Đạo đức công vụ là gì?

Cán bộ, công chức đều là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, thực hiện những nhiệm vụ được giao và theo đình kỳ sẽ đều có kết quá đánh giá về quá trình thực hiện công vụ, được căn cứ theo đạo đức công vụ của họ. Vậy Đạo đức công vụ là gì? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Đạo đức công vụ là gì?

Đạo đức được hiểu là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở quan niệm về lẽ phải, sự công bằng, cái thiện, cái ác trong đời sống xã hội của loài người, giữa những nhóm người với nhau, trong các tầng lớp xã hội, giia cấp, dân tộc, quốc gia…đó là những biểu hiện thể hiện ý chí, cách ứng xử của con người với nhau.

Công vụ thì có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nếu theo nghĩa rộng thì công vụ chính là công việc do những người làm việc trong bộ máy nhà nước thực hiện, còn theo nghĩa hẹp hơn thì công vụ chính là công việc do công chức đảm nhận theo sự phân công.

Từ đây có thể thấy đạo đức công vụ thực chất là những chuẩn mực đạo đức của những người cán bộ, công chức trong quá trình thi công, thực hiện công vụ. Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc, các quy tắc hành vi ứng xử trong khi thi hành công vụ nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sự, chức trách, bổn phận, nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ và những cá nhân khác được ủy quyền thực hiện công vụ.

Nếu quan niệm công vụ là một nghề nghiệp thì có thể hiểu đạo đức công vụ chính là một dạng đạo đức để điều chỉnh nghề nghiệp đó.

Tiêu chí để đánh giá đạo đức công vụ

Tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ là những chuẩn mực được sử dụng làm căn cứ để đánh giá đạo đức của người công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ trước hết phải xuất phát từ quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, các nguyên tắc hoạt động công vụ, thái độ.

1/ Sự trung thành của người thực hiện công vụ với nhà nước, chính thể, tổ chức

Đây được xác định là tiêu chí đầu tiên là quan trọng nhất để đánh giá đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Tiêu chí này mang tính chính trị vì hầu hết các hoạt động công vụ điều hướng tới thực hiện những nhiệm vụ chính trị nhất định, không có bất cứ hoạt động công vụ nào lại không mang nội dung chính trị.

Do đó, đây là mọt trong những phẩm chất đạo đức không thể thiếu của những người phục vụ nhà nước vào bất cứ thời đại nào, bởi sự phát triển của tổ chức là cơ sở, tiền đề mang lại lợi ích, nguồn lực cho người phục vụ trong tổ chức.

Đây không chỉ là tiêu chí đánh giá cán bộ, cong chức mà đồng thời đó còn là yêu cầu của nhà nước đối với những người đang thực hiện công vụ. Vì vậy, người thực thi công vụ không thể phản bội lại tổ quốc, chính thể, cơ quan hay tổ chức mà mình đang phục vụ.

2/ Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và quy chế làm việc

Việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ là tiêu chí đặc biệt quan trọng để đánh giá đạo đức công vụ của chán bộ, công chức bởi vì chính họ là chủ thể sẽ thực hiện, áp dụng pháp luật để đưa ra các quyết định quản lý.

Vì vậy có thể nói Hiến pháp và pháp luật là thước đo đạo đức, đây là tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá đạo đức công vụ.

Bên cạnh đó thì quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị có có vai tò vô cùng quan trọng tron việc củng cố pháp luật và kỉ cương nơi làm việc. No dùng để điều chỉnh trực tiếp lên những mối quan hệ công vụ giữa những công chức với nhau trong cùng một tổ chức, quan hệ giữa lanh đạo, quản lý cấp trên với cấp dưới…

3/ Hiệu quả của hoạt động công vụ

Mọi cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ thì đều được nhà nước trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước, về bản chất đây chính là tiền thuế của nhân dân. Do đó, hoạt động công vụ luôn đòi hỏi phải đem lại hiệu quả nhất định trên thực tế, góp phần tạo ra những giá trị xã hội hoặc đáp ứng các yêu cầu hợp pháp của công dân, cơ quan hay các tổ chức.

4/ Tính trung thực, không thiên vị hay vụ lợi cá nhân

Đây đều là những phẩm chất tốt đẹp của con người nói chung và các cán bộ, công chức nói riêng khi thực hiện công vụ. Chính sự không trung thực có thể sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao.

5/ Quan hệ giữa những cán bộ, công chức với đồng nghiệp

Đây là mối quan hệ mà từ đó sẽ hình thành nên tình cảm, thái độ của họ đối với nhau. Người cán bộ, công chức có đạo đức công vụ tốt là người biết thiết lập các mối quan hệ với đồng nghiệp trong công vụ, chia sẻ những kinh nghiệm, hợp tác để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

6/ Tận tụy phục vụ nhân dân

Mục tiêu chính của hoạt động công vụ làm nhằm phục vụ nhà nước, xã hội và công dân, trong đó khi thực hiện công vụ thì đòi hỏi người cán bộ, công chức phải luôn tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến, tâm tự, nguyện vọng của họ. Đồng thời khi thực hiện công vụ thì phải luôn giữ thái độ cởi mở, lịch sự, giải quyết công việc một cách công bằng, tuyệt đối không được gây phiền hà, sách nhiễu người dân…

7/ Sự tự giác thực hiện trách nhiệm, bổn phận của mình

Thái độ trong công vụ có thể sẽ ảnh hướng đến chất lượng hoạt động công vụ, người thực thi công vụ có thể tự giác, nhiệt huyết trong quá trình giải quyết công việc nhưng cùng có người sẽ tỏ ra thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Vì vậy, đây cũng được xác định là yếu tố để đánh giá đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong quá trình công tác của họ.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Đạo đức công vụ là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *