Pháp luật là một trong những công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước và việc thực thi pháp luật là việc nắm giữ vai trò trọng tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những kiến thức liên quan đến vấn đề này.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Thực thi pháp luật là gì?
Thực thi pháp luật là gì?
Thực thi pháp luật là một hệ thống mà một số thành viên của xã hội hành động theo một phong các có tổ chức để thực thi pháp luật bằng cách khám phá, ngăn chặn, phục hồi hoặc trừng phạt những người vi phạm luật lệ và các quy tắc chi phối xã hội đó.
Cũng có thể hiểu, thực thi pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định với yêu cầu của pháp luật tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
– Thực thi pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng mổ thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật câm.
– Từ việc hiểu thực thi pháp luật là gì có thể rút ra được các đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật, cụ thể:
+ Thực thi pháp luật được tiến hành bởi nhiều chủ thể với nhiều cách thức khác nhau.
+ Thực thi pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
– Thực thu pháp luật bao gồm các giai đoạn chính được xác định cụ thể như sau:
+ Giai đoạn đầu tiên: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (đây được gọi là quan hệ pháp luật).
+ Giai đoạn tiếp theo: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
Thứ nhất: Về bản chất
– Tuân thủ pháp luật: Là việc thực hiện pháp luật mang tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.
– Thi hành pháp luật: là hành vi hành động được thực hiện một cách chủ động và tích cực.
– Sử dụng pháp luật: là được thể hiện dưới hình thức hành vi hành động và hành vi không hành động.
– Áp dụng pháp luật: Là các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là hành vi hành động hoặc hành vi không hành động tùy quy định pháp luật cho phép.
Thứ hai: Đối với chủ thể thực hiện
– Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể.
– Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể.
– Sử dụng pháp luật: Cán bộ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Áp dụng pháp luật: Mọi chủ thể.
Thứ ba: Đối với hình thức thể hiện
– Tuân thủ pháp luật: Thường được thể hiện dưới hình thức cấm đoán.
– Thi hành pháp luật: Thường được thể hiện dưới hình thức quy phạm bắt buộc.
– Sử dụng pháp luật: Thể hiện ở tất cả các loại quy phạm khác nhau do nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.
– Áp dụng pháp luật: Thường được thể hiện dưới hình thức quy phạm trao quyền.
Thứ tư: Tính bắt buộc
– Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật:
Mang tính bắt buộc thực hiện, theo đó chủ thể phải thực hiện theo những quy định của pháp luật mà không có sự lựa chọn khác.
– Áp dụng pháp luật: Chủ thể thực hiện theo ý chí của mình mà không có sự ép buộc thực hiện.
Những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật
Nhằm để hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay được hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết về pháp luật và ý thức của chủ thể pháp luật. Bên cạnh đó, cũng có thể khái quát một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật, cụ thể:
– Các thông tin pháp luật cần được đăng tải trên các trang thông tin điện tử chính thống của Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Cần có những buổi họp báo, thông báo cho báo chí về các văn bản pháp luật mới được ban hành nhằm nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và các nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật.
– Có thể tư vấn và hướng dẫn người dân tìm hiểu pháp luật, cung cấp các thông tin và tài liệu pháp luật miễn phí cho người dân cũng được khuyến khích.
– Một số biển pháp cũng khá phổ biến đó chính là kết hợp với việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trực tiếp tại các địa phương hoặc trực tiếp thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính hay hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, Thực thi pháp luật là gì? Đã được chúng tôi trả lời trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nêu một số nội dung liên quan đến vấn đề thực thi pháp luật. Chúng tôi mong rằng với một số nội dung đã trình bày sẽ giúp ích được quý bạn đọc.