Để phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng, có tính chất phức tạp, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm tự kháng nguyên. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đều không hiểu rõ về mục đích của xét nghiệm này đối với quá trình thăm khám và điều trị. Để kết quả xét nghiệm được chính xác, các bạn đừng quên tham khảo những lưu ý được chia sẻ trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm tự kháng nguyên nhằm mục đích gì? | Medlatec
27/07/2020 | Giá trị của kháng nguyên liên quan đến lõi của virus viêm gan B (HBcrAg) 07/01/2020 | Xét nghiệm ELISA giúp phát hiện sự có mặt của kháng thể, kháng nguyên 10/12/2019 | Xét nghiệm kháng nguyên HIV bao nhiêu tiền và những điều bạn cần biết
1. Kháng nguyên là gì?
Kháng nguyên hay còn có tên tiếng anh là Antigen và thường được mô tả là nhóm chất khi tấn công vào cơ thể sẽ bị hệ miễn dịch chống lại bằng cách sản sinh những kháng thể tương ứng. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân thường có sự nhầm lẫn về tên gọi kháng nguyên và kháng thể. Thực tế, trong y khoa, hai tên gọi này được sử dụng để chỉ hai nhóm chất hoàn toàn khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm tự kháng nguyên nhằm xác định một số bệnh lý liên quan đến sự tự miễn hệ thống.
Lý giải kết quả xét nghiệm tự kháng nguyên
Vậy đáp ứng dương tính – âm tính của kháng nguyên là gì? Thực tế, khi kết quả đáp ứng là dương tính thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sản sinh được chất Globulin miễn dịch và hoàn toàn có thể chống lại.
Trong đó, kháng nguyên chính là yếu tố kích thích và thúc đẩy cơ thể sản sinh ra những kháng thể này. Ngược lại, kết quả đáp ứng âm tính có nghĩa là cơ thể tiếp xúc và dung nạp kháng nguyên. Do đó, những tế bào miễn dịch của cơ thể hoàn toàn không đáp ứng được nên việc tạo ra kháng thể bị gián đoạn.
2. Xét nghiệm tự kháng nguyên là gì?
Theo chia sẻ của bác sĩ, những loại kháng nguyên lạ thường có khả năng thúc đẩy và kích thích cơ thể tạo kháng thể hơn. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý rằng, trong một số bệnh nhân thuộc nhóm bệnh lý thì thành phần của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự đáp ứng kháng thể chống lại chúng. Trong trường hợp này, người ta thường gọi những thành phần đó là tự kháng nguyên. Xét nghiệm tự kháng nguyên thường được tiến hành để tìm cơ sở phục vụ cho việc đưa ra các chẩn đoán liên quan đến một vài căn bệnh tự miễn hệ thống.
Để có đủ cơ sở kết luận bệnh, ngoài việc kiểm tra tự kháng nguyên thì bác sĩ có thể kết hợp kết quả soi kháng nguyên dựa trên mẫu vi khuẩn. Vậy khi nào bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra tự kháng nguyên trong cơ thể? Theo bác sĩ, việc thực hiện xét nghiệm chủ yếu tiến hành khi bác sĩ tìm thấy một hoặc một vài dấu hiệu của bất kỳ căn bệnh nào liên quan đến sự tự miễn hệ thống. Chẳng hạn như:
-
Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi.
-
Đôi khi có biểu hiện sốt nhẹ.
Thực hiện xét nghiệm khi cơ thể mệt mỏi – đau nhức
-
Xương khớp thường bị đau và có dấu hiệu viêm khớp (có thể 1 hoặc nhiều).
-
Làn da trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng, nhất là ánh nắng mặt trời vào buổi trưa.
-
Trên cơ thể xuất hiện nhiều nốt ban đỏ có dạng cánh bướm và thường gặp ở người mắc bệnh lupus.
-
Tóc trở nên yếu và dễ rụng, rụng nhiều.
-
Cơ thể đau nhức kèm theo biểu hiện đau cơ.
-
Một số cơ quan hoặc mô bắt đầu có biểu hiện tổn thương hoặc viêm. Trong đó, thường gặp nhất là phổi, mạch máu, thận, hệ thần kinh trung ương, nội tâm mạc và tim.
Ngoài những chẩn đoán liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm đa cơ thì xét nghiệm tự kháng nguyên là một trong số những phương pháp giúp phát hiện bệnh sớm. Do đó, khi bác sĩ đưa ra chỉ định xét nghiệm, mọi người nên yên tâm và thực hiện theo hướng dẫn để đảm bảo kết quả thăm khám được chính xác nhất.
3. Một vài mẫu xét nghiệm kháng nguyên kháng thể
Theo bác sĩ, xét nghiệm kháng nguyên kháng thể được áp dụng trong y học khá phổ biến nhằm tìm kiếm đủ cơ sở để chẩn đoán và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Trong đó, những xét nghiệm miễn dịch thường gặp nhất gồm có:
-
Xét nghiệm tự kháng nguyên tìm kiếm yếu tố dị ứng thông qua kháng thể tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên, đây là nhóm kháng thể chống lại những dị ứng nguyên, điển hình như thực phẩm, phấn hoa,…
-
Xét nghiệm nhằm tầm soát và kiểm soát tình trạng ung thư tiêu hóa.
-
Tìm cơ sở chẩn đoán tình trạng thuyên tắc mạch, nhồi máu cơ tim,… thông qua protein tìm được trong kết quả xét nghiệm. Bởi lẽ, hàm lượng protein thường sẽ tăng cao ở những người bị thuyên tắc mạch hoặc nhồi máu cơ tim.
-
Kiểm tra nhanh để kiểm tra thành phần của một số loại thuốc tồn tại trong cơ thể, chẳng hạn như thuốc lắc, cần sa hoặc cocain.
Tìm hiểu thêm: Bia sệt là gì? Lắp tủ ướp bia sệt (bia tuyết) nào tốt?
Xét nghiệm để tìm cơ sở chẩn đoán bệnh HIV
-
Xét nghiệm tìm kiếm mầm mống gây bệnh, điển hình như các loại virus gây bệnh HIV, HPV, viêm gan B, viêm gan C hay kể cả vi khuẩn Streptococcus.
-
Kiểm tra nước tiểu nhằm xét nghiệm nhanh lượng đường, hàm lượng protein, máu hoặc những tế bào viêm tồn tại trong nước tiểu. Đây cũng là cơ sở để chẩn đoán một số bệnh như tiểu đường, suy thận, nhiễm trùng đường tiểu,…
-
Xét nghiệm phân tích và xác định nhóm máu.
4. Những lưu ý trước khi xét nghiệm
Kết quả xét nghiệm không phải bao giờ cũng chính xác 100% do một vài nguyên nhân. Do đó, trước khi tiến hành xét nghiệm tự kháng nguyên, mọi người nên chủ động tìm hiểu và thực hiện một số lưu ý nhằm đảm bảo kết quả kiểm tra được chuẩn xác. Cụ thể như:
-
Một số thành phần của thuốc có thể dẫn đến tình trạng dương tính giả trong quá trình xét nghiệm. Do đó, bác sĩ lưu ý mọi người không nên sử dụng bất kỳ dược phẩm, thực phẩm nào có chứa một trong số những thành phần sau đây: tetracyclines, chlorprothixene, griseofulvin, aminosalicylic, procainamide, hydralazine, chlorothiazide,…
-
Những dược phẩm có chứa thành phần Steroid thường là nguyên nhân gây ra tình trạng âm tính giả khi xét nghiệm.
Steroid là nguyên nhân khiến kết quả âm tính giả
-
Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng, xơ gan tắc mật hoặc viêm gan tự miễn,… nên lưu ý với bác sĩ để tiến hành một số kiểm tra khác đi kèm. Phần lớn những bệnh nhân mắc phải các bệnh lý trên đều có kết quả dương tính khi xét nghiệm mẫu tự kháng nguyên.
-
Việc theo dõi hoặc đánh dấu tình trạng chuyển biến những ca lâm sàng liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoàn toàn không thể áp dụng mẫu xét nghiệm này.
-
Tuân thủ đúng các chỉ dẫn, yêu cầu của bác sĩ trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.
5. Địa điểm xét nghiệm tự kháng nguyên uy tín
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số những bệnh viện đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm nhờ trình độ chuyên môn cao với 25 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế. Ngoài ra, bệnh viện đã được cấp giấy chứng nhận là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. Chính vì thế, tại Hà Nội, phần lớn mọi người đều chọn bệnh viện này để xét nghiệm tự kháng nguyên.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về đất nước Nhật Bản – Có gì độc đáo và hấp dẫn đến vậy?
Khám bệnh tại Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC
Bên cạnh các dịch vụ chất lượng cao thì bệnh viện còn áp dụng chính sách khám bệnh diện bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ được khám BHYT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ. Do đó, mọi người nên tìm hiểu về cơ sở thăm khám trước khi đến bệnh để hạn chế những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Hiện tại, bệnh viện có áp dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh. Do đó, mọi người có thể liên hệ tổng đài 1900565656 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.
Xét nghiệm tự kháng nguyên là một phương pháp chẩn đoán bệnh có tỷ lệ chính xác rất cao. Tuy nhiên, mọi người nên lựa chọn cho mình những cơ sở bệnh viện, phòng khám uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả nhận được hoàn toàn chính xác.