Nhiễm trùng giòi maggot, căn bệnh kì quái

Trên thế giới hiện nay có nhiều căn bệnh lạ mà nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và cách điều trị cụ thể. Trong đó có căn bệnh kì quái nhiễm trùng giòi maggot. Cùng An Khang tìm hiểu về căn bệnh này nhé.

1Nhiễm trùng giòi maggot là gì?

Bệnh nhiễm trùng giòi Maggot là một loại bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người, có thể gặp ở mọi đối tượng. Trong cơ thể người, ấu trùng ruồi (giòi) mọc bên trong vật chủ và ăn hết mô, gây ra các vết loét nghiêm trọng ở vị trí kí sinh, giòi thường làm tổ trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể người.

Ruồi xanh và nhặng có hai cánh thường hấp dẫn với các vết thương hở và các vùng ngấm ẩm với phân và nước tiểu. Ruồi không gây bệnh giòi maggot chỉ đóng vai trò là trung gian truyền ấu trùng này.

2Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do ấu trùng ruồi (có nhiều loại ruồi khác nhau truyền bệnh, ấu trùng của chúng gọi là giòi) gây ra.

Các ấu trùng có thể nhiễm vào các mô đang sống, hoặc đã chết, hoặc đã hoại tử, tại nhiều vị trí trên cơ quan khác nhau: da, mắt, tai, dạ dày và ruột non, hoặc trong hệ tiết niệu. Chúng có thể xâm nhập qua vết thương hở hoặc vùng da lành bình thường

Tại các khu vực nhiệt đới, nơi thường xảy ra bệnh, có thể xảy ra một số trường hợp ruồi còn đẻ trứng trên quần áo khi bạn treo bên ngoài. Khi bạn mặc vào người thì ấu trùng này sẽ bám vào vật chủ không rời.. .Khi cơ thể bạn chảy máu hoặc bị thương ruồi nhặng sẽ bị hấp dẫn bởi những vết thương này, chúng bám vào,bắt đầu đẻ trứng, trứng tiếp tục tồn tại trên vết thương khoảng 8 tiếng – 1 ngày thì trở thành ấu trùng. Đến thời điểm này thì các ấu trùng sẽ đi vào cơ thể vật chủ ăn hết các mô. Nếu không tìm ra cách chữa bệnh nhiễm trùng giòi maggot kịp thời thì các ấu trùng này còn có thể tiếp tục di chuyển và đi khắp các cơ quan khác của cơ thể.

Cách mà ruồi đưa ấu trùng giòi maggot vào cơ thể người:

– Một số con ruồi đưa ấu trùng kèm với trứng muỗi vào cơ thể khi muỗi cắn hoặc hút máu, ấu trùng sau đó đi vào qua các vết cắn.

– Ấu trùng ruồi khác ‘chui sâu vào da. Những ấu trùng ruồi được gọi là giòi maggot.

– Nó có thể xâm nhập thông qua da bàn chân trần của người dân khi họ đi bộ qua đất có chứa trứng hoặc bám vào quần áo của người dân và sau đó chui sâu vào da của họ.Một số ruồi đẻ ấu trùng trên hoặc gần một vết thương, trong các mô chết.

3Triệu chứng của bệnh

Bệnh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nơi mà ấu trùng định vị tại đó. Triệu chứng ở một số bộ phận giòi ký sinh như sau:

– Da và niêm mạc: gây đau, xuất hiện các vết loét hoặc nhọt phát triển chậm, có thể kéo dài một thời gian dài.

– Mũi: làm tắt các chất ở mũi tiết ra và kích ứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp có phù mặt và sốt. Hiếm khi tử vong.

– Tai: cảm giác có bò trườn và tiếng vo vo trong tai. Chất tiết ra mùi thối. Nếu trong tai giữa, ấu trùng dòi có thể xâm lấn lên não.

– Nhãn cầu (mắt): thỉnh thoảng gặp, thường gây nên các kích ứng nghiêm trọng, phù và đau mắt.

4Điều trị bệnh

Ấu trùng sống được nhờ oxy, khi phát hiện vùng da bị ký sinh cần lấy thuốc mỡ bôi lên vùng da đó để đẩy ấu trùng ra. Nếu vết thương bị hoại tử cần loại bỏ vùng tổn thương, làm sạch vết thương tránh nhiễm trùng.

Loại ấu trùng giòi maggot ra khỏi nơi bị nhiễm bằng cách phẫu thuật cắt bỏ bởi một chuyên gia y tế để điều trị triệt để. Thông thường, các vết thương được làm sạch hàng ngày sau khi ấu trùng được gỡ bỏ. Vệ sinh vết thương đúng cách là rất quan trọng khi điều trị bệnh nhiễm trùng giòi maggot.

5Phòng chống bệnh

Bệnh do ký sinh trùng gây ra hoàn toàn có thể phòng chống được, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc sau đây để phòng chống bệnh:

– Bảo vệ làn da: ruồi nhặng rất hấp dẫn bởi các vết thương hở, cách phòng bệnh nhiễm trùng giòi maggot là bạn nên bảo vệ làn da tránh khỏi các vết thương hở đặc biệt là khi đi tới các khu vực nhiệt đới. Nếu bị thương thì nên che làn da của bạn để hạn chế ruồi nhặng, muỗi và bọ ve cắn, vệ sinh thật sạch để tránh bị nhiễm trùng. Đừng quên mang theo thuốc chống côn trùng khi tới khu vực dễ lây bệnh.

– Sử dụng màn chống ruồi nhặng: nếu bạn đang sinh sống hoặc bắt buộc phải tới vùng đang cảnh báo nhiễm bệnh nhiễm trùng giòi maggot thì hãy nên bảo vệ chính mình bằng cách sử dụng màn chống muỗi. Đồng thời nên cẩn thận với quần áo khi đem đi phơi.

– Môi trường xung quanh: ruồi nhặng, ve bọ, muỗi chính là tác nhân gây bệnh, vì vậy bạn hãy luôn giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ. Tiêu diệt ruồi nhặng, đặc biệt là loài ruồi nhặng xanh hai cánh.

Nhiễm trùng giòi maggot là căn bệnh khá rùng rơn, do ký sinh trùng gây ra và không lây nhiễm từ người người sang người. Bệnh hoàn toàn có thể phòng chống bằng cách tránh tiếp xúc với sinh vật gây bệnh, hạn chế sự lây lan và phát triển của sinh vật truyền bệnh bằng cách biện pháp vệ sinh. Nếu nghi ngờ mắc phải, bạn nên đến ngay cơ sở chuyên khoa thăm khám để cho kết quả chính xác nhất và chữa trị kịp thời.

An Khang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *