Tử cung lạnh có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thụ thai? – Tử cung lạnh có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thụ thai?

Theo y học, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn là tử cung lạnh.

1. Tử cung lạnh là gì?

Theo y học, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn là tử cung lạnh. Hiểu theo cách đơn giản, tử cung lạnh là tình trạng năng lượng dương không thể làm ấm cơ thể, mạch máu tử cung co thắt lại khiến tử cung thiếu máu nuôi, gây khó rụng trứng và thụ thai thành công.

Y học cổ truyền chú trọng đến sự cân bằng âm và dương. Năng lượng dương chính là sự ấm áp, nóng và nổi trội ở pha sau của nửa sau chu kỳ kinh nguyệt. Đây là thời gian năng lượng dương sẽ làm ấm cơ thể, giúp lưu thông máu và tạo điều kiện để trứng rụng và đậu bám vào thành tử cung. Nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt chính là pha dương. Sau khi trứng và tinh trùng thụ thai, progesterone (hormone dương) khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, hỗ trợ bào thai đậu bám vào tử cung và phát triển.

Trong tử cung lạnh, lớp lót tử cung không đáp ứng thích hợp với hormone dương hay progesterone. Mạch máu cung cấp cho tử cung co thắt lại và khiến tử cung thiếu máu.

Vì thế, nếu cơ thể bạn bị thiếu năng lượng dương, máu nuôi tử cung sẽ giảm đi, khiến những tế bào máu chết sẽ tích tụ lại nhiều hơn và ngăn chặn dòng máu nuôi khác đến tử cung. Khi tử cung thiếu độ ấm, nang trứng sẽ không thể trưởng thành hoàn toàn được.

Cho dù nang trứng có thể trưởng thành, khả năng trứng sẽ không rụng nếu không có đủ năng lượng dương. Vì vậy việc thụ thai khó thành công. Khi quá trình thụ thai xảy ra, bào thai có khoảng 1 tuần để đậu bám vào tử cung. Hiện tượng này sẽ giúp bào thai liên kết trực tiếp với các mạch máu, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bào thai phát triển. Sự liên kết này cần được duy trì cho đến khi nhau thai được hình thành sau 3 tháng. Mỗi bất thường nào của tử cung đều có thể gây sẩy thai.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

2. Khi nào cơ thể bạn thiếu năng lượng dương?

Bạn có thể nhận thấy bản thân đang thiếu năng lượng dương nếu gặp phải những dấu hiệu tử cung lạnh như:

– Cơ thể thường lạnh, tay và chân lạnh, nhiệt độ cơ bản của cơ thể thấp

– Suy giáp

– Thường tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm

– Tiêu hóa kém

– Ra máu trước kỳ kinh hoặc máu đóng cục trong kỳ kinh

– Nửa sau của chu kỳ kinh ngắn

– Đau lưng dưới (thường vào lúc rụng trứng hay trong kỳ kinh nguyệt)

– Đau bụng kinh nhưng dễ chịu hơn khi được làm ấm

– Thường xuyên sảy thai

– Hiếm muộn

– Rụng trứng trễ

– Không rụng trứng

3. Vì sao phụ nữ lại bị tử cung lạnh?

3.1. Nguyên nhân bên trong

– Uống quá nhiều đồ uống lạnh

Việc này không chỉ gây hại cho dạ dày và còn có thể khiến tử cung bị lạnh. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ lạnh, tử cung bị ảnh hưởng, gây đau bụng kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều và có thể khiến bạn khó mang thai.

– Giảm năng lượng dương

Nhiệt độ thấp sẽ phá hủy năng lượng dương của cơ thể. Ngoài ra, lạnh còn được gọi là năng lượng âm. Khi năng lượng này tích tụ quá nhiều, sự mất cân bằng xảy ra và khiến năng lượng dương bị giảm đi nhiều. Hệ quả cuối cùng là cơ thể hay tử cung sẽ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

3.2. Nguyên nhân bên ngoài

– Ngồi trên sàn nhà lạnh thường xuyên (nhất là sàn nhà ướt): Cái lạnh này sẽ theo mông đến bụng của bạn, đặc biệt là khi bạn đang trong kỳ kinh nguyệt hay khi cơ thể mệt mỏi.

– Không chú ý giữ ấm dạ dày và vùng lưng. Nhiều chị em thường mặc quần áo hở rốn và eo lưng bất kể thời tiết. Gió lạnh và sự ẩm ướt có thể xâm nhập vào cơ thể qua vùng rốn, lưng eo để đến tử cung. Cái lạnh này còn theo chân bạn di chuyển đến bụng. Theo y học cổ truyền, đường kinh mạch từ bàn chân sẽ chạy dọc theo chân rồi đến bụng. Vì thế, nếu bạn để chân hay dạ dày, lưng bị lạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn.

– Bơi trong kỳ kinh nguyệt: Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động của não bộ sẽ không thay đổi nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, thế nhưng cơ thể bạn thì lại khác. Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn, đồng thời hệ nội tiết thay đổi và cổ tử cung sẽ mở rộng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn dễ bị nhiễm lạnh hơn. Do đó, nếu bạn đi bơi vào lúc “đèn đỏ”, tử cung có thể bị nhiễm lạnh trực tiếp hay gián tiếp.

– Nhiễm lạnh khi mắc mưa: Mặc quần áo ướt khi bị mắc mưa cũng là một trong những nguyên nhân khiến tử cung bị nhiễm lạnh.

3.3. Nguyên nhân bên trong và ngoài kết hợp

Mặc dù có nhiều sự khác biệt giữa nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nhưng giữa chúng đều có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Suy giảm năng lượng dương khiến cơ thể lạnh từ bên trong nên dễ nhiễm lạnh từ bên ngoài hơn. Khi cái lạnh từ bên ngoài xâm nhập cơ thể bạn, năng lượng dương sẽ bị ảnh hưởng hay suy giảm. Cả hai yếu tố trên đều có thể dẫn đến hậu quả là bạn khó mang thai.

4. Điều trị tử cung lạnh như thế nào?

Bạn có thể điều trị tử cung lạnh chỉ bằng những thói quen hàng ngày như:

– Ăn thức ăn nóng ấm và có tính nhiệt. Đường nâu và gừng, trà nóng là một ví dụ.

– Giảm ăn những thực phẩm có tính hàn như cải thảo, củ cải, dưa hấu, dưa chuột, trà xanh,…

– Tăng cường bổ sung các thực phẩm bổ máu như đậu phộng, hạt óc chó, thịt gà, thịt dê, cá tươi, tôm, nhãn, quế,…

– Ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày trong 10 – 20 phút. Giữ ấm chân sau khi để khô chân.

– Chườm nhiệt vùng bụng hay vùng lưng mỗi ngày hoặc cách ngày để làm ấm cơ thể.

– Tập thể thao như Thái Cực quyền và khí công.

– Tự massage tại vị trí Tam âm giao (khoảng 4 lóng ngón tay tính từ đỉnh xương mắt cá trong đi lên)

Nhóm Admin ST

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *