1. Ảo giác, ảo ảnh
Ảo giác, hoặc ảo ảnh là sự giải thích sai về giác quan – nó làm cho chúng ta nhìn, nghe và cảm thấy những điều mà ta biết là không có thật, tạo cảm giác thật một cách mơ hồ. Nó cũng là thứ tạo hưng phấn khi ta xem ảo thuật. Thực chất đó chỉ là ví dụ thực tiễn của một màn trình diễn của 1 chuỗi các ảo giác. Một ví dụ khác của ảo giác là tưởng như nghe thấy tên ai đó hoặc ai đó nhắc về 1 cái gì đó khi đang nghe đài báo, tivi.
Hiện tượng xảy ra với tất cả mọi người bởi bộ não chúng ta vốn không hoàn hảo. Nhiều ảo ảnh là bình thường và phổ biến do khiếm khuyết trong các giác quan. Đó không phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần, trừ khi nó xuất hiện liên tục dai dẳng và cản trở các sinh hoạt thường ngày. Hầu hết các ảo giác cũng liên quan đến một số mức độ hoang tưởng. Tuy nhiên, một vài loại ma túy có thể gây ra ảo ảnh mà có thể xuất hiện kể cả lúc không sử dụng.
Ảo giác cũng là một phần của rối loạn tâm thần chẳng hạn như tâm thần phân liệt hoặc rối loạn ảo tưởng. Chúng có thể xảy ra cùng với ảo tưởng, liên quan đến cảm nhận thứ gì đó thực sự ở đó, như nghe thấy giọng nói (ảo giác âm thanh) hoặc cảm thấy có vật gì đó đang bò trên da của mình.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra trạng thái ảo giác. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện cùng với một loạt các yếu tố di truyền, sinh học, tâm lý và môi trường sống. Hay những dấu hiệu bất thường trong não cũng có thể đóng vai trò gây nên tình trạng này. Bởi do, sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh có thể làm tăng khả năng phát triển ảo giác. Hoặc các chấn thương về tâm thần như sang chấn tâm lý cũng gây ra hiện tượng này.
2. Hoang tưởng, ảo tưởng
Ảo tưởng (với tên gọi khác là Hoang tưởng) là các nhận định, niềm tin sai mâu thuẫn với thực tế. Một người cố chấp giữ vững, không thể buông bỏ những nhận định này cho dù bằng chứng phản bác lại chúng (ảo tưởng sức mạnh). Ở một số trường hợp cực đoan, ảo tưởng là triệu chứng cho bệnh tâm thần. Một cá nhân mắc chứng hoang tưởng không thể phân biệt rõ đâu là thực, là hư vô.
Nguồn gốc của hoang tưởng có thể từ định kiến hay ám ảnh trở thành, từ ảo giác mà hình thành hoang tưởng di chứng. Hoang tưởng suy đoán thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của người bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến các hành động của họ. Đây được coi là triệu chứng loạn thần của một bệnh tâm thần nào đó ví dụ như: tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, loạn thần do rượu, ngáo đá (loạn thần do ma tuý đá), động kinh tâm thần…
Có nhiều cách phân loại ảo tưởng, có những kiểu hoang tưởng kì lạ/hoang đường hoặc khả thi. Ảo tưởng hoang đường là loại ảo tưởng rất kì lạ và hoàn toàn không thể xảy ra trong thực tế. Ví dụ, người ngoài hành tinh xâm chiếm trái đất bằng một đội quân khổng lồ và thay thế cơ quan cơ thể người với một người khác. Ảo tưởng khả thi không hoàn toàn bác bỏ khả năng xảy ra của chúng. Ví dụ, có khả năng một người bị theo dõi bởi cảnh sát.
Hoang tưởng cũng được phân loại dựa trên chủ đề. Hoang tưởng một thế lực nào đó đang kiểm soát trí não, hoang tưởng tự đổ lỗi (nihilistic delusion) được coi là những loại hoang tưởng kì lạ, …Trong khi, hoang tưởng bị theo dõi, ghen tuông, hoang tưởng tự cao (grandiose delusion) thuộc nhóm không kỳ quái.
3. Một vài ví dụ của các loại ảo tưởng
Nội dung vô cùng phong phú, tất cả ước mơ, khuynh hướng, lo lắng, sợ hãi của con người đều có thể trở thành chủ đề hoang tưởng suy đoán.
-
Hoang tưởng ảo giác: Tin rằng họ đang bị theo dõi, quấy rối hoặc nhắm mục tiêu bởi ai đó
-
Hoang tưởng tự buộc tội (Delusion of guilt): người bệnh tự cho mình phạm sai lầm lớn, có phẩm chất xấu, có nhiều tội lỗi… đáng bị trừng phạt. Hoang tưởng tự buộc tội thường thấy ở bệnh trầm cảm và có thể dẫn tới tự tử
-
Hoang tưởng tự đại (Delusion of grandeur): Phóng đại tầm quan trọng của bản thân, cho rằng họ có siêu năng lực hoặc có thể đạt được những điều phi thường
-
Hoang tưởng liên hệ (Idea of reference): thường phát sinh sớm trước hoang tưởng bị hại, người bệnh nghĩ rằng mọi việc xung quanh đều có mối liên hệ mật thiết với mình. Những thái độ, lời nói của người xung quanh, người bệnh đều suy diễn cho là ám chỉ mình, bàn tán về mình, nghĩ rằng người ta nhìn mình một cách đặc biệt, xem thường mình, chế giễu mình…
Ngoài ra còn nhiều hội chứng hoang tưởng như hội chứng Cotard, hoang tưởng được yêu, hoang tưởng ghen tuông…
4. Các giai đoạn hình thành ảo tưởng
– Ảo tưởng có thể bắt đầu bằng biểu hiện tâm trạng. Môi trường hình thành có thể tạo nên bất an bồn chồn
– Họ sẽ cố tìm cách biện minh cho tâm trạng bất thường của họ, có thể tự đổ lỗi cho mình hoặc cho người khác.
– Điều này có thể gia tăng các triệu chứng rối loạn tâm lý, tạo nên một “thế giới riêng” dựa trên cách họ giải thích xung quanh (Xem thêm: Phân biệt Sức khỏe tâm thần và Rối loạn tâm thần)
4. Ảo tưởng và việc sử dụng chất kích thích
Một vài chất có thể ảnh hưởng đến nhận thức và quan điểm, sự tin tưởng của họ, hình thành nên ảo tưởng. Họ – những cá nhân bị rối loạn ảo tưởng có thể dùng ma túy như cách để tự điều trị. Điều này có thể làm tình hình tệ hơn, dẫn đến những phản ứng thái quá như hành vi nguy hiểm hoặc tự làm hại bản thân. Với phương pháp điều trị hiệu quả và phương thức ngăn ngừa, mỗi cá nhân có thể hiểu và giảm thiểu ảo tưởng, đồng thời giảm được những vấn đề lạm dụng chất và ma túy.