Swap là gì? Cách tính phí Swap trong tiền điện tử mới nhất

Swap là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc với các nhà giao dịch, đặc biệt là những nhà giao dịch trong thị trường ngoại hối. Vậy Swap là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số thông tin dưới đây nhé:

Bạn đang đọc: Swap là gì? Cách tính phí Swap trong tiền điện tử mới nhất

  • Khái niệm về Swap.
  • Tại sao có phí Swap.
  • Cách tính phí Swap.
  • Swap trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử.

Swap là gì?

Swap là khoản lãi suất khi giữ lệnh qua đêm mà các nhà giao dịch phải trả hay nhận vào tài khoản của mình.

Nhà giao dịch không phải lúc nào cũng trả phí Swap cho Broker. Khi thực hiện giữ lệnh qua đêm nếu lãi suất của đồng tiền mua thấp hơn lãi suất của đồng tiền bán ra thì nhà giao dịch mới phải trả phí Swap. Còn nếu lãi suất của đồng tiền mua được cao hơn lãi suất đồng tiền bán ra, nhà giao dịch sẽ nhận được khoản phí Swap. Thay vì phải trả nó cho sàn.

Đối với trường hợp giao dịch kết thúc trước thời gian tính phí Swap, các bạn sẽ không cần phải trả khoản phí này.

Tại sao có phí Swap?

Sở dĩ phải có phí Swap vì khi giao dịch các bạn không trực tiếp sở hữu bất kỳ đồng tiền nào. Nên phải vay mượn để thực hiện giao dịch. Phí Swap chính là sự chênh lệch dựa trên lãi suất của các đồng tiền.

Mình sẽ đưa ra một ví dụ: Giả sử bạn mua EUR/AUD tức bạn đang vay AUD để mua EUR. Phần lợi nhuận hay khoản lỗ chính là sự chênh lệch giữa lãi suất đồng AUD bạn vay. Và lãi suất trên đồng EUR bạn mua. Nếu lãi suất của EUR cao hơn lãi suất của đồng AUD thì bạn có lợi nhuận và ngược lại.

Thời gian tính phí Swap

Đối với mỗi sàn giao dịch sẽ có quy định riêng về thời gian tính phí Swap. Nhưng đa số các sàn giao dịch hiện nay đều tính phí này vào nửa đêm. Khoảng từ 22h – 00h theo múi giờ của máy chủ.

Ví dụ: Sàn quy định thời gian tính phí là 22h30. Bạn mở lệnh vào 22h29 thì sẽ bị tính phí Swap. Còn nếu bạn mở lệnh vào lúc 22h31 thì phí Swap sẽ không được tính.

Thị trường ngoại hối sẽ đóng cửa không giao dịch vào 2 ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật. Tuy nhiên phí Swap được tính cho cả 7 ngày một tuần. Nên phí Swap của 2 ngày thị trường đóng cửa sẽ được cộng dồn vào ngày thứ tư tuần sau. Do việc cộng dồn như vậy nên phí Swap thường rất cao. Các nhà giao dịch nên lưu ý điều này để giảm tối đa chi phí giao dịch.

Cách tính phí Swap

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tính phí Swap tại các sàn giao dịch nhé:

Để biết khoản phí Swap của cặp tiền mình giao dịch, có thể vào xem ở trang web của sàn giao dịch mà bạn đã đăng ký. Các bạn cũng có thể xem trên phần mềm MT4.

MT4 hiện có hỗ trợ cho thiết bị di động. Chỉ cần nhấn vào cặp tiền muốn xem, chọn “thuộc tính Symbol”, phần mềm sẽ hiển thị 2 loại phí swap. Bao gồm phí qua đêm cho lệnh mua vào và phí qua đêm cho lệnh bán ra. Khi sử dụng MT4 trên máy tính, các bạn làm tương tự các thao tác như trên điện thoại. Hoặc có thể dùng thêm tổ hợp phím ctrl+U.

Swap trong tiền điện tử

Swap Coin (Swap Token) là gì?

Token Swap là việc chuyển đổi các token kỹ thuật số từ Blockchain này sang Blockchain khác.

Thường việc Token Swap xảy ra khi sử dụng một Blockchain để gây quỹ như mạng lưới Ethereum từng làm. Ví dụ để bạn dễ hình dung nhất đó là trường hợp của EOS và Tron. Các token này được chuyển vào Blockchain riêng của họ sau khi chính thức ra mắt mainnet.

Token Swap không chỉ liên quan trực tiếp đến việc khởi chạy Blockchain mà nó còn liên quan đến quá trình chuyển giao dự án. Chuyển từ giao thức này sang giao thức khác. Ví dụ: Việc hoán đổi token của Storj được chuyển giao từ nền tảng Bitcoin sang nền tảng Ethereum. Bởi vì nhiều vấn đề về khả năng mở rộng.

Làm thế nào để thực hiện Swap token?

Với mức độ tham gia vào việc Token Swap của các user và nhà đầu tư, thường phụ thuộc vào nơi họ lưu trữ token. Nhiều người thường lưu trữ trên sàn. Và khi lưu trữ trên sàn thì khả năng thực hiện hoán đổi token với nhiều bước là rất thấp. Ví dụ, sàn giao dịch Binance cho biết họ sẽ hỗ trợ mọi yêu cầu về kỹ thuật cho quy trình chuyển giao các token như EOS, Tron, ICON và Ontology.

Đối với những user và nhà đầu tư lưu trữ token trong ví điện tử, họ phải thực hiện việc này một cách thủ công. Họ phải đăng ký để gửi token từ một nền tảng blockchain cũ sang một nền tảng blockchain mới. Quy trình này đòi hỏi một key riêng cho dự án (key EOS, TRON,..). Và gửi token đến một key address (đây là nơi lưu trữ token sau khi swap) trước khi khởi chạy Mainnet.

Thường thì sẽ xuất hiện nhiều khoảng thời gian trì hoãn. Đây là thời điểm mà user hoán đổi token của mình. Một số dự án có thể kể đến như EOS, với nhiều thời hạn khá khó khăn. Sau đó thì các Token trên Blockchain cũ bị đóng băng và không thể truy cập nữa. Nhìn chung, việc chủ sở hữu token đăng ký token trước hạn chót của token swap nhằm đảm bảo việc token được di chuyển sang blockchain mới còn gọi là mapping.

Mình sẽ lấy ví dụ như sau: Để swap token EOS, nhà đầu tư cần phải có địa chỉ ví ETH – nơi họ nắm giữ token EOS tại vòng public EOS. Nhằm đảm bảo token sẽ được hoán đổi thành công.

Ngoài ra, ở một số sàn như Binance, Kraken, Bitfinex đã hỗ trợ người dùng trong quy trình Swap Token EOS.

Yêu cầu để thực hiện Swap Coin là gì?

Quy trình hoán đổi token ở mỗi mạng lưới tiền điện tử không hề giống nhau. Thường họ sẽ thông báo lịch trình, thời gian và tài liệu hướng dẫn cách thức hoán đổi token cho nhà đầu tư trước khi chuẩn bị thực hiện hoán đổi.

Với nhà đầu tư đang giữ token sẽ có 2 cách để hoán đổi:

  • Cách 1: Hoán đổi thủ công

Với cách này sẽ hơi phức tạp một tí. Vì bạn sẽ tự mình thực hiện quá trình hoán đổi token dựa trên những tài liệu hướng dẫn. Nếu là người mới mình khuyên bạn nên sử dụng cách tiếp theo mà mình đề cập để hoán đổi.

  • Cách 2: Hoán đổi tự động

Bạn chỉ cần chuyển các token muốn hoán đổi lên sàn giao dịch hỗ trợ việc hoán đổi các token. Với cách hoán đổi này, mọi quy trình khác sẽ được sàn thực hiện toàn bộ.

Rủi ro khi Swap Coin là gì

Bỏ lỡ thời hạn

Quá thời hạn trao đổi token, tuy có những phương pháp dự phòng cho rủi ro này nhưng bạn không nên vì vậy mà để quá hạn hoán đổi token. Khi quá hạn, các đồng tiền cũ sẽ không được sử dụng nữa, giá trị của nó gần như bằng 0. Các sàn giao dịch, các ví và Dapps sẽ dần xóa nó ra khỏi danh sách các token được hỗ trợ bởi họ.

Không có quy trình “không tin cậy”

Thực sự mà nói thì việc chuyển đổi token còn quá mới lạ nên nó không phải là một quy trình đáng tin cậy. Thay vào đó, nhà đầu tư đặt niềm tin vào người phụ trách dự án để thực hiện theo kế hoạch.

Không có cơ quan quản lý

Không có bất kỳ cơ quan pháp lý nào can thiệp vào quá trình hoán đổi token. Và đương nhiên nếu xảy ra lỗi hay bạn chuyển token đến sai địa chỉ ví thì bạn sẽ là người duy nhất chịu trách nhiệm cho việc này.

Swap token có ý nghĩa gì trong tiền điện tử?

Tài sản tiền điện tử có nền tảng bảo mật và tồn tại trong một chuỗi Blockchain cố định. Tồn tại dưới dạng kỹ thuật số nên việc thay đổi không dễ dàng. Không dễ thay thế loại tài sản này bằng một loại tài sản kỹ thuật số khác mà không có giới thiệu mã, khuôn khổ hay cấu trúc hỗ trợ.

Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này ý nghĩa của Swap token trong tiền điện tử là trao đổi một loại tài sản tiền điện tử này bằng một loại tài sản tiền điện tử khác dựa trên tỷ lệ nhất định. Tài sản cũ sẽ bị thay thế bởi tài sản mới với cùng mức giá tại thị trường.

Lời kết

Với những thông tin mà mình cung cấp, mình tin chắc phần nào bạn cũng hiểu về Swap là gì? Cũng như cách thức hoạt động của quy trình này. Mình sẽ bổ sung thêm nhiều bài viết hữu ích như vậy trong thời gian sắp tới.

FOMO, FUD là gì? Cách đánh bại hội chứng này trong đầu tư

KYC và AML là gì? Hướng dẫn xác minh KYC thành công từ A-Z

Airdrop là gì? Hướng dẫn làm Airdrop nhận coin miễn phí A-Z

>>>>>Xem thêm: Các loại thịt heo: Cách phân biệt 8 loại thịt heo chuẩn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *