Các hóa chất chứa Clo thường được dùng để xử lý nước sinh hoạt và phun tại các vùng xuất hiện dịch bệnh. Vậy tại sao người ta lại sử dụng những hóa chất này? Tác dụng của chúng là gì? Cách sử dụng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Clo là gì và ứng dụng của Clo
Clo là nguyên tố hóa học, có ký hiệu là Cl. Clo phổ biến trong tự nhiên, ở dạng khí (Cl2) nó là một chất cực độc. Ở dạng nguyên tố nó có tính khử trùng và tẩy trắng rất mạnh và thường được dùng để khử trùng nước. Ngoài ra, Clo cũng là chất cần thiết cho sự sống. Clo có trong muối ăn (NaCl) và nhiều hợp chất khác.
Ứng dụng của Clo trong đời sống
Các hợp chất của Clo thường dùng để:
– Khử trùng, diệt khuẩn cho nước uống, nước bể bơi,…
– Dùng trong các ngành sản xuất như tẩy trắng giấy, dược phẩm, thực phẩm, thuốc nhuôm, dệt may,…
Nhờ tính khử trùng, diệt khuẩn của mình mà các hợp chất Clo là hóa chất chủ yếu được sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Đọc ngay >> Những ứng dụng tuyệt vời của Canxi Clorua trong cuộc sống
Sử dụng các hóa chất chứa Clo trong công tác phòng chống dịch
Trong phòng chống dịch, người ta thường sử dụng các hóa chất của Clo nhờ tác dụng diệt trùng và tính phổ biến của nó. Các hợp chất của Clo thường được sử dụng là Cloramin B, Cloramin T, Clorua vôi, Natri hypocloride, Kali hypocloride,…
1. Cách pha dung dịch Clo khử trùng
Các hợp chất Clo thường được pha thành dung dịch có nồng độ từ 0.5 đến 1.25% Clo hoạt tính, tùy vào mục đích và cách thức tiến hành khử trùng. Để xác định lượng hóa chất cần dùng, ta dựa vào công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:
C% = (Khối lượng chất tan x 100%) / Khối lượng dung dịch
Từ đó rút ra công thức:
Lượng hóa chất cần dùng= (Nồng độ Clo hoạt tính của chất cần pha x số lít dung dịch cần sử dụng)x1000 / Nồng độ Clo hoạt tính của dung dịch cần sử dụng
VD: Muốn pha 5l dung dịch có nông độ Clo hoạt tính 0.5% từ Cloramin B 70% thì khối lượng Cloramin B 70% cần sử dụng là: (0.5 x 5) x 1000 / 70 = 35.7 g
Sau khi đã xác định được lượng hóa chất cần pha chế, chuẩn bị lượng nước sạch tương ứng và tiến hành hòa tan lượng chất đã chuẩn bị cho hoàn toàn trong nước trước khi sử dụng để phòng dịch.
Dung dịch hóa chất đã pha nên được sử dụng sớm nhất có thể vì các hóa chất này rất dễ bay hơi trông không khí. Nếu để quá lâu sẽ không còn tác dụng diệt khuẩn, khử trùng, làm giảm hiệu quả phòng dịch. Vì vậy chỉ pha dung dịch hóa chất khi có nhu cầu sử dụng, không được pha sẵn để dự trữ.
Tiến hành phun hóa chất khử trùng
2. Tiến hành khử trùng tại ổ dịch bằng hóa chất chứa Clo
– Khử trùng môi trường tại nơi có dịch bằng cách phun dung dịch khử trùng với nồng độ 0.5 % Clo hoạt tính với liều lượng 0.3 – 0.5 lít / m2 vào khu vực bệnh viện, khu dân cư, đường xá, cống rãnh,… hạn chế mầm bệnh trong môi trường.
– Tiến hành khử trùng nước sinh hoạt của người dân vùng có dịch bằng Clo để loại bỏ các sinh vật có hại trong nước – tác nhân gây bệnh để hạn chế bệnh dịch lây lan. Để khử trùng nước cần sử dụng 1 – 16mg Clo cho 1 lít nước.
– Khử trùng các vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người dân bằng cách ngâm đồ dùng trong dung dịch khử trùng nồng độ 0.5 % Clo hoạt tính.
– Khử trùng đồ dùng của bệnh nhân như quần áo, bô, chậu,… bằng dung dịch có nồng độ 0.5 % Clo hoạt tính. Bệnh nhân nhiễm bệnh trước khi cho xuất viện cũng phải được khử trùng lần cuối.
– Khử trùng buồng bệnh nhân, phương tiện chuyên chở bệnh nhân, khử trùng tay ở khu vực điều trị,… bừng dung dịch Clo hoạt tính nồng độ 0.5 %.
Trên đây là một số kiến thức về cách sử dụng các loại hóa chất chứa Clo để phòng dịch. Tham khảo thêm nhiều bài viết tại website sentayho.com.vn.
Tìm kiếm liên quan:
– Hóa chất khử trùng
– Công thức tính clo hoạt tính
– Clo hoạt tính là gì