Là một trong số kiến trúc la mã cổ đại, có rất nhiều kiến trúc đấu trường la mã còn tồn tại cho đến thời điểm hiện nay. Chính bởi sự uy nghiêm và hùng vĩ trong cách thiết kế nên những kiến trúc đấu trường la mã đó còn sống cho đến nay và còn có thể tồn tại lâu hơn nữa. Có thể nói đó là những kiến trúc trường tồn theo thời gian.
Hiện nay, người ta có thể kết hợp gạch hoa gió trong thiết kế kiến trúc để tạo nên sự giản dị gần gũi như những kiến trúc trước đây đồng thời cũng không làm mất đi vẻ đẹp của kiến trúc hiện đại. Quay trở lại với kiến trúc đấu trường la mã, những kiến trúc được thiết kế theo phong cách cổ đại nhưng cho đến thời điểm này vẫn còn tồn tại và được sử dụng. Đó là những đấu trường nào?
Tìm hiểu về kiến trúc hiện đại và nguyên tắc thiết kế
Cách đây khoảng 2000 năm, đế chế La Mã đã cho xây dựng rất nhiều đấu trường với quy mô và diện ticshd dược voi là kỳ tích thời đó. Những đấu trường la mã là những kỳ tích đó và chính bởi nó là kỳ tích nên nó có thể trường tồn theo thời gian.
1. Đấu trường Verona
Đây là một đấu trường ở Italy, được ra đời từ thế kỷ thứ 1. Verona là một kiến trúc đấu trường la mã được tồn tại, bảo tồn tốt nhất cho đến hiện nay. Đây là nơi diễn ra các cuộc thi đấu thể thao giữa người với người và đồng thời cũng diễn ra các cuộc thi đấu giữa những con vật. Cho đến nay, không chỉ là một đấu trường la mã mà Verona còn được sử dụng để tổ chức các buổi biểu diễn opera ngoài trời.
Đấu trường Verona
Đặc điểm của đấu trường la mã Verona: Đấu trường la mã Verona có chiều cao khoảng 140m và rộng 110m. Thiết kế gốc của kiến trúc đấu trường la mã này được thiết kế với 3 tầng, tuy nhiên, sau trận động đất kinh hoàng từ thế kỷ 12 thì đấu trường la mã Verona đã bị phá bỏ tầng trên cùng. Hiện nay nó chỉ còn 2 tầng làm từ những phiến đá màu trắng và màu hồng thể hiện sự sinh động như đúng tính chất của một đấu trường.
Đấu trường Verona được thiết kế 64 cửa vào, có khả năng chứa được 30.000 người. Cho đến nay, đây là địa điểm được ưu ái cho những show trình diễn nhạc opera, rock bởi độ rộng lớn của nó.
2. Đấu trường Pula.
Pula là một kiến trúc đấu trường La Mã ở Croatia. Được xây dựng từ năm 27 – 68 Trước Công Nguyên, cho đến nay, Pula vẫn còn giữ nguyên được kiến trúc thiết kế với điểm nổi bật là tòa tháp hình trụ và khán đài 3 tầng.
Đấu trường Pula
Đặc điểm của kiến trúc đấu trường la mã Pula: Đấu trường Pula sở hữu khán đài dài 132m và rộng 105m. Sức chứa của Pula lên đến 23.000 người với kiến trúc như giảng đường dốc. Ngoài ra, khuôn viên của kiến trúc đấu trường la mã Pula còn có hai bể bơi chứa nước hoa và một đài phun nước.
Trong thười La Mã cổ đại, Pula được sử dụng cho những đấu sĩ thi đấu cho tới thế kỷ thứ 5. Sau đó, người dân từng tham gia phá hủy một phần đấu trường, trước khi nó được phục dựng vào thế kỷ thứ 13. Từ năm 1932 cho đến nay thì đấu trường Pula được sử dụng để làm nhà hát hiện đại hoặc tổ chức những cuộc diễu binh quân sự hay các cuộc họp công cộng. Ngày nay, sau khi một phần bị phá hủy thì sức chứa của đấu trường chỉ còn lại 5000 người.
3. Kiến trúc La Mã Arles Amphitheatre
Arles Amphitheatre được thiết kế theo kiến trúc của một giảng đường được hình thành dưới thời La Mã tại một thị trấn Miền Nam của nước Pháp. Arles Amphitheatre được thực hiện vào năm 90 Sau Công Nguyên. Sức chứa của kiến trúc Arles Amphitheatre lên đến 20.000 người.
Kiến trúc La Mã Arles Amphitheatre
Đặc điểm của kiến trúc la mã Arles Amphitheatre: Arles có chiều dài 136m và rộng 109m, có hình bầu dục, bao xung quanh là những bậc thang dốc. ĐƯợc thiết kế 2 tầng và có hệ thống phòng trưng bày, thoát nước cùng lối thoát hiểm.
Trước đây Arles Amphitheatre được sử dụng để làm nơi diễn ra những cuộc đua xe ngựa hoặc cuộc chiến đẫm máu của các đấu sĩ. Nơi đây cũng từng được sử dụng để làm nơi trú ẩn cho dân chúng trong thời kì chiến tranh. Hiện nay, Arles Amphitheatre được sử dụng để tổ chức một số lễ hội, các vở kịch hay những buổi hòa nhạc vào mùa hè.
4. Kiến trúc đấu trường la mã Nimes
Nimes là một kiến trúc đấu trường La Mã ở Pháp được thiết kế năm 70 trước Công nguyên.
Đặc điểm của đấu trường la mã Nimes: Nimes có chiều cao lên đến 21m với 120 mái vòm trên 2 tầng. Được thiết kế với lòng trong hình elip dài 133m và rộng 101m, trước đây sức chứa của đấu trường Nimes có thể chứa lên đến 24.000 người nhưng cho đến thời điểm này thì chỉ còn có thể chứa được 16.000 người.
Đấu trường Nimes
Ban đầu, đấu trường Nimes được sử dụng để làm nơi giao đấu giữa các võ sĩ hay đấu bò, săn thú. Ngày nay, đấu trường Nimes được sử dụng để làm một trong những địa điểm biểu diễn lớn của thành phố.
4 kiến trúc đấu trường La Mã trên được xây dựng từ thời La Mã cổ đại nhưng cho đến nay vẫn còn được đưa vào sử dụng với những mục đích mang tính cộng đồng.