SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế; được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 Ngân hàng trên 15 nước tham gia. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, việc phát triển hoạt động thanh toán nói chung và TTQT nói riêng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Trung ương ở các nước trên thế giới do những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay; Việt Nam cũng không ngừng tìm các biện pháp thúc đẩy hoạt động này. Trong hoạt động TTQT, hầu hết các Ngân hàng thương mại ở nước ta đã tham gia vào SWIFT và liên tục được SWIFT củng cố, cập nhật những thay đổi liên quan đến hệ thống thanh toán của các thành viên SWIFT trên thế giới. Đối với các Ngân hàng thương mại; thuật ngữ SWIFT – gắn với hoạt động TTQT – được sử dụng rất phổ biến.
Hệ thống SWIFT là gì?
SWIFT là một hiệp hội mà thành viên là các Ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi Ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. SWIFT giúp các Ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code. Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message; là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các Ngân hàng và tổ chức tài chính.
Để trở thành thành viên của SWIFT, các ngân hàng và tổ chức tài chính phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện; bao gồm các văn bản theo yêu cầu của SWIFT và hệ thống kết nối phổ biến nhất.
Phương châm hoạt động
Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng chứ không phải là lợi nhuận. Tuy nhiên trên thực tế, sự phát triển trong kinh doanh của SWIFT là một con số rất lớn. Một bài toán nhỏ để có thể tính được doanh thu 1 ngày của SWIFT trung bình ít nhất là 200 triệu USD (60.000 định chế tài chính tham gia x trung bình 10.000 USD/tháng); giá một bức điện SWIFT trung bình là 0.25USD/điện; giá này tùy thuộc vào lượng điện giao dịch 1 ngày và hệ thống phiên bản ứng dụng SWIFT đang sử dụng.
Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của SWIFT rất cao; hacker chưa bao giờ tấn công được vào hệ thống này. Trong hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại; các phương tiện truyền tin chủ yếu được sử dụng gồm: Thư tín, telex và SWIFT. Thư tín là phương tiện truyền tin từ khi mới hình thành nghiệp vụ TTQT. Đến nay, phương tiện này vẫn còn đang được sử dụng nhưng không phổ biến.
Hiện trạng sử dụng hệ thống SWIFT tại Việt Nam
Ở Việt Nam, một số ngân hàng vẫn sử dụng phương tiện này trong những trường hợp đặc biệt như: không sử dụng Telex hoặc chưa được phép tham gia hệ thống SWIFT. Telex là phương tiện công cộng nên bản thân nó không an toàn; chưa có một chuẩn chung cho các giao dịch TTQT.
Hiện nay các ngân hàng ít sử dụng phương tiện này trong TTQT mà chỉ sử dụng như 1 phương tiện thay thế trong trường hợp trục trặc về đường truyền cáp quang. Trong khi đó, truyền thông tin qua SWIFT rất hiệu quả; hầu như khắc phục được những nhược điểm của hai phương tiện truyền thông trên. Đây là phương tiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Phương tiện này không những áp dụng cho TTQT mà còn cho thanh toán trong nước: 1 số mẫu điện thanh toán như MT103, MT202…
Ưu điểm của hệ thống
Các ngân hàng trên thế giới đều sử dụng hệ thống SWIFT do những ưu điểm vượt trội của của nó:
Tuy SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin TTQT chính nhưng không phải là phương tiện duy nhất; Ngân hàng vẫn có thể sử dụng các phương tiện truyền tin khác. Trong trường hợp chuyển bộ chứng từ TTQT tới ngân hàng ở Myanma vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng SWIFT để chuyển được do ngân hàng đó chưa tham gia vào hệ thống SWIFT. Hoặc khi chuyển một bức điện tới ngân hàng ở đó cũng vậy; người ta vẫn phải sử dụng phương tiện truyền tin bằng thư tín.
Địa chỉ SWIFT
Mỗi ngân hàng tham gia vào SWIFT đều được xác định bởi một địa chỉ BIC (Bank Identifier Code – BIC) cụ thể. Thông qua địa chỉ này; các ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp. Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các ngân hàng độc lập; và loại 11 ký tự dùng cho các chi nhánh. Ngoài ra không có loại nào khác. Kết cấu của địa chỉ SWIFT gồm hai loại:
Loại 8 ký tự:
XXXX XX XX
Bank Country area
Code Code Code
Ví dụ: Địa chỉ BIC của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, Trụ sở chính, Hà Nội.
ABBK VN VX
Code Code Code
NH An Bình Việt Nam Hà nội
Loại 11 ký tự: Là địa chỉ SWIFT thường được dành cho các chi nhánh giống như loại 8 ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt chi nhánh.
XXXX XX XX XXX
Bank Country Area Branch
Code Code Code Code
Một số mã SWIFT của các Ngân hàng tại Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – VietinBank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – MBBank
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB
Mỗi ngân hàng đều có một mã SWIFT riêng, và bạn cần hiểu rõ cách nhận biết các mã SWIFT thông qua quy ước đặt tên này. Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ thống SWIFT và mã SWIFT của một số Ngân hàng tại Việt Nam. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật những tin tức mới nhất ngành Ngân hàng.