cá nhân chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động liên quan đến tổ chức. Nếu không sở hữu kỹ năng ra quyết định, General Manager sẽ không còn là General Manager nữa. Đặc biệt trong một vài trường hợp và tình huống, General Manager cần ra quyết định nhanh chóng để đưa tổ chức về trạng thái ổn định nhất.
+ Năng lực thuyết phục – đàm phán: Kỹ năng này giúp các General Manager đạt được các mục đích cá nhân và mục tiêu tập thể trong quá trình truyền đạt, nói chuyện, giao tiếp với cả nhân viên cấp dưới và những người ở cấp cao hơn.
Tìm việc làm quản lý hành chính
+ Có tầm ảnh hưởng lớn: General Manager phải là người có tầm ảnh hưởng. Nó thể hiện qua kết quả làm việc, phong cách, thái độ, sự chuyên nghiệp, ý chí, nguồn năng lượng bên trong,… Điều này có thể là cách giúp nhân viên của bạn có thêm nhiều động lực làm việc.
+ Trách nhiệm cao trong công việc: Dĩ nhiên! Một tổng quản lý nói chung phải đảm đương nhiều chức năng, nhiệm vụ lớn. Đôi khi là ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đó chính là lý do General Manager cần hiểu trách nhiệm của mình để không phạm phải sai lầm.
+ Sáng tạo, nhiệt huyết và tận tâm: Sáng tạo các kế hoạch phát triển, nhiệt huyết vì một tổ chức phát triển, và tận tâm từ nhiệm vụ nhỏ nhất cho đến những nhiệm vụ lớn lao nhất.
General Manager là gì? Hãy bắt đầu lộ trình phát triển bản thân ngay hôm nay nếu bạn có những phẩm chất phù hợp với vị trí này nhé!
>>>>>Xem thêm: Nghĩa Của Từ Slasher Là Gì, Nghĩa Của Từ Slasher, 7 Dòng Phim Kinh Dị Phổ Biến