Pháp chế là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Hiện nay nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa pháp chế và pháp luật. Chính vì vậy khi sử dụng còn nhiều sai sót dẫn đến hiểu sai vấn đề hoặc không hiểu rõ vấn đề.
Qua bài viết Pháp chế là gì? Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nói trên tới Quí vị.
Pháp chế là gì?
Pháp chế là thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo định nghĩa nêu trên, ta hiểu rằng pháp chế và pháp luật là hai thuật ngữ khác nhau. Pháp luật là quy tắc được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Còn pháp chế có thể coi là tình trạng xã hội áp dụng các quy tắc đó trong thực tiễn.
Người làm công tác pháp chế là gì?
Người làm công tác pháp chế bao gồm:
1. Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
3. Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.
Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế
Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế
a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.
b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc pháp chế được quy định tại Hiến pháp như sau:
Thứ nhất: Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.
Để thực hiện được các quy định của pháp luật thì bộ máy nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy cần phải quy định rõ ràng những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước và người trực tiếp thực hiện nó.
Bởi nếu không quy định cụ thể sẽ rất dễ gây ra tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến uy tín nhà nước và thực trạng thực hiện pháp luật.
Thứ hai: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.
Những thành phần nói trên là người trực tiếp thực hiện các chức năng của nhà nước. Là đội ngũ đại diện cho nhà nước khi thực hiện các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc kể trên để thực hiện được tốt nhất chức năng của nhà nước và thực hiện pháp luật trong đời sống.
Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xẩy ra khá nhiều.
Phần tiếp theo của bài viết Pháp chế là gì? Tổng đài sẽ cung cấp thông tin về Phòng Pháp chế tới Quí vị.
Phòng pháp chế là gì?
Phòng pháp chế là một bộ phận thuộc tổ chức nhất định, bộ phận này có chức năng như sau:
Thứ nhất: Tham mưu, tư vấn pháp lý cho ban quản lý của đơn vị trực thuộc về những vấn đề liên quan đến pháp luật trong hoạt động kinh doanh sản xuất.
Hiện nay các hoạt động kinh doanh sản xuất được nhà nước quản lý chặt chẽ bằng các biện pháp nhất định. Và ban quản lý cần được sự tư vấn về pháp luật để tránh điều hành công ty vi phạm pháp luật, hoặc không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của công ty, cá nhân đối với nhà nước.
Thứ hai: Đại diện hoặc đề xuất ca nhân tham gia các hoạt động tố tụng, hành chính với cơ quan nhà nước khi được uỷ quyền.
Thứ ba: Thứ hiện cập nhật, hệ thống và thể chế hoá các văn bản pháp lý.
Các văn bản pháp lý thay đổi và điều chỉnh khi quan hệ xã hội có sự phát triển và quy định vụ không còn phù hợp với tình hình thực tế, Chính vì vậy khi có sự thay đổi cần phải được cập nhật những điểm giống và khác nhau để xác định quyền và nghĩa vụ của đơn vị.
Từ những phân tích trên, chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Pháp chế là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.