1/ Hệ số trượt giá BHXH là gì? Ý nghĩa?
Hệ số trượt giá BHXH là tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH, được hiểu đơn giản là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.
Hệ số này có ý nghĩa quan trọng trong việc bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH.
Điều nãy sẽ góp phần giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHXH.
2/ Công thức tính hệ số trượt giá BHXH
Căn cứ Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, hệ số trượt giá BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:
* Đối với BHXH bắt buộc:
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t
=
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%
Trong đó:
– t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một;
– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 1994.
* Đối với BHXH tự nguyện:
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t
=
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia BHXH tự nguyện hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%
Trong đó:
– t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một.
3/ Bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022
Ngày 31/12/2021, Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đã được ban hành. Mặc dù đến 20/02/2022, Thông tư này mới có hiệu lực nhưng những quy định về hệ số trượt giá đã được áp dụng từ 01/01/2022.
Theo đó, từ ngày 01/01/2022, hệ số trượt giá BHXH sẽ được áp dụng theo các bảng sau:
Bảng 1: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc
Mức điều chỉnh
Năm
5,1
Trước năm 1995
4,33
1995
4,09
1996
3,96
1997
3,68
1998
3,53
1999
3,58
2000
3,59
2001
3,46
2002
3,35
2003
3,11
2004
2,87
2005
2,67
2006
2,47
2007
2,01
2008
1,88
2009
1,72
2010
1,45
2011
1,33
2012
1,25
2013
1,2
2014
1,19
2015
1,16
2016
1,12
2017
1,08
2018
1,05
2019
1,02
2020
1
2021
1
2022
Bảng 2: Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Mức điều chỉnh
2,01
1,88
1,72
1,45
1,33
1,25
1,20
1,19
Năm
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
Mức điều chỉnh
1,16
1,12
1,08
1,05
1,02
1,00
1,00
So với năm 2021, hệ số trượt giá BHXH năm 2022 phần lớn đều tăng.
4/ Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá BHXH 2022
Theo Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là các đối tượng có tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:
– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
– Người lao động đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
– Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Thời gian áp dụng: Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
5/ Hệ số trượt giá BHXH ảnh hưởng đến những khoản tiền nào?
Hệ số trượt giá BHXH là một trong các căn cứ để tính tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động. Cụ thể:
Tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm
x
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm tương ứng
Đồng thời, mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng BHXH (Mbqtl) được tính như sau:
Mbqtl
=
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh
Tổng số tháng đóng BHXH
Trên cơ sở đó, những khoản tiền BHXH sau được tính theo mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sẽ bị thay đổi khi hệ số trượt giá thay đổi:
1 – Lương hưu hàng tháng:
Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nêu rõ công thức tính lương hưu như sau:
Lương hưu
=
Tỷ lệ hưởng
x
Mbqtl
2 – Trợ cấp 01 lần khi về hưu:
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.
3 – BHXH 01 lần:
Mức hưởng BHXH 1 lần
=
(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)
+
(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)
4 – Trợ cấp tuất 01 lần:
– Người đang hưởng lương hưu chết:
Mức hưởng
=
48 x Lương hưu
–
0,5
x
(Số tháng đã hưởng lương hưu – 2)
x
Lương hưu
– Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng chết:
Mức hưởng
=
1,5 x Mbqtl
x
Số năm đóng BHXH trước năm 2014
+
2 x Mbqtl
x
Số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi
Năm 2022, khi hệ số trượt giá tăng, các khoản tiền BHXH trên cũng sẽ tăng theo.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về hệ số trượt giá BHXH 2022. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ.
>> Chính thức: Tăng mức hưởng lương hưu, BHXH 1 lần