Tìm hiểu bản mô tả công việc nhân viên cung ứng chi tiết nhất

1. Khái quát về nhân viên cung ứng

Trong mắt xích của chuỗi cung ứng và vận chuyển dịch vụ thì không thể không nhắc đến vị trí nhân viên cung ứng, vậy thì nhân viên cung ứng là ai?

Nhân viên cung ứng là người đảm nhận vị trí công việc liên quan đến quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp, công ty.

Cụ thể hơn nhân viên cung ứng là người sẽ trực tiếp giám sát nguyên vật liệu, quản lý thông tin hồ sơ về trang thiết bị, dụng cụ đồng thời là người tư vấn và tham mưu cho chủ doanh nghiệp, chủ công ty đưa ra quyết định mua trang thiết bị vật tư, đầu tư cho quá trình sản xuất và phát triển.

Thông qua sự liên kết chặt chẽ của quá trình kiểm định, giám sát và thực hiện cung ứng nguyên vật liệu thì hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tạo ra mới đạt kết quả cao và chắc chắn quá trình này không thể thiếu bàn tay của nhân viên cung ứng.

Với mỗi giai đoạn của quá trình cung ứng thì nhân viên cung ứng sẽ đảm nhiệm các trọng trách khác nhau và điều này cũng tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà doanh nghiệp đầu tư khai thác.

Môi trường làm việc ở vị trí nhân viên cung ứng được đánh giá là khá chuyên nghiệp, năng động và trẻ trung. Nhân viên cung ứng sẽ được tiếp xúc với những sự thay đổi mới nhất từ ngành hàng, môi trường xung quanh và cải thiện được rất nhiều kỹ năng mềm lẫn kỹ năng cứng trong chuyên môn.

Chưa kể ngành Logistics và chuỗi cung ứng của Việt Nam đang có xu hướng được đầu tư và phát triển mạnh nên có thể thấy tầm quan trọng của nhân viên cung ứng cũng như cơ hội nghề nghiệp rộng mở mà vị trí này mang đến

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Nhiệm vụ của nhân viên cung ứng trong doanh nghiệp

Song hành với những lợi thế mà công việc nhân viên cung ứng đem đến thì bạn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành công việc được giao phó. Cụ thể chi tiết mô tả công việc của nhân viên cung ứng dưới đây sẽ giúp các bạn độc giả có cái nhìn khách quan và chân thực nhất về ngành nghề này:

Thứ nhất, nhân viên cung ứng sẽ đảm nhiệm quản lý, lưu trữ thông tin về nhà đầu tư và thiết bị vật tư. Họ sẽ phải liên tục cập nhật đồng thời nắm được tình hình chi tiết về biến động thị trường để nhà cung cấp các thiết bị vật tư chuyên dụng có thể điều hướng công việc thích hợp.

Trong đó, nhân viên cung ứng sẽ phải kiểm tra các loại chứng từ của quá trình thanh toán và mua thiết bị vật tư dựa theo thỏa thuận và cam kết đã được ký trước đó. Đồng thời phải biết cách khôn khéo xử lý tình huống với bên cung cấp về chính sách bảo hành, vấn đề bảo mật thông tin, bảo trì bảo dưỡng thiết bị sau khi mua để tạo mối liên kết làm ăn lâu dài giữa hai bên.

Kỹ năng biết cách làm việc với nhà cung ứng cũng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những lợi ích, hậu đãi nhất định và tạo được niềm tin lâu dài trong quan hệ làm ăn buôn bán.

Thứ hai, nhân viên cung ứng sẽ đảm nhiệm công việc cung ứng và tham mưu tư vấn cho doanh nghiệp chọn mua thiết bị vật tư phù hợp. Đó là việc sáng tạo, lên kế hoạch để có sự chuẩn bị tốt nhất về nguồn kinh phí và vật tư dự trù cho hoạt động mua sắm.

Bên cạnh đó thì nhân viên cung ứng cũng sẽ tìm hiểu thông tin, là người có chuyên môn vững vàng để đề xuất ý kiến, tham mưu cho cấp trên ra quyết định mua sắm vật tư thiết bị, đảm bảo các yếu tố về giá thành, chất lượng vật liệu,… vừa phải và phù hợp với cân đối chi tiêu của doanh nghiệp.

Ngoài ra thì đưa ra hướng dẫn cụ thể và bàn giao từng hạng mục dự án cho các đơn vị vận hành để đưa vào thực tế, tránh xảy ra sai sót và tiêu tốn ngân sách doanh nghiệp.

Thứ ba là tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng phù hợp với công ty. Bằng chuyên môn và kiến thức thị trường của mình thì trách nhiệm chính của nhân viên cung ứng là tìm nguồn hàng chất lượng tốt, giá thành phải chăng.

Những doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm thì thường cần một khối lượng nguyên vật liệu đầu vào rất lớn, nhiệm vụ của nhân viên cung ứng là tìm được nguồn hàng giá thấp để giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận vì với các ngành hàng sản xuất hàng loạt thì giá bán sản phẩm không cao.

Những doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm độc quyền, giá bán ra khá cao thì cần nguyên vật liệu đầu vào chất lượng tương xứng giá bán, đồng thời nhân viên cung ứng phải thương lượng với bên đối tác để đảm bảo chi phí đầu vào ổn định nhất.

Thứ tư, nhân viên cung ứng sẽ trực tiếp giám sát quá trình cung ứng và cập nhật tiến độ hàng ngày. Việc kiểm soát quá trình này rất quan trọng. Họ sẽ chịu trách nhiệm kiểm kê thông tin đơn hàng từ lúc hàng nhập vào sao cho khớp với hợp đồng mua bán, sau đấy sẽ nghiệm thu.

Và khi doanh nghiệp cần đến nguyên vật liệu thì họ cũng là người trực tiếp kiểm tra số lượng cũng như chất lượng nguyên vật liệu trước khi được đưa đi.

Nhiệm vụ thứ năm của nhân viên cung ứng đó chính là theo dõi công nợ của doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp hiện nay thì thường có tình trạng mua bán nợ, nghĩa là nhập hàng về trước và sau khi bán được hàng hoặc sau khoảng thời gian nhất định thì sẽ trả chi phí nhập hàng.

Thông thường trường hợp này sẽ xảy ra khi doanh nghiệp mua số lượng lớn và có quan hệ làm ăn lâu dài có thể tin tưởng với nhà cung ứng thì mới cho phép nợ.

Hoặc trường hợp thứ hai đó là được đặt cọc tiền hàng và sẽ hoàn trả tiền hàng sau một thời gian theo quy định.

Tất nhiên mọi hoạt động công nợ này của doanh nghiệp sẽ được nhân viên cung ứng – người trực tiếp làm việc và là cầu nối giữa hai bên kiểm soát. Nhân viên cung ứng cũng sẽ phải thông báo tình hình nợ cho chủ doanh nghiệp để họ có thể kiểm soát chi phí, cân bằng ngân sách và trả nợ đúng thời hạn.

Và cuối cùng thì nhân viên cung ứng sẽ xử lý các vấn đề phát sinh trong quy trình mua bán. Các vấn đề này thường là sự khó khăn từ bên khách hàng, đối tác cung ứng như chất lượng không đạt chuẩn, thiếu số lượng hàng hóa,… và yêu cầu được giải quyết luôn.

Nhìn chung, công việc của nhân việc cung ứng phải đảm nhận khá nhiều và phải hoạt động liên tục cho thấy được tầm quan trọng và thiết yếu của nhân viên cung ứng trong mắt xích vận chuyển và mua bán nguyên vật liệu của mỗi công ty.

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Lương của nhân viên cung ứng có cao không?

Mức lương của nhân viên cung ứng được đánh giá là khá ổn định bao gồm lương cứng và hoa hồng. Lương cứng ở vị trí này là từ 8 triệu đến 12 triệu trong đó mức lương phổ biến là 9 triệu.

Đối với sinh viên mới ra trường mức lương cứng sẽ dao động trong khoảng từ 7 triệu đến 10 triệu.

Mức lương thưởng nhận được sẽ phụ thuộc vào quy mô công ty, doanh nghiệp, chất lượng công việc và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Bên cạnh chế độ lương thưởng ổn định thì khi làm nhân viên cung ứng thì bạn còn được hưởng các chế độ phúc lợi khác như lương tháng 13, tham gia du lịch cùng công ty, tiền thưởng Tết, ngày nghỉ lễ,….

Cùng với sự mở rộng của ngành cung ứng sản phẩm thì công việc nhân viên cung ứng đang là công việc hot hiện nay. Hy vọng với bản mô tả công việc nhân viên cung ứng thì bạn có thêm sự lựa chọn công việc của mình trong tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *