Kết dư ngân sách là gì? Những thông tin về kết dư ngân sách nên biết – Andrews The Power MBA

Ngân sách luôn là vẫn đề được quan tâm hàng đầu trong hệ thống tài chính quốc gia. Thông qua ngân sách nhà nước chính phủ sẽ cân bằng thu chi để phát triển kinh tế – xã hội. Nước ta đã có những quy định về nguồn thu, chi, rõ ràng trong các quy định của luật pháp. Một trong những khái niệm xuất hiện trong bộ luật là kết dư ngân sách. Cùng tìm hiểu về bản chất kết dư ngân sách là gì, xử lý kết dư ngân sách cùng những vấn đề liên quan đến ngân sách trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Kết dư ngân sách là gì? Những thông tin về kết dư ngân sách nên biết – Andrews The Power MBA

1. Các khái niệm về ngân sách

1.1. Khái niệm kết dư ngân sách là gì?

Kết dư ngân sách là khái niệm trong pháp luật để chỉ về việc so sánh sự chênh lệch của ngân sách giữa dòng tiền thu và chi, ta có hiểu hiểu chính xác về kết dư ngân sách là: kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách.

Khái niệm kết dư ngân sách sẽ xuất hiện nhiều trong các hoạt động liên quan đến quy trình quyết toán ngân sách từ các cấp xã, phường, thị trấn,… các nơi nhận nguồn ngân sách của Nhà nước để phát triển. Theo quy định quyết toán chi ngân sách không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách bởi sự chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách.

Theo quy định toàn bộ kết dư ngân sách nếu có sẽ được chuyển vào thu ngân sách các năm tiếp theo, và là chi phí cho hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của các cấp.

Bội chi ngân sách nhà nước (hay còn gọi là Thâm hụt ngân sách) chỉ chung cho các khái niệm bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch giữa tổng chi và tổng thu ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc. Tương tự, Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.

1.2. Đơn vị sử dụng ngân sách

Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách. Hiểu cơ bản thì đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền trình bày kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Nhà nước phê duyệt chi vốn đầu tư cho hoạt động đó.

Vốn đầu tư Nhà nước cũng là vốn ngân sách Nhà nước. Đây là khái niệm nhằm chỉ tất cả các khoản tiền của Nhà nước. Thông qua vốn ngân sách, nhà nước sẽ dùng thu để chi cho các hoạt động theo đúng mục đích, chức năng và nhiệm vụ trên cơ sở luật pháp quy định. Vốn đầu tư nhà nước được thu dưới hình thức thuế, các loại phí, lệ phí,…

1.3. Đơn vị dự toán ngân sách

Đơn vị dự toán ngân sách được hiểu là cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền được nhà nước giao dự toán ngân sách. Thông thường các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trình bày kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và được Nhà nước phê duyệt chi vốn đầu tư thì đơn vị đó được gọi là đơn vị dự toán ngân sách. Hành động lên kế hoạch và trình bày kế hoạch xin kinh phí là quá trình dự toán ngân sách.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Hội đồng nhân dân quyết định những dự toán thu – chi ngân sách của địa phương. Các đơn vị hành chính trên cả nước sẽ được tự quyết định phân bổ dự toán ngân sách của địa phương mình. Việc điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương là một trong các vấn đề quan trọng. Việc điều chỉnh này tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đời sống nhân dân nên hội đồng nhân dân địa phương, cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác thẩm tra, giám sát dự toán và quyết toán ngân sách do Ủy ban nhân dân trình.

2. Quy định về việc xử lý kết dư ngân sách

Tại điều 28 của TT 342/2016/TT – BTC và trong bản hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ – CP được Bộ tài chính ban hành về thực hiện xử lý kết dư ngân sách đối với từng cấp hiện nay như sau:

Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách địa phương được quy định tại điều 72 Luật ngân sách nhà nước: kết dư ngân sách trung ương, ngân sách địa phương sẽ được sử dụng để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước. Ngoài ra, tại điều 73 cũng quy định xử lý các khoản thu, các khoản chi cho ngân sách nhà nước không đúng quy định sau khi quyết toán ngân sách nhà nước được phê chuẩn.

Trường hợp phát hiện hoạt động thu, chi ngân sách không đúng, sau khi thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương sẽ được xử lý theo đúng quy định của pháp luật tại khoản 8 điều 65 trong Luật ngân sách nhà nước hiện hành.

Mọi quyết định phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, xử lý kết dư ngân sách tại các cơ quan tài chính hay ủy ban nhân dân đều cần có văn bản gửi đến kho bạc nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

3. Một số việc làm liên quan đến kết toán ngân sách

Bạn đang muốn tìm kiếm cho bản thân một công việc có liên quan đến kết toán? Sau đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn. Bạn có thể tìm hiểu lựa chọn một công việc phù hợp cho bản thân.

3.1 Nhân viên kế toán

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm làm việc là gì? Kinh nghiệm bao nhiêu mới đủ?

Vị trí công việc kế toán là một lựa chọn phù hợp với những ai muốn làm việc với những con số và tài chính trong ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp.

Các công việc của một kế toán viên như sau:

Thực hiện công việc ghi chép đầy đủ các hoạt động thu chi ngân sách hoặc tài chính của doanh nghiệp. Theo dõi và kiểm soát hoạt động tài chính. Thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán để nắm bắt được tình hình tài chính của cơ quan bạn làm việc.

Thực hiện lập chứng từ cho tất cả các hoạt động cần sử dụng tài chính hoặc sử dụng đến ngân sách làm bằng chứng và chứng từ để xác minh ngân sách thu chi của cơ quan , tổ chức, doanh nghiệp.

Xử lý các dữ liệu về tài chính và ngân sách liên quan đến hoạt đông kế toán. Thực hiện việc lập báo cáo thường xuyên và theo đúng yêu cầu của cấp trên về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thực hiện việc phân tích ngân sách, phân tích tài chính, chi phí của doanh nghiệp, các cơ quan và tham mưu về việc dử dụng tài chính như thế nào cho lãnh đạo được hiệu quả nhất.

Đây là công việc phù hợp với những bạn thích con số, có sự cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ trong công việc. Mức thu nhập cho vị trí nhân viên kế toán không hề thấp chút nào. Trung bình, trên thị trường, bạn có thể nhận được khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng với một sinh viên mới ra trường. Nhưng nếu bạn có kinh nghiệm và làm việc trong một môi trường tốt hơn thì mức thu nhập của bạn còn có thể cao hơn rất nhiều.

3.2. Kiểm toán viên

>>>>>Xem thêm: Autodesk Content Service Là Gì ? Hướng Dẫn Tải & Dùng Phần Mềm A

Trở thành một kiểm toán viên bạn có nghĩ tới không khi học kế toán? Điều này hoàn toàn có thể. Khi làm việc tại vị trí một kiểm toán viên, bạn cần thực hiện các công việc cụ thể như:

Xác minh tính đúng đắn và trung thực trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc các cơ quan tổ chức.

Đưa ra ý kiến đánh giá khách quan về tính trung thực cũng như độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán của doanh nghiệp hiện nay.

Thực hiện công tác tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ cho họ thấy những sai xót trong tài chính. Giúp họ đưa ra những biện pháp khắc phục và để giúp doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả hơn.

Một vấn đề quan trọng là khi bạn làm việc với vai trò kiểm toán viên, bạn có thể lựa chọn cho mình nơi làm việc như tại kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập để tạo cơ hội phát triển cho bản thân. Mức thu nhập trung bình của một kiểm toán viên hiện nay trên thị trường vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng/tháng.

Qua bài viết đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích về: ngân sách nhà nước, về đơn vị sử dụng, đơn vị quyết toán ngân sách cùng các thông tin bổ ích về việc làm cho bạn. Hy vọng với các thông tin trên bạn sẽ tìm được một hướng đi nghề nghiệp tốt nhất cho bản thân.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh của đại học Andrews Hoa Kỳ tại Việt Nam được triển khai từ năm 2015 cùng hai đối tác uy tín: Đại học Quốc gia TP.HCM (Thành phố Hồ Chí Minh) và Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Khóa học có nội dung nguyên gốc Mỹ, được nâng cấp phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam, chú trọng tính thực tiễn và hiện đại. Chương trình được giảng dạy chính bởi các GS.TS Mỹ từ Đại học Andrews Hoa Kỳ. Sau 18 tháng đào tạo, học viên sẽ nhận bằng tốt nghiệp giá trị quốc tế do Đại học Andrews trực tiếp cấp và Bộ Giáo Dục và Đào tạo Việt Nam công nhận văn bằng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *