Do một số bất cập trong công tác quản lý, áp dụng Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hiện nay, pháp luật đã có quy định cụ thể để người dân nắm rõ khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì và tránh trường hợp doanh nghiệp phải chịu “một cổ hai tròng”.
Luật Đầu tư năm 2014 có sửa đổi và bổ sung một số quy định mới giúp doanh nghiệp nước ngoài và nhà đầu tư giảm bớt một số gánh nặng đáng kể. Theo đó, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ thực hiện theo những quy định của Luật Đầu tư năm 2014 còn thủ tục cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh là do Luật Doanh nghiệp quy định.
Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp và điều chỉnh. Mục đích cá nhân và tổ chức nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam.
Khi thực hiện dự án đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài, nhà đầu tư bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, việc này giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Các trường hợp thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
- Các dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Mã số dự án đầu tư.
- Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
- Tên dự án đầu tư.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
- Thời hạn hoạt động của dự án.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
- Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
Xem chi tiết hướng dẫn quy trình, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trước khi thực hiện dự án đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ những quy định pháp luật liên quan đến đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài. Việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là công việc không dễ dàng và đòi hỏi tính cẩn trọng trên từng thông tin. Nếu có thắc mắc hoặc muốn được tư vấn làm thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư vui lòng liên hệ hotline để được giải đáp miễn phí.
Gọi ngay: 1900 633 306