Dropshipping là gì? Kinh doanh mô hình dropshipping được và mất gì?

Hình thức kinh doanh Dropshipping, cái tên với nhiều người không còn xa lạ nhưng với những người mới “chập chững” bước những bước đầu tiên trên con đường kinh doanh thì hình thức này còn khá lạ và mơ hồ. Khởi nghiệp từ Dropshipping, có rất nhiều người thành công nhưng cũng có nhiều người đã từ bỏ.

Trong họ đều có cách hiểu khác nhau về Dropshipping do trong quá trình làm việc hình thành nên. Nhưng hiểu chung nhất thì Dropshipping là hình thức bán lẻ trực tuyến không cần người bán có kho hàng sẵn và có thể linh động thời gian địa điểm cũng như nhà cung cấp.

Một số người tin rằng đây là một cách tuyệt vời để bắt đầu với thương mại điện tử. Những người khác thì lại phản bác ý kiến đó khi nghe quá nhiều về những trò gian lận của dropshipping và những hứa hẹn về sản phẩm hoàn hảo. Với rất nhiều tin đồn và thông tin sai lạc xung quanh hình thức này, thật khó để phân biệt và tin vào điều gì.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết và kỹ lưỡng về mô hình Dropshipping để bạn có thể hiểu rõ ràng hơn hình thức kinh doanh online này!

1. Dropshipping là gì?

Mô hình Dropshipping hiểu đơn giản là, bạn là người bán hàng. Bạn đăng bán sản phẩm của Nhà cung cấp với giá tùy ý và marketing sản phẩm. Khi có khách mua hàng, bạn trả tiền cho người bán giá niêm yết của nhà cung cấp. Nhà cung cấp ghi nhận thông tin khách hàng của bạn và chuyển đến tay khách. Bạn chỉ cần theo dõi đơn hàng và nhận tiền COD.

Tuy nhiên, ở Việt Nam mô hình này lại chưa thực sự được phát triển mạnh mẽ như ở nước ngoài. Lý do phần lớn nằm ở tỷ suất lợi nhuận của mô hình này không được cao như ở nước ngoài.

Dropshipping là gì?

Việc này một phần do mức tiêu dùng ở thị trường Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn khá nhiều so với các thị trường phát triển nước ngoài. Việc này do hàng hóa nhập về Việt Nam vẫn đang qua quá nhiều khâu và đầu mối. Để giảm chi phí, hầu hết các người bán ở Việt Nam thường nhập hàng số lượng lớn về và bán thông qua các kênh khác nhau.

2. Quy trình của mô hình Dropshipping

Quy trình của mô hình Dropshipping sẽ bao gồm:

  • Lựa chọn mặt hàng kinh doanh
  • Marketing về sản phẩm để tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Chốt đơn hàng
  • Liên hệ nhà cung cấp
  • Trao đổi về giá cả, vận chuyển với nhà cung cấp
  • Đặt mua và theo dõi đơn hàng
  • Tiếp tục marketing các sản phẩm muốn bán

3. Ưu, Nhược điểm của kinh doanh mô hình Dropshipping

3.1. Ưu điểm của Dropshipping

Mô hình dropshipping có những ưu điểm khác biệt như sau:

  • Tổ chức dễ dàng:

Việc vận hành mô hình dropship chỉ gói gọn trong 3 bước, bao gồm: Tìm kiếm nhà cung cấp, xây dựng kênh bán và bắt đầu các công việc liên quan để bán được hàng.

  • Chi phí tổ chức bán hàng thấp:

Trong các mô hình kinh doanh truyền thống, phần lớn chi phi kinh doanh phát sinh từ việc thiết lập và vận hành các hoạt động bán lẻ, trong đó có chi phí dự trữ và quản lý hàng tồn kho. Dropship loại bỏ vấn đề chi phí này, bạn không cần dự trữ tồn kho, xử lý hàng hóa, gói hàng và vận chuyển. Theo đó, chi phí chủ yếu là xây dựng trang web và marketing cho cửa hàng.

  • Chi phí đầu tư thấp:

Như đã nêu trên, bạn không cần đầu tư quá nhiều vốn cho việc kinh doanh online, chi phí chủ yếu là hoàn thiện kênh bán và quảng cáo để thu hút người tiêu dùng.

  • Rủi ro thấp:

Nếu cửa hàng của bạn không bán được sản phẩm, bạn cũng sẽ không mất các chi phí kiểm soát tồn kho. Nếu bạn muốn ngừng bán sản phẩm, bạn cũng không bị lỗ vốn do sản phẩm còn tồn kho quá nhiều.

Ưu điểm Dropshipping

  • Bán hàng xuyên biên giới:

Bạn có thể bán hàng tại bất kỳ nơi đâu, trong mọi thời điểm, bởi cửa hàng online của bạn không cần văn phòng, nhà kho, nhân viên,…

  • Bán bất kỳ sản phẩm nào bạn muốn:

Bạn có thể nghiên cứu và bán bất cứ món hàng nào bạn thích. Ngay cả trên website bán hàng của bạn, bạn có thể bán nhiều loại nhiều phẩm cùng ngành hàng để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và bao phủ được nhu cầu của họ.

  • Mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng:

Trong mô hình kinh doanh truyền thống, việc mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc tăng đầu tư thời gian và tiền bạc vào cửa hàng. Với mô hình dropshipping, mọi hoạt động liên quan đến hàng hóa và hoàn tất đơn hàng sẽ được nhà cung cấp xử lý. Do đó, bạn có nhiều thời gian để mở rộng kinh doanh bằng việc tăng cường bán hàng đa kênh, xây dựng hệ thống website tối ưu bán hàng, tìm kiếm sản phẩm tiềm năng để mở rộng danh sách sản phẩm.

3.2. Nhược điểm của Dropshipping

Tuy dropshipping có những ưu điểm cho người kinh doanh online, tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế:

  • Thiếu sự kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa TMĐT bán sỉ và bán lẻ:

Đơn hàng dropshipping đòi hỏi sự kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa nền tảng mà người bán sỉ sử dụngnền tảng mà người bán lẻ đang kinh doanh. Trong khi đó, các sàn thương mại bán sỉ tại Việt Nam như Thitruongsi, Chosionline,…chưa đủ đáp ứng về yếu tố kỹ thuật, công nghệ để kết nối trực tiếp với những sàn TMĐT bán lẻ trong nước.

Mặt khác, thị trường Việt Nam có trên dưới 20 sàn TMĐT nhưng hiện tại chỉ có một số gian hàng của người bán Trung Quốc trên Tiki và Lazada được dropship sản phẩm từ nước ngoài.

  • Chi phí logistics tại Việt Nam khá cao:

Hiện tại, một đơn lẻ từ Trung Quốc về Việt Nam đang ở mức giá khoảng 50.000 – 60.000 VND cho 1 đơn hàng dưới 1kg, đây là chưa kể các chi phí như xử lý đơn hàng, phân loại, đóng gói theo yêu cầu người bán hàng không tạo lợi thế cho người bán hàng dropshipping.

Nhược điểm Dropshipping

  • Rủi ro từ hành vi thanh toán COD của người Việt:

Theo Google và Temasek, 75% đơn hàng online sử dụng phức thức giao hàng – trả tiền (COD) tại Việt Nam. Đây là phương thức có tỉ lệ từ chối nhận đơn hàng/hủy đơn hàng rất cao dễ tạo ra nhiều rủi ro cho người bán dropshipping. Tính thanh khoản của COD cũng khá thấp, người bán phải phải chờ lịch đối soát từ hãng vận chuyển (từ 2 – 4 ngày) để nhận được tiền.

4. Người bán được gì khi kinh doanh dropship ở Việt Nam?

  • Tối ưu chi phí về nguồn hàng:

Khi dropshipping thực sự phổ biến tại Việt Nam thông một nền tảng hỗ trợ toàn diện, người bán có thể tiếp cận trực tiếp nguồn hàng từ Trung Quốc, nguồn hàng trong nước, nguồn hàng Affiliate không qua trung gian, giảm chi phí nguồn hàng. Sau đó, kinh doanh dropshipping để bán sản phẩm trực tiếp cho người mua, hưởng phần lợi nhuận chênh lệch giữa giá thành dropshipping và giá bán thực tế mà không cần phải nhập hàng.

  • Bán hàng đa kênh ít rủi ro:

Mô hình bán hàng dropshipping dù không sở hữu hàng hóa nhưng bạn vẫn có thể bán hàng đa kênh hiệu quả. Dữ liệu tồn kho sẽ được cập nhật sẵn trên kênh bán của nhà cung cấp, bạn chỉ cần sử dụng số liệu này để thiết lập và cập nhật số tồn sản phẩm trên kênh bán dropshipping.

  • Giảm chi phí logistics:

Mô hình bán hàng dropshipping tối giản các khoản chi phí cần chi trả, loại bỏ chi phí lưu kho, quản lý hàng hóa và kho bãi, giúp giảm tối đa chi phí logistics.

Như vậy, với mô hình Dropshipping chưa thực sự được phổ biến rộng rãi tại thị trường Việt Nam, người bán hàng thực sự cần một nền tảng có thể tối ưu những vấn đề sau:

  • Nguồn hàng
  • Vận chuyển
  • Thời gian xử lý đơn hàng
  • Đối soát COD
  • Lưu kho

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đứng ra cung cấp nền tảng dropshipping. Tuy nhiên, để nói về 1 nền tảng đáp ứng được nhu cầu của người bán thì có thể kể đến Netsale.

Netsale là nền tảng dropshipping hàng đầu trong nước, hỗ trợ người bán hàng trong quá trình kinh doanh online. Netsale giải quyết các khó khăn về nguồn hàng (dropship từ Trung Quốc/ nguồn hàng có sẵn tại Việt Nam), người bán chỉ cần tập trung vào sales/marketing để chốt đơn mà không cần lo lắng về các vấn đề đằng sau như vận chuyển, đóng gói, lưu kho hay xử lý hàng hoàn.

Hơn thế nữa, người bán hàng dropshipping qua Netsale còn có thể dropship trực tiếp lên Shopee, một bước giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn, xử lý đơn hàng đa kênh chỉ trên 1 hệ thống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *