Hở hàm ếch là gì?
Dị tật sứt môi và hở hàm ếch là tình trạng các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình phát triển của thai nhi. Đây là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Hở hàm ếch là có khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Sứt môi là một dạng dị tật bẩm sinh khi các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau lại như những người khác. Các đường tách khác có thể hình thành trong vòm miệng.
Sứt môi và hở hàm ếch có thể diễn ra riêng lẻ hoặc cùng lúc trên cùng một người (sứt môi và hở hàm ếch). Xảy ra khi 3 khối mô bào thai tạo thành môi trên không liền được với nhau và thường kết hợp với khe vòm miệng. Sứt môi và hở hàm ếch thường có 3 dạng: Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch; Hở hàm ếch nhưng không sứt môi; Sứt môi và hở hàm ếch. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên miệng.
Hở hàm ếch bẩm sinh là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Chúng thường xảy ra dưới dạng dị tật bẩm sinh nhưng cũng có thể liên quan đến một số di truyền trên gen hoặc hội chứng di truyền. Không rõ nguyên nhân, các nhà nghiên cứu cho rằng có liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường Thông thường, các mô tạo nên môi và vòm miệng sẽ nối với nhau trong tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Nhưng ở trẻ sơ sinh bị sứt môi và hở hàm ếch, sự hợp nhất không bao giờ diễn ra hoặc chỉ xảy ra một phần, để lại một khe hở.
Các nhà nghiên cứu tin rằng hầu hết các trường hợp sứt môi và hở hàm ếch là do sự tương tác của các yếu tố di truyền và môi trường. Gen gây sứt môi và hở hàm ếch có thể di truyền từ bố mẹ cho con, gây sứt môi hở hàm ếch đơn thuần hoặc cả hội chứng di truyền trong đó có sứt môi hở hàm ếch. Trong một số trường hợp, trẻ được nhận gen có khả năng bị hở hàm ếch hoặc sứt môi sau đó một số tác nhân từ môi trường góp phần gây ra dị tật này.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hở hàm ếch
- Cha mẹ bị sứt môi hoặc hở hàm ếch có nguy cơ sinh con bị sứt môi cao hơn.
- Tiếp xúc với một số chất trong khi mang thai: hút thuốc lá, uống rượu bia, uống một số loại thuốc
- Mẹ bị đái tháo đường trong khi mang thai. Có một số bằng chứng cho thấy phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai có thể tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi có hoặc không có hở hàm ếch.
- Mẹ bị béo phì khi mang thai. Có một số bằng chứng cho thấy những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ béo phì có thể tăng nguy cơ sứt môi và vòm miệng.
- Nam giới có nhiều khả năng bị sứt môi có hoặc không có hở hàm ếch. Ngược lại, hở hàm ếch mà không có sứt môi lại phổ biến hơn ở phụ nữ. Tại Hoa Kỳ, sứt môi và hở hàm ếch được cho là phổ biến nhất ở người Mỹ bản địa và ít phổ biến nhất ở người Mỹ gốc Phi.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hở hàm ếch
Hầu hết các trường hợp sứt môi và hở hàm ếch đều được nhận ra ngay khi sinh và không cần xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán. Ngày nay, sứt môi và hở hàm ếch càng được nhìn thấy trên siêu âm càng sớm trước khi em bé chào đời.
Siêu âm trước khi sinh
- Siêu âm trước sinh là một xét nghiệm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thai nhi đang phát triển. Khi phân tích các hình ảnh, bác sĩ có thể phát hiện sự khác biệt trong cấu trúc khuôn mặt.
- Sứt môi có thể được phát hiện khi siêu âm bắt đầu vào khoảng tuần thứ 13 -14 của thai kỳ. Khi thai nhi tiếp tục phát triển, việc chẩn đoán chính xác khe hở môi có thể dễ dàng hơn. Hở vòm miệng xảy ra một mình khó nhìn hơn khi sử dụng siêu âm.
Nếu siêu âm trước sinh cho thấy có khe hở, bác sĩ có thể đưa ra quy trình lấy mẫu nước ối từ tử cung của bạn (chọc ối). Xét nghiệm nước ối có thể chỉ ra rằng thai nhi đã có một hội chứng di truyền có thể gây ra các dị tật bẩm sinh khác. Có thể có chỉ định đình chỉ thai nghén.
Vì vậy, ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật y học hiện đại thì Siêu âm vẫn là phương pháp đơn giản và tối ưu nhất để phát hiện tật sứt môi hở hàm ếch. Nắm bắt được sự quan trọng của siêu âm trong việc sàng lọc chăm sóc sức khỏe thai nhi, CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ đã đầu tư dưa vào sử dụng hệ thống máy Voluson E6 là một trong những hệ thống máy có công nghệ hình ảnh sắc nét nhất hiện nay góp phần chẩn đoán sớm các dị tật thai.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:
CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ
Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh
Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999
Website: sentayho.com.vn/