Had It Not Been For Nghĩa Là Gì ? Câu Điều Kiện Kiểu 3

Đảo ngữ trong câu điều kiện là một ngữ pháp khó, đòi hỏi bạn học cần nắm vững kiến thức cơ bản về các loại câu điều kiện.

Bạn đang đọc: Had It Not Been For Nghĩa Là Gì ? Câu Điều Kiện Kiểu 3

Bạn đang xem: Had it not been for nghĩa là gì, câu Điều kiện kiểu 3

> Cách nhận biết và phân biệt từ loại trong Tiếng Anh đầy đủ nhất

Ở bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cấu trúc đảo ngữ của câu điều kiện loại 1, câu điều kiện loại 2, câu điều kiện loại 3 và câu điều kiện hỗn hợp nhé!

Đảo ngữ trong câu điều kiện

Đảo ngữ là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong câu để nhấn mạnh một thành phần hay ý nào đó trong câu. Đảo ngữ trong câu điều kiện được áp dụng cho mệnh đề “If” với các chữ “should” trong câu loại 1, “were” trong câu loại 2 và “had” trong câu loại 3. Các từ này được đảo lên trước chủ ngữ để thay thế cho “If”. Trong thực tế, ta thường thấy đảo ngữ ở câu điều kiện loại 2 và 3 hơn là câu loại 1.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Tình huống có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Đảo ngữ trong câu điều kiện loại 1 sẽ giúp câu mang trạng thái lịch sự hơn, trang nhã hơn và thường là để đưa ra lời yêu cầu, nhờ vả. Câu điều kiện Đảo ngữ If + S1 + V (hiện tại), S2 + will/may/might/should/can… + V (infinitive) => Should + S1 + (not)+ V (hiện tại), S2 + will/may/might/should/can… + V (infinitive) Ex: If you should meet her, please ask her to call me at once. => Should you meet her, please ask her to call me at once.

Lưu ý:

– Nếu trong câu có “should” ở mệnh đề if, thì đảo “should” lên đầu câu

Ex: If he should ring , I will tell him the news => Should he ring, I will tell him the news.

– Nếu trong câu không có “should”, chúng ta phải mượn “should”

Ex: If he has free time, he’ll play tennis => Should he have free time, he’ll play tennis.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Tình huống giả định, không thể xảy ra ở hiện tại, không có thực ở hiện tại.

Đảo ngữ câu điều kiện với loại này lại có tác dụng làm cho giả thiết đặt ra trong câu nhẹ nhàng hơn, rất hữu ích để dùng khi người nói muốn đưa ra lời khuyên một cách lịch sự, tế nhị và làm giảm tính áp đặt. Câu điều kiện Đảo ngữ If + S1 + V (quá khứ), S2 + would/might/could… + V (infinitive) => Were + S1 + (not) + O, S2 + would/might/could… + V (infinitive) Ex: If I were you, I would not do such a rude thing. => Were I you, I would not do such a rude thing.

Lưu ý:

– Nếu bạn đã nắm chắc công thức câu điều kiện loại 2 thì hẳn vẫn còn nhớ động từ to be ở dạng này chỉ chia là “were” chứ không có was. Với đảo ngữ câu điều kiện loại 2 cũng vậy, chúng ta chỉ sử dụng “were” bất kể ngôi đại từ là gì.

– Nếu trong câu có động từ “were”, thì đảo “were” lên đầu.

Ex: If I were a bird, I would fly => Were I a bird, I would fly.

– Nếu trong câu không có động từ “were” thì mượn “were’ và dùng “ to V”

Ex: If I learnt Russian, I would read a Russian book => Were I to learn Russian, I would read a Russian book.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Tình huống trái thực tế trong quá khứ.

Đảo ngữ câu điều kiện loại này lại có phần công thức đơn giản nhất khi chúng ta chỉ việc đảo “Had” lên đầu câu và bỏ “If”. Cách đảo này giúp nhấn mạnh ý ở mệnh đề giả thiết hơn bình thường. Câu điều kiện Đảo ngữ If + S1 + had + past participle, S2 + would/might/could… + have + past participle => Had + S1 + (not) + past participle, S2 + would/might/could… + have + past participle Ex: If it hadn’t been for your help, I wouldn’t have succeeded. => Had it not been for your help, I wouldn’t have succeeded.

Lưu ý:

– Ở dạng phủ định, “not” được đặt sau chủ ngữ.

Ex: Had it not been so late, we would have called you.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp: Diễn tả sự tiếc nuối về 1 hành động trong quá khứ, nhưng kết quả còn ảnh hưởng đến hiện tại.

Để đảo ngữ, chúng ta chỉ đảo ngữ mệnh đề If giống câu điều kiện loại 3, vế sau giống câu điều kiện loại 2. Câu điều kiện Đảo ngữ If + S1 + had + past participle, S2 + would/might/could… + V-infinitive => Had + S1 + (not) + past participle + O, S2 + would/might/could + V-infinitive Ex: If I had studied harder for this test, I wouldn’t be dissappointed now. => Had I studied harder for this test, I wouldn’t be dissappointed now.

Tổng hợp kiến thức đảo ngữ trong câu điều kiện loại 1,2,3.

Bài tập luyện tập về đảo ngữ trong câu điều kiện

1. / ____ Mary study hard, she will pass the exam.

A. If B. Should C. Were D. Had

Giải thích:

Với câu này, nhiều người thấy mệnh đề bên kia là “will” sẽ nghĩ ngay đến câu điều kiện loại 1 nên chọn ngay đáp án là A => SAI.

Chúng ta thấy rằng nếu là câu điều kiện loại 1 thì mệnh đề If là thì hiện tại đơn. Vậy phải là “If Mary studies…” nhưng ở đây lại là “sentayho.com.vn study…..” => Sử dụng đảo ngữ cho câu điều kiện loại 1.

Vậy cách đảo ngữ thế nào ? Chúng ta sẽ dùng “Should” và đảo chủ ngữ ra sau “Should” vì:

+ “Will” -> là câu điều kiện loại 1

+ Study ở dạng nguyên mẫu, trong khi trước nó là chủ từ ngôi thứ 3 số ít.

Vậy đáp án đúng là đáp án B.

2./ _____they stronger, they could lift the table

A. If B. Should C. Were D. Had

Giải thích:

Với câu này, nhiều người thấy mệnh đề bên kia có “could + V1” nên sẽ nghĩ là câu điều kiện loại 2 => SAI.

Nếu là câu điều kiện loại 2 thì mệnh đề If phải chia QKĐ (be-> were). Như vậy nếu đúng phải là: => If they were stronger, they could lift the table.

Ở đây người ta dùng đảo ngữ, và ở câu điều kiện loại 2 phải dùng “Were” và đảo chủ từ ra sau.

Ex: If they were stronger, they could lift the table -> Were they stronger, they could lift the table

Vậy đáp án đúng là đáp án C.

Lưu ý: Trong câu điều kiện loại 2, nếu trong câu có were thì đảo ngữ lên trước, còn không có thì mượn weredùng “To V1”.

Ex1: If I learnt English, I would read a English book. -> Were I to learn English, I would read a English book.

Ex2: If they lived in Nha Trang now, they would go swimming. -> Were they to live in Nha Trang now, they would go swimming.

3./ _____Mary studied hard, she would have passed the exam

A. If B. Should C. Were D. Had

Giải thích:

Với câu này, nhiều người thấy mệnh đề bên kia có “would have passed” nên nghĩ đây chính là câu điều kiện loại 3 => SAI.

Nếu là câu ĐK loại 3 thì mệnh đề If phải chia quá khứ hoàn thành. Như vậy nếu đúng phải là “ If Mary had studied hard, she …” ->Trong khi đó ở đây là “…Mary studied hard…” không có “had” -> Như vậy đối với câu ĐK loại 3 người ta sẽ dùng “Had” và đảo chủ từ ra sau ngữ.

Ex: If Mary had studied hard, she would have passed the exam -> Had Mary studied hard, she would have passed the exam.

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu ghép tủy, ghép tế bào gốc chữa ung thư máu | Vinmec

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *