Gian lận thương mại là hành vi vi phạm pháp luật thường thấy ở các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Các hành vi gian lận thương mại sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hướng xử lý theo quy định pháp luật trong bài viết dưới đây.
1. Gian lận thương mại là gì?
Gian lận thương mại là hành vi dối trá, sử dụng mánh khóe, lừa đảo trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Chủ thể tham gia hành vi lừa đảo, gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa, dịch vụ.
2. Các hành vi gian lận thương mại thường gặp
Hiện nay, tình trạng gian lận thương mại diễn ra khá phổ biến trên địa bàn khắp cả nước và xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với thủ đoạn hoạt động rất tinh vi nhằm tránh sự kiểm soát. Các hành vi gian lận thương mại thường gặp như:
- Trốn thuế, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước;
- Sản xuất và buôn bán hàng giả, Đầu cơ, thao túng thị trường chứng khoán,…
- Hành vi vi phạm của các doanh nghiệp chủ yếu là kê khai thiếu thuế giá trị gia tăng đầu ra của các hàng hóa hoặc dịch vụ do mình kinh doanh;
- Xác định không chính xác mức giảm trừ cho bản thân và giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
3. Hình thức xử lý hành vi Gian lận thương mại
Cá nhân, tổ chức có hành vi gian lận thương mại thì có thể bị xử lý vi phạm hành hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.
a) Xử lý vi phạm hành chính
Ngày 26/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi như:
- Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;
- Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
- Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
- Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá;
- Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu;
- Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
- Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
- Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
- Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
- Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, ngoài hình thức phạt cảnh cáo, các hành vi vi phạm còn có thể áp dụng hình thức thức phạt tiền lên tới 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra còn có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Đồng thời, có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng,..
b) Xử lý hình sự
Nếu như trước các hành vi vi phạm về môi trường, gian lận thương mại, hay các loại hình kinh doanh đa cấp, lừa đảo người tiêu dùng, chỉ bị phạt hành chính thông thường, thì nay, những vi phạm kể trên sẽ bị xử lý hình sự. Kể từ 01/01/2018 khi Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có hiệu lực đã ghi nhận về việc chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Theo đó, khi pháp nhân thực hiện các hành vi gian lận thương mại có thể bị xử lý hình sự về các tội sau đây:
- Tội buôn lậu (Điều 188);
- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189);
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190);
- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191);
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 );
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193);
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194);
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195);
- Tội đầu cơ (Điều 196);
- Tội trốn thuế (Điều 200);
- Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203);
- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209);
- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210);
- Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211);
- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213);
- Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216);
- Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217);
- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225);
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226);….
Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự 2015 là cần thiết trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế như trốn thuế, kinh doanh trái phép, đầu cơ, buôn lậu, lừa đảo người dùng hoặc vì lợi ích cục bộ đã không thực hiện các biện pháp mà pháp luật đòi hỏi để bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng.
>>Xem thêm: Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Xử lý vi phạm trong kinh doanh đa cấp
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn thành lập công ty
- 11 gợi ý đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty mới
- Tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Tư vấn thành lập công ty Cổ phần
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Thủ tục thành lập công ty hợp danh
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
- Thành lập văn phòng đại diện công ty
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký kinh doanh
- Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng
- Hướng dẫn thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
- Số đăng ký kinh doanh