Phản ứng dị ứng có thể gây ra bởi thức ăn, thuốc, nọc độc cồn trùng hoặc những tác nhân không rõ khác. Và nghiêm trọng hơn, có thể gây ra sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng xảy ra đột ngột, biểu hiện trầm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Có một hoạt chất có thể giúp nhanh chóng thoát khỏi cơn sốc phản vệ, được gọi là Epinephrine.
Epinephrine (còn được biết đến với cái tên adrenaline) là loại thuốc có khả năng thuyên giảm các triệu chứng nguy hiểm gây ra bởi sốc phản vệ. Vì đây là tình trạng cấp cứu, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một dụng cụ có chứa liều epinephrine để những người có nguy cơ, tiền sử dị ứng nghiêm trọng có thể tự chủ động sử dụng thuốc mà không kịp đến bệnh viện. Dụng cụ này được gọi là bút tiêm tự động Epinephrine.
1. Tổng quan Bút tiêm tự động Epinephrine
1.1 Sự chuẩn bị và dự phòng
Nếu bạn từng có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bác sỹ khuyên bạn nên chuẩn bị cho mình bút tiêm Epinephrine. Tốt nhất, hãy thông báo cho người xung quanh, bao gồm: gia đình, bạn bè thân, thầy cô giáo, hoặc đồng nghiệp làm chung,v.v. nên được biết tình trạng của bạn, và đồng thời biết cách sử dụng bơm tiêm tự động Epinephine.
Tình trạng sốc phản vệ là không thể dự đoán trước. Khi mà một người có phản ứng dị ứng nhẹ, vẫn có thể trở nên trầm trọng hơn (sốc phản vệ) ở lần sau nếu tiếp xúc lại với tác nhân tương tự. Một người đang bị sốc phản vệ tấn công có thể hốt hoảng quá mức, không thể tự tiêm thuốc cho bản thân. Lúc này đây họ rất cần những người xung quanh hỗ trợ dùng thuốc kịp thời. Nếu không, biến chứng của sốc phản vệ là không thể tránh khỏi, thậm chí có thể gây tử vong.
Những người có tiền sử sốc phản vệ do dị ứng nên luôn luôn giữ tối thiếu một liều epinephrine bên cạnh. Nhiều chuyên gia về dị ứng đã đề nghị nên có tối thiểu 2 liều epinephrine có sẵn. Bởi vì, một vài trường hợp, sẽ cần thêm liều thứ 2 mới đủ thuyên giảm được sốc phản vệ trong trường hợp nặng.
1.2 Nguyên tắc sử dụng bút tiêm
Sau khi được chuẩn bị bút tiêm, bước tiếp theo sẽ cần biết cách dùng loại bút tiêm của mình. Nhiều hướng dẫn ghi trên hộp thuốc, video thường sẽ cung cấp dầy đủ về cách sử dụng của chúng. Bạn cũng có thể tham khảo chia sẻ kinh nghiệm từ những người đã dùng loại bút tiêm tương tự.
Bút tiêm tự động cần luôn luôn được mang theo bên mình. Kể cả ở trong trường hoặc nơi làm việc, tham gia tiệc tùng hoặc đi du lịch, tập thể dục và khi ra ngoài. Ngoài ra, bút tiêm nên được để ở những vị trí dễ tìm. Làm sao để trong những trường hợp khẩn cấp, người xung quanh, bạn bè, gia đình đều có thể tìm ra dễ dàng vị trí cất bút tiêm.
Về bảo quản, bút tiêm nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những vùng quá nóng hoặc quá lạnh.
2. Biệu hiện khi dị ứng và sốc phản vệ?
Các triệu chứng sốc phản vệ sau đây có thể xảy ra trong vòng vài phút hay vài giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng:
- Miệng: ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi
- Da: ngứa, phát ban, tấy đỏ, sưng
- Ruột: ói mửa, tiêu chảy, ruột rút
- Họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc
- Hô hấp: thở dốc, ho, thở khò khè
- Tim mạch: mạch yếu, chóng mặt, choáng
3. Epinephrine có hiệu quả như thế nào trong điều trị sốc phản vệ?
Epinephrine là một loại thuốc điều trị hiệu quả tốt nhất nếu bị sốc phản vệ. Tác dụng giảm triệu chứng sốc ngay lập tức chỉ trong một vài phút sau khi tiêm. Epinephrine có thể thuyên giảm thậm chí khỏi hoàn toàn các triệu chứng nguy hiểm gây ra bởi sốc phản vệ, bao gồm: cơn co thắt ngực, khó thở và hạ huyết áp. Tuy nhiên, trong ít trường hợp, không phải lúc nào epineprine cũng hoạt động hiệu quả. Vì thế tốt nhất là vẫn nên tránh tác nhân dị ứng khi bạn đã xác nhận cụ thể đó là loại tác nhân nào trước đây.
Một số loại thuốc khác cũng có thể làm thuyên giảm tình trạng phản ứng dị ứng. Trên thực tế chỉ có epinephrine là thuốc có thể thuyên giảm thậm chí khỏi hoàn toàn tất cả triệu chứng của dị ứng. Ví dụ, antihistamin có thể giảm thiểu phát ban và ngứa, hoặc thuốc xịt hen phế quản (như albuterol) có thể điều trị ho, khò khe. Tuy nhiên những loại thuốc này không thể làm giảm các biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, hoặc hạ huyết áp. Ngoải ra, antihistamin thường được sử dụng là viên uống, vì thể hiệu quả rất chậm để điều trị trường hợp sốc phản vệ .Trong khi đó, tiêm epinephrine hiệu quả ngay lập tức chỉ trong vài phút.
Một vài trướng hợp, antihistamin và thuốc xịt hen phế quản có hiệu quả điều trị sốc phản bệ. Tuy nhiên, chúng không thể nào thay thế được sự hiệu quả của epinephrine. Và không có một loại chất nào có thể thay thế epinephrine trong điều trị sốc phản vệ.
4. Bút tiêm tự động Epinephrine được sử dụng khi nào?
Khi một người có biểu hiện phản ứng dị ứng nên được tiêm epinephrine nếu có các biểu hiện nghiệm trọng khác kèm theo như:
- Khó thở
- Cảm giác co thắt ngực
- Sây xẩm, chóng mặt, cảm giác như muốn ngả xuống dưới đất
Bút kiêm tự động có thể được dùng cho cả trẻ em nếu như:
- Không đáp ứng với các thuốc kháng dị ứng khác, lơ mơ, choáng váng, chóng mặt trong lúc có biểu hiện dị ứng.
- Tiếp xúc với loại thực phẩm và gây ra nôn ói rất nhiều sau khi ăn. Đặc biệt là có kèm theo các triệu chứng khác như nổi sẩn, phát ban.
- Ho liên tục, kèm theo các biểu hiện dị ứng khác.
- Có tiền sử sốc phản vệ và phát triển ban sẩn đỏ sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó.
- Được xác định là có tiếp xúc với loại thực phẩm trước đây gây ra sốc phản vệ nghiêm trọng. Trong trường hợp này, phải dùng epinephrine dù chưa có bất kỳ phản ứng dị ứng nào.
5. Tác dụng phụ của Epinephrine?
Lợi ích của epiephrine nhiều hơn rất nhiều so với nguy cơ rủi ro khi sử dụng. Tuy nhiên, thuốc vẫn có biểu hiện tác dụng phụ ở một vài cá nhân. Một số tác dụng phụ hay gặp bao gồm:
- Tim mạch: đập nhanh, cảm giác đau ngực
- Hệ thống thần kinh: Lo lắng, bồn chồn, run người, cảm thấy lạnh, đau đầu, chóng mặt
- Tiêu hóa: nôn ói nhẹ, khô họng
- Hô hấp: những cơn thở ngắn và nhanh
6. Cách sử dụng bút tiêm tự động Epinephrine
Ngoài hướng dẫn trong bài viết này, các bạn nên tham khảo sự tư vấn hướng dẫn từ bác sỹ. Hoặc đọc thêm hướng dẫn trên bao bì, xem hướng dẫn Youtube để nắm rõ các thao tác sử dụng.
Ngoài ra, khi đâm tiêm vào đùi, không nhất thiết phải là đùi trần, vì kim vẫn có thể xuyên qua quần mà vẫn cho hiệu quả tốt.
6.1 Bút tiêm tự động Epipen vào Epipen Jr
Loại bút tiêm tự động này chứa 1 đơn liều Epinephrine. Tuy nhiên, bút vẫn có những hãng chứa 2 liều.
- Bút EpiPen: dành cho người từ 30kg trở lên, với liều lượng 0,3 mg.
- Bút EpiPen Jr dành cho người từ 15 – 30 kg, với đơn liều 0,15mg
Không có bằng chứng nào cho thấy EpiPen và EpiPen Jr an toàn và hiệu quả ở những trẻ dưới 15kg. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho sử dụng.
Cách sử dụng:
Bước 1:
- Giữ chắc ống với đầu cam hướng xuống dưới.
- Tháo nắp an toàn màu vàng (EpiPen) hoặc xanh (EpiPen Jr) bằng cách kéo thẳng ra. Không bẻ cong hay vặn xoáy.
Bước 2:
- Đưa tay ra và thúc mạnh mũi cam vào giữa mặt ngoài bắp đùi cho đến khi bạn nghe thấy tiếng ‘cách’.
- Giữ ống tiêm trên đùi trong 3 giây.
- Sau đó mát-xa vùng vừa đâm kim trong 10 giây.
Bước 3: Gọi cấp cứu.
Cơ chế bảo vệ kim tiêm: Sau khi tiêm, nắp màu cam trượt tự động để bao phủ nhằm đảm bảo kim tiêm không bao giờ bị lộ ra ngoài.
6.2 Bút tiêm tự động Auvi-Q
Đây là loại được sản xuất từ Canada. Bút có loại một liều hoặc 2 liều tùy hãng.
Về liều lượng, Auvi-Q có 3 liều khác nhau: 0,3 mg (màu cam); 0,15mg (màu xanh); 0,1 mg (màu trắng và tím)
Cách sử dụng
Bước 1:
- Tháo lõi Auvi-Q ra khỏi vỏ cứng bọc bên ngoài.
- Đừng qua bước 2 cho đến khi bạn quyết định sử dụng. Nếu chưa cần sử dụng, bạn vẫn có thể đóng lõi lại vào vỏ cứng.
Bước 2: Tháo nắp an toàn màu đỏ ra.
Bước 3: Đặt đầu đen của Auvi-Q vào vị trí giữa và mặt ngoài của đùi. Sau đó đẩy mạnh vào đùi cho đến khi nge tiếng “cạch” và chờ trong 2s.
Lưu ý: Trong trường hợp sử dụng AuviQ (0,1mg) cho trẻ nhỏ, nên lấy 1 tay giữ chặt đùi bé, một tay tiêm thuốc.
Bước 4: Gọi cấp cứu.
7. Tại sao cần gọi cấp cứu khi sử dụng Epinephrine tự động?
Sau khi sử dụng bút tiêm tự động, bạn cũng phải cần tìm kiếm đến các cơ sở y tế gần nhất. Bởi vì các phản ứng vẫn có thể quay trở lại bát cứ lúc nào.
Khi có khả năng, hãy nhờ người nào đó xung quanh gọi điện để được giúp đỡ.
Nếu bạn đang ở một mình, hãy sử dụng bút tiêm tự động trước. Sau đó gọi hoặc đi đến cơ sở cấp cứu gần nhất để được kiểm tra.
Trên thực tế, việc theo dõi, kiểm tra không phải do tác dụng xấu nào đó của epinephrine. Bởi vì thuốc này là an toàn. Tuy nhiên phản ứng dị ứng có thể quay trở lại dù đã tiêm thuốc. Nhập cấp cứu, kiểm tra lại nhằm bác sỹ cân nhắc thêm liều epinephrine hay những loại thuốc bổ trợ khác kèm theo, nếu cần.
Trong lúc chờ đợi, nên nằm xuống và kê 2 cẳng chân lên cao. Không bao giờ cố ngồi dậy, hoặc đứng lên, vì điều này làm ngăn chặn máu đi đến não hoặc tim.
8. Sự hồi phục sau khi dùng thuốc?
Mỗi người sẽ có mức hồi phục khác nhau với phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Đa phần sẽ hồi phục hoàn toàn và rất nhanh sau khi điều trị. Mốt số khác cảm thấy mệt mỏi, yếu cơ thể tuy nhiên cũng sẽ hồi phục ngay sau đó. Một vài người thì biểu hiện thuyên giảm hoàn toàn lâu hơn, có thể lên đến 24-48 giờ mới có thể hồi phục hoàn hoàn.
Đôi khi, biểu hiện dị ứng quay trở lại dù đã hết cơn đầu tiên, tuy những trường hợp này là ít gặp. Cơn phản ứng dị ứng lần sau nếu xảy ra thường sau vài giờ, trung bình trong 8 giờ đồng hồ. Vì thế, cần phải nên được theo dõi, giám sát tại cơ sở y tế ngay cả khi đã điều trị epinephrine tự động.
Bác sỹ có thể kê đơn thuốc để điều trị sau cơn dị ứng, có thể là antihistamin hoặc glucocorticoid dạng uống. Những thuốc này có thể giúp phòng ngừa cơn phản ứng dị ứng quay trở lại.
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế để được bác sỹ tư vấn sử dụng bút tiêm tự động Epinephrine.
Người viết: Hoàng Yến, Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa