Luật kế toàn là gì? Vài trò và ý nghĩa luật kế toán với doanh nghiệp

Luật kế toán là tổng thể những quy định bắt buộc về nội dung công tác, tổ chức bộ máy, người làm kế toán, những hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

Luật kế toán do các cơ quan ban ngành nhà nước đặt ra nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, kế toán đồng thời giúp nhà nước dễ dàng quản lý mọi hoạt động.

1.1 Đối tượng áp dụng luật kế toán

Các đối tượng áp dụng luật kế toán gồm:

  • Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
  • Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
  • Người làm công tác kế toán.
  • Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
  • Tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

1.2 Vai trò và ý nghĩa của luật kế toán đối với doanh nghiệp

Bộ phận kế toán là bộ phận nòng cốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp, vì thế, luật kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Với những quy định, quy tắc được các cơ quan nhà nước ban hành giúp công tác kế toán và hoạt động quản lý của doanh nghiệp được chặt chẽ, đúng quy định.
  • Thông qua những quy định của luật kế toán, doanh nghiệp xác định được những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định để tuân thủ.
  • Đồng thời, các sổ sách kế toán được chuẩn mực và giúp doanh nghiệp, nhà nước dễ dàng theo dõi, quản lý để dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
  • Luật kế toán còn là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.

1.3 Nghĩa vụ của doanh nghiệp với cơ quan thuế

Sau khi thành lập, mỗi doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện những quy định từ các cơ quan thuế dựa theo từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Dựa vào ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động, loại hình doanh nghiệp và cả vốn điều lệ khi đăng ký thành lập mà mỗi doanh nghiệp chịu những mức thuế khác nhau. Trong đó, các loại thuế doanh nghiệp bắt buộc phải nộp là: thuế môn bài, thuế GTGT (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế sẽ được chính quyền bảo vệ quyền lợi pháp lý chính đáng và được tạo điều kiện để kinh doanh thuận lợi.

Việc thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ không chỉ giúp doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ mà còn là thể hiện đạo đức kinh doanh cũng như tăng uy tín, hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đối với các đối tác trong nước cũng như với nước ngoài. Từ đó tạo nên những lợi thế cạnh trạnh cũng như những cơ hội kinh doanh khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *