Triglyceride là một chỉ số thường thấy trong các xét nghiệm mỡ máu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chỉ số này. Vậy Triglyceride là gì và nên làm gì khi Triglyceride tăng cao?
20/04/2020 | Bệnh mỡ máu là gì, có nguy hiểm không? 08/04/2020 | Làm gì để giảm lượng mỡ máu Triglyceride? 09/01/2020 | Xét nghiệm bộ mỡ giúp đánh giá tình trạng mỡ máu chính xác 26/12/2019 | Bí kíp kiểm soát chỉ số mỡ máu
1. Triglyceride là gì?
Triglyceride là một thành phần quan trọng của mỡ máu và là một dạng chất béo trung tính cần thiết ở con người. Thông qua quá trình chuyển hóa, Triglycerid sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm, đặc biệt là dầu thực vật hay mỡ động vật. Triglyceride có thành phần gồm 3 nhóm axit béo với những cấu tạo khác biệt. Tại ruột non, các thành phần này sẽ được phân tách và tạo thành nguồn năng lượng cho cơ thể thông qua việc kết hợp với các chất khác.
Hình ảnh mỡ trong máu
Tuy nhiên, khi lượng chất béo tích tụ trong cơ thể là quá lớn sẽ làm tăng cao chỉ số mỡ máu và dẫn đến những nguy cơ bệnh lý như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, suy gan, viêm tụy,…
2. Triglyceride tăng cao là do đâu?
Nồng độ Triglyceride trong máu được coi là nằm trong ngưỡng bình thường ở mức dưới 150mg/dL. Khi chỉ số này vượt quá mức 200mg/dL có nghĩa là Triglyceride trong máu đang ở mức khá cao. Đặc biệt, mức Triglyceride là cực cao khi lớn hơn 500mg/dL.
Hiện nay, có thể bắt gặp tình trạng rối loạn Triglyceride ở bất kỳ đối tượng nào, không kể giới tính hay độ tuổi. Một số nguyên nhân được cho là gây ra rối loạn Triglyceride bao gồm:
– Béo phì, thừa cân.
– Lười vận động, không thường xuyên tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe
– Lạm dụng đồ uống có cồn và các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
– Chế độ ăn không hợp lý: chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật, nhiều tinh bột tinh chế (mì tôm, phở, bún,…) nhưng lại ít chất xơ.
– Do di truyền: tình trạng Triglyceride tăng cao có thể do yếu tố di truyền, những trường hợp này có thể sẽ phải sử dụng thuốc giảm nồng độ mỡ máu.
– Do bệnh lý: các bệnh về tim, thận, huyết áp cao, đái tháo đường, suy giáp.
Thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng mỡ máu
3. Nên làm gì khi lượng Triglyceride trong máu tăng cao?
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa hay điều trị bất kỳ loại bệnh lý nào chính là việc xây dựng và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh trong đó bao gồm chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và chế độ tập luyện.
Mỗi ngày nên dành ra ít nhất 30 phút để luyện tập thể dục thể thao. Việc này nên được thực hiện đều đặn hàng ngày. Bạn có thể lựa chọn những môn thể thao yêu thích và phù hợp với sức khỏe của mình hiện tại như đạp xe, đi bộ, chơi cầu lông,… Đồng thời, tích hợp các hoạt động thể chất ngay cả khi đang làm việc ví dụ như thay vì đi thang máy thì chọn cầu thang bộ hoặc có thể đi dạo quanh trong giờ nghỉ,…
Đều đặn rèn luyện sức khỏe mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tăng mỡ máu
Bên cạnh chế độ tập luyện, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý để giúp giảm lượng mỡ trong máu. Cụ thể:
– Hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột tinh chế và các thực phẩm nhiều đường.
– Hạn chế các chất béo bão hòa, chất béo có nguồn gốc động vật.
– Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá thu,…
– Tăng cường ăn các loại rau, hạt, trái cây để bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể và làm giảm sự hấp thu các chất béo không tốt.
– Sử dụng các loại thảo dược tốt cho người mỡ máu tăng cao như táo mèo, tinh chất lá sen,…
Chất béo có nguy cơ cao tích lũy trong cơ thể khi bạn thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có cồn, do đó việc hạn chế uống rượu bia là điều cần chú ý đối với những người có Triglyceride tăng cao.
Một thói quen không tốt của nhiều người chính là ăn uống nhiều vào buổi tối, ăn đêm, nhất là sau 8 giờ tối. Việc ăn quá nhiều vào tối muộn khiến cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn gặp khó khăn, từ đó dẫn đến tích lũy năng lượng dư thừa trong cơ thể. Nguy cơ tích lũy chất béo ở phần bụng và mông cũng sẽ cao hơn nếu bạn là người thường hay thức khuya.
Đối với những trường hợp thừa cân, béo phì thì nên thiết lập ngay chế độ giảm cân phù hợp nhằm lấy lại và duy trì cân nặng lý tưởng. Bạn có thể tính thử chỉ số khối cơ thể của thân (BMI) để xem cân nặng của mình có đang ở trong ngưỡng bình thường hay không.
Chỉ số này có thể dễ dàng tính được dựa vào chiều cao (H, đơn vị m) và cân nặng (W, đơn vị kg), theo đó BMI = H / W2.
Chỉ số BMI lý tưởng đối với người Việt Nam nói chung nằm trong khoảng từ 18,5 – 22,9, dưới 18,5 có nghĩa là bạn đang ở mức nhẹ cân, ngược lại BMI > 23 thì người đó được xếp vào dạng thừa cân và cao hơn nữa thì là béo phì. Chính vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh hãy thường xuyên theo dõi và kiểm soát cân nặng của mình.
Theo dõi và kiểm soát cân nặng thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh
Bên cạnh các phương pháp kể trên, trường hợp có nồng độ Triglyceride trong máu quá cao thì có thể sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc điều trị để giúp hạ thấp nồng độ mỡ máu trong cơ thể.
Xét nghiệm Triglyceride được đánh giá là cần thiết trong việc theo dõi sức khỏe tổng quát của mỗi người. Các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm Triglyceride từ 2 – 5 lần một năm để kiểm tra lượng mỡ trong máu và có điều chỉnh lối sống sao cho phù hợp.
4. Địa chỉ xét nghiệm Triglyceride uy tín, chính xác
Hiện nay, bạn có thể tìm thấy nhiều những cơ sở y tế có triển khai xét nghiệm Triglyceride xác định nồng độ mỡ máu. Trong đó, một trong những địa chỉ xét nghiệm uy tín tại Hà Nội phải kể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – cơ sở y tế uy tín hàng đầu
Sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, MEDLATEC tự hào là cơ sở y tế khám chữa bệnh và xét nghiệm hàng đầu. Với hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật viên và y bác sĩ chuyên môn cao, mọi kết quả đều được đảm bảo có trong thời gian sớm nhất với độ chính xác cao nhất.
Bạn có thể trực tiếp sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở của MEDLATEC hoặc liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch lấy mẫu.