Nguyên tố hóa học hay thường xuất hiện sau nguyên tố Clo và Narti còn có tên gọi là ( Sodium). Là một nguyên tố dồi dào nhất trong nhóm kim loại kiềm và kim loại tự do, chúng không xuất hiện trong tự nhiên bởi chúng được cấu tạo thành từ các hợp chất. Là nguyên tố không thể thiếu để chế tạo ra thủy tinh lỏng. Vậy Sodium là gì? Cấu tạo như thế nào? Công dụng ra sao, tính chất hóa học như thế nào? Làm sao để có thể điều chế được Sodium? Cách điều chế Sodium như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng. Việc đầu tiên mà chúng ta có thể tìm hiểu về nguyên tố hóa học này là thông qua bảng tuần hoàn các hóa học. Nào hãy cùng Bao bì Đức Phát tìm hiểu về nguyên tố hóa học này chi tiết hơn nhé.
Bạn đang đọc: Sodium là gì? Natri là gì? Cấu tạo và ứng dụng của Sodium trong đời sống
Sodium là gì? Cấu tạo phân tử của Sodium
Sodium là gì?
Sodium có tên gọi khác là Natri ( là nguyên tố bắt nguồn từ từ tiếng Latinh mới: Natrium). Và là tên một nguyên tố hóa học hóa trị một trong bảng tuần hoàn nguyên tố. Nó có một đồng vị bền là 23Na, mà Natri là nguyên tố phổ biến nhất thứ 6 trong vỏ Trái Đất. Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất và có mặt trong nhiều loại khoáng vật như felspat, sodalit và đá muối. – Theo Wikipedia
Tuy nhiên phần lớn muối natri là những hợp chất hòa tan mạnh trong nước. Natri bị rò rỉ do hoạt động của nước nên clo và natri là các nguyên tố hòa tan phổ biến nhất theo khối lượng trong các vùng biển trên Trái Đất.
Cấu tạo phân tử của Sodium
- Số nguyên tử: 11
- Kí hiệu nguyên tử: Na
- Trọng lượng nguyên tử: 22,98976
- Điểm nóng chảy: 883 độ C
- Điểm sôi: 97,8 độ C
Tham khảo thêm >> Metyl Metacrylat là gì? Poli Metyl Metacrylat là gì?
Tính chất hóa học và tính chất vật lý của Sodium
Sodium cũng giống như những nguyên tố hóa học hay những hợp chất khác. Đều có 2 tính chất là tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Tính chất vật lý
Về tính chất vật lý thì đây là 1 nguyên tố có thể dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
Tính chất hóa học
Về hóa học thì đây là 1 kim loại kiềm có màu trắng bạc. Trong đó lớp mỏng sẽ có màu sắc tím, nhẹ và mềm dễ nóng chảy. Hơi của Sodium có màu đỏ thẫm bao gồm những nguyên tử Na và nhiều phân tử Na2. Ở điều kiện đặc biệt thì phản ứng tạo nên dung dịch keo màu chàm tím trong ester.
Tính khử mạnh
Ngoài ra thì Sodium còn có tính khử rất mạnh khi tác dụng với phi kim bằng cách đốt trong không khí hay trong oxi. Na sẽ chát và tạo thành các oxit tạo nên những ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.
- 4Na + O2 → 2Na2O
- 2Na + Cl2 → 2NaCl
Khử Ion H+
Sodium dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng) thành hidro tự do.
- 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
- 2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2
Lưu ý: Khi Sodium tiếp xúc với axit sẽ gây hiện tượng nổ.
Tính háo nước mạnh
Natri có tính háo nước vì vậy nó tác dụng mãnh liệt với nước và tạo thành dung dịch kiềm để giải phóng khí hidro.
- 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Tác dụng với H2
Natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành natri hidrua.
- 2Na (lỏng) + H2 (khí) → 2NaH (rắn)
Tìm hiểu thêm: Decima là gì? Giấc mơ và cũng là nỗi ám ảnh của Real Madrid | Carmarthen AFC
Cách điều chế Sodium
Do Na dễ bị oxi hóa nên người ta điều chế bằng cách điện phân muối halogenua hay hidroxit nóng chảy.
Sau đây là phương trình điện phân
Na+ + e → Na – 2Cl- – 2e → Cl2
2NaCln/c → 2Na + Cl2↑
Lưu ý: Vì NaCl nóng chảy ở nhiệt độ 800oC nên người ta thêm vào 25% NaF và 12% KCl để có thể hạ nhiệt độ n/c xuống 600oC.
Tham khảo thêm >> Borosilicate Glass là gì? Đặc điểm và ứng dụng của thủy tinh Borosilicate
Công dụng của Sodium trong đời sống hiện nay
Công dụng của Sodium với sức khỏe con người
Có thể nói chức năng sống còn của Natri (Sodium) là duy trì nồng độ và thể tích dịch ngoài tế bào. Giúp cân bằng lượng nước và dịch lỏng bên trong cơ thể. Giúp cơ thể duy trì mức độ PH và tính kiềm, axit phù hợp. Các ion Natri, Kali và Clorua là nhân tố quan trọng, để tạo ra sự co cơ và dẫn truyền xung thần kinh.
Nếu như thiếu Natri trong máu hay hạ Natri huyết có thể gây mỏi cơ, chuột rút, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa. Đặc biệt còn có biểu hiện tim đập loạn nhịp, nặng có thể là hôn mê và tử vong. Tuy nhiên nếu sử dụng Natri quá nhiều, sẽ dẫn đến viêc thừa Natri, cũng có thể dẫn đến trường hợp bị suy thận, huyết áp cao và rối loạn nhịp tim và mất cân bằng độ PH trong cơ thể và một số bệnh lý khác.
>>>>>Xem thêm: "Nám Da" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
Công dụng của Sodium trong ngành công nghiệp
- Trong công nghiệp Sodium được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như 1 chất bảo quản. Vì vậy hàng năm có hàng trăm triệu tấn hợp chất Sodium được sản xuất. Sodium với potassium và nhiều loại thuốc quan trọng bổ sung Natri để cải thiện khả năng sinh học.
- Được sử dụng làm kim loại hợp kim và tác nhân chống co giãn.
- Được dùng làm chất khử kim loại khi các vật liệu khác khi không có hiệu quả.
- Có một số hợp chất công nghiệp có chứa sodium như muối ăn, bột soda, bột nổi. Các hợp chất này được sử dụng trong sản xuất giấy, thủy tinh, xà phòng, vải dệt, dầu mỏ, hóa chất và kim loại.
- Sodium còn được dùng như 1 chất lỏng truyền nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân. Bởi vì nó có tính dẫn nhiệt cao như đã nói ở trên phần tính chất vật lý của Sodium. Hợp kim của sodium và potassium, NaK là một tác nhân truyền nhiệt quan trọng.
- Có thể kết hợp với các hợp chất khác tạo thành sản phẩm sử dụng trong dầu gội đầu, kem đánh răng và nước súc miệng và làm chất tẩy rửa sủi bọt. Đây là kim loại cần thiết trong xử lý các hợp chất hữu cơ và sản xuất các ester.
- Có thể dễ dàng tìm thấy Sodium hypochlorite có trong các sản phẩm tẩy rửa, chất tẩy trắng, chất lọc nước. Thỉnh thoảng được dùng làm chất chuyển thể sữa cho dầu khi làm phomat. Bởi kim loại kiềm này là 1 thành phần của Sodium chloride (NaCl – muối ăn) là một phần quan trọng của sự sống.
Ứng dụng đặc biệt với ngành chai lọ Natri Silicate
Natri silicat là tên phổ biến cho các hợp chất có công thức (Na2O)(SiO2)n. Một thành viên nổi tiếng của loạt bài này là natri metasilicate, Na2SiO3. Được biết đến với các tên như thủy tinh nước or thủy tinh lỏng, các vật liệu này có sẵn trong dung dịch nước và ở dạng rắn. Các chế phẩm thuần khiết không có màu hoặc có màu trắng. Tuy nhiên các mẫu thương mại lại thường có màu xanh lá cây hoặc xanh dương do sự có mặt của các tạp chất có chứa sắt.
Lưu ý khi sử dụng Sodium
Khi sodium ở dạng bột sẽ là chất nổ cực mạnh khi tác dụng với nước. Và là chất độc có khả năng liên kết và rời liên kết với nhiều nguyên tố khác. Nên khi sử dụng và bảo quản sodium phải để trong khí trơ hay dầu mỏ. Khi làm việc và tiếp xúc với Na phải cực kỳ cẩn thận. Nên có các thiết bị bảo hộ khi thực hiện các thí nghiệm với hóa chất này.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về Sodium hay Natri. Hi vọng đã giúp cho bạn hiểu Sodium là gì? cũng như những tính chất hóa học & cách điều chế SODIUM. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về Sodium vui lòng bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp kịp thời những thắc mắc của quý vị. Tham khảo các mẫu chai lọ thủy tinh tại công ty chúng tôi nếu bạn cần.