- V-pop
V-pop là một thể loại tân nhạc trong công cuộc hiện đại hóa âm nhạc Việt Nam, sử dụng ngôn ngữ Việt hoặc có thể khác, hoặc có thể kết hợp cả hai, do người Việt sáng tác và biên soạn nhạc.
Tên gọi
V-pop đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như trong khoảng những năm 1960-1970, khi nhạc trẻ chưa lan rộng ra khắp cả nước, V-pop đã từng có tên gọi là “Nhạc trẻ Sài Gòn” hay “Kích động nhạc” (theo cách gọi của người dân với những bản nhạc sôi động thời bấy giờ) vì nhạc pop chủ yếu tập trung phát triển ở Sài Gòn. Sau năm 1975, tên gọi “nhạc trẻ” vẫn tiếp tục được sử dụng, tuy nhiên tên gọi đó chỉ là một thuật ngữ sử dụng trong các bản nhạc đỏ, dân ca sôi động, vui tuơi còn các thể loại nhạc trẻ khác đều bị cấm do hoàn cảnh đất nước thời đó. Kể từ thập niên 1990, khi cả nước đang mở cửa hội nhập với thế giới, cụm từ “Nhạc nhẹ” dần xuất hiện và sau đó là “Nhạc trẻ Việt Nam” xuất hiện vào đầu những năm 2000 cho đến khi tên gọi V-pop (tên đầy đủ là Vietnamese pop) được nhắc đến vào đầu năm 2005 cho tới nay theo xu hướng Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, đặc biệt là làn sóng Hallyu cùng với tên gọi K-pop du nhập vào Việt Nam đã làm cho tên gọi này theo xu hướng quốc tế hoá hơn là theo cách gọi cũ.
- K-pop
K-pop (viết tắt của từ tiếng Anh Korean pop, tức nhạc pop tiếng Hàn hay nhạc pop Hàn Quốc; (Hangul: 케이팝), còn được gọi là Kayo hay Gayo), ở Việt Nam còn gọi là nhạc Hàn, là một thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ Hàn Quốc đặc trưng bởi rất nhiều các yếu tố nghe nhìn trực quan. Nhiều nghệ sĩ và nhóm nhạc đã xuất phát từ Hàn Quốc và đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Sự phổ biến của K-pop thường được xem là một phần nằm trong sự nổi lên của Làn sóng Hàn Quốc (Hallyu, 한류), sự trỗi dậy của tính phổ biến của Văn hóa Hàn Quốc đương đại ở châu Á.
Trong năm 2012, bài hát Gangnam style của ca sĩ PSY chính thức đưa K-pop lên bản đồ thế giới với hơn 1 tỷ lượt xem trên YouTube chỉ trong vòng 5 tháng và hiện tại con số này đã tăng lên đến 3,5 tỉ lượt xem.
Trong năm 2013, bài hát ” I Got A Boy ” của Girls’ Generation đã giành được giải Video của năm ở lễ trao giải Youtube Music Award và SNSD chính là nhóm nhạc đầu tiên của Hàn Quốc nói riêng, châu Á nói chung nhận được giải thưởng này.
Đặc điểm chung của K-pop:
Hệ thống đào tạo bài bản đối với các ca sĩ: các công ty âm nhạc Hàn Quốc dùng các hợp đồng ràng buộc các ca sĩ trong một thời gian dài, có khi lên đến hàng chục năm. Các ca sĩ sống hoàn toàn biệt lập, dành hoàn toàn thời gian trong ngày để luyện tập thanh nhạc, các điệu nhảy, ngoại ngữ và các thông tin nhằm gây cảm tình cho người nghe và báo giới.
Các nhóm nhạc với nhiều nhóm nhỏ và nhiều thành viên: các nhóm nhạc K-pop thường có rất nhiều thành viên, từ hai đến hơn mười thành viên. Các thành viên này, dưới hệ thống đào tạo của các công ty và ngoại hình hấp dẫn (nhiều ca sĩ thậm chí dùng phẫu thuật thẩm mỹ) nhanh chóng chiếm được cảm tình của các fan hâm mộ trên khắp thế giới.
Hệ thống phân phối nhanh chóng qua Internet: Mặc dù K-pop có rất nhiều fan trên thế giới, hệ thống phân phối của các công ty âm nhạc Hàn Quốc tương đối nhỏ. Vì vậy, họ lợi dụng các website như YouTube để nhanh chóng mang các bài nhạc mới nhất đến các fan hâm mộ ngoài nước.
Tiếng Anh: Vì tiếng Triều Tiên (tiếng Hàn) không phải là thứ tiếng thông dụng trên thế giới và có rất ít người nước ngoài hiểu tiếng Hàn Quốc nên tiếng Anh được sử dụng như một phương tiện liên kết với người hâm mộ ở nước ngoài. Các bài nhạc K-pop dùng một đoạn tiếng Anh ngắn, thường là câu cửa miệng (catch phrase) của bài nhạc để người hâm mộ ngoại quốc dễ dàng nhận diện bài hát.
- J-pop
J-pop ジェイポップ (jeipoppu?) là viết tắt của cụm từ Japanese pop (tiếng Việt: nhạc pop tiếng Nhật hay nhạc pop Nhật Bản), nó cũng là định nghĩa tương đối về một thể loại âm nhạc đã bùng nổ ở thị trường âm nhạc Nhật vào thập niên 1990. Từ này cũng ám chỉ những nghệ sĩ âm nhạc nổi tiếng của Nhật và được sử dụng bởi giới truyền thông Nhật để phân biệt những nghệ sĩ âm nhạc Nhật với những nghệ sĩ nước ngoài.
- Hip hop
Hip hop hoặc nhạc rap là một thể loại âm nhạc và trào lưu văn hóa xuất hiện từ thập niên 1970 tại Bronx, New York. Nền văn hóa này xuất thân và phát triển ở những khu ghetto (thường là những nơi ở tập trung của những người nghèo, người da màu, nơi thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã hội và băng đảng).
Lịch sử hình thành
Vào thập niên 1970, 10 năm trước khi nó được thế giới công nhận, hip hop là sự ca tụng cuộc sống đã từ từ phát triển các nguyên tố của nó để rồi hình thành một hoạt động văn hóa. Nhờ vào nguồn năng lượng & động lực của nó mà hip hop đã trở thành chiếc “chìa khoá” của sự nâng cao và cải cách như một công trình trị giá hàng tỷ đô la.
Nguồn gốc từ Hip hop
Hai từ “Hip Hop” có nguồn gốc từ đâu và ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm nếu có sự nhầm lẫn khi nói rằng 2 từ đó có nguồn từ Afrika Bambaataa? Khi Bambaataa tổ chức những buổi tiệc, Bam cảm thấy thích tạo ra tên chủ đạo cho những buổi tiệc đó thêm phần thú vị. Một trong những tên chủ đạo mà Bam đã đặt là “THE HIP HOP BEENY BOP“. Một số người đã dùng nó để làm ứng tấu vì cụm từ “Benny Bop“. Và những buổi tiệc sau đó, Starski (1 MC hợp tác với Bam) thường mở đầu buổi tiệc bằng những khúc ứng tấu. Starski đã nói câu đại loại như “WELCOME TO THE HIP HOP BEENY BOP! THAT’S RIGHT YALL, HIP HOP TILL YOU DON’T STOP“. Vậy thì không còn nghi ngờ gì khi ta gọi Mc Starski là người khởi nguồn của 2 từ “Hip Hop”. Mặt khác, ta cũng không sai khi nói Africa Bambaataa là người khởi đầu cho Hip Hop.
Bambaataa khởi nghiệp DJ khi còn rất trẻ, cũng như việc Bam tổ chức rất nhiều party tại South Bronx. Bambaataa. Bam bắt đầu làm việc như 1DJ (Bam dùng turntable loại nhỏ) vào năm 1970 tại nơi mà người ta gọi là “The Old Center in Bronx River Houses“. Đồng thời, Bam cũng làm việc chung với Kool DJ Herc, Tyrone và Mc là JoJo, Lovebug Starski, Disco King Mario và Tex DJ Hollywood suốt nhiều năm trước khi có văn hóa Hip Hop.
Tổng hợp từ wikipedia