Tư duy đột phá là gì? Để tư duy đột phá phải dựa trên những nguyên tắc nào? – Kỹ Năng Tư Duy Logic | sentayho.com.vn

Tư duy Đột phá (Breakthrough Thinking) là “phần mềm dành cho trí não”, là những nguyên tắc và quy trình mới để hoạch định, thiết kế, tái cấu trúc, cải tiến và tìm giải pháp cho mọi vấn đề mà bạn gặp phải. Tư duy Đột phá khai mở tầm nhìn về mục tiêu và giúp bạn đạt mục tiêu mà không phải mất quá nhiều thời gian và nguồn lực để thu thập thông tin chính xác.

Bạn đang đọc: Tư duy đột phá là gì? Để tư duy đột phá phải dựa trên những nguyên tắc nào? – Kỹ Năng Tư Duy Logic | sentayho.com.vn

  • Tư Duy Đảo Ngược: Kỹ Năng Suy Luận Vô Cùng Cần Thiết Mà Có Thể Bạn Chưa Có
  • Tư duy ngược trong kinh doanh và cuộc sống
  • Tư duy marketing là gì? Làm thế nào rèn luyện và xây dựng tư duy tốt hơn

Tìm hiểu thêm: Thái Rết – Phó Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng: Nhìn lại vành móng ngựa

>>>>>Xem thêm: Dragon Ball: Không giống bất kỳ trạng thái khác, vì sao Gohan ở Mystic lại không cần dùng đến Super Saiyan?

Tư duy Đột phá mở rộng quá trình sáng tạo đến các hoạt động như xác định đúng các mục đích cần đạt được, đề xuất nhiều phương án độc đáo, sáng tạo, và triển khai các hệ thống cần thiết cho việc thực hiện giải pháp. Với Tư duy Đột phá, bạn sẽ tư duy thông minh hơn, chứ không phải phức tạp hơn.

Tư duy đột phá dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản:

1. Sự khác biệt độc đáo: Mỗi vấn đề là duy nhất và yêu cầu giải pháp duy nhất, tuyệt đối không bắt chước. 2. Nguyên tắc về triển khai mục đích: Tập trung vào mục đích và triển khai mục đích bằng câu hỏi “Mục đích của mục đích, của mục đích… là gì”) để tìm ra mục đích sau cùng, mở rộng các chiều (không gian, thời gian) để giải quyết vấn đề. 3. Giải pháp tiếp theo: Định ra giải pháp tương lai để chỉ hướng cho giải pháp hiện tại, đặt nó trong tổng thể của giải pháp lớn hơn. 4. Thiết lập hệ thống: Xét giải pháp trong tổng thể. 5. Thu thập thông tin có giới hạn: Có nhiều thông tin sẽ tạo nên kiến thức chuyên gia nhưng quá nhiều thông tin chính là một cách hạn chế khả năng giải quyết vấn đề. 6. Lôi kéo người khác tham gia: Tạo sự phấn khởi, kích thích và kêu gọi mọi người cùng tham gia vào kế hoạch) 7. Thay đổi và cải tiến liên tục: trong lúc đang hoàn thiện giải pháp mới, tiếp tục định ra giải pháp tiếp theo để tính đổi mới được liên tục.

Tư duy Đột phá mang lại những lợi ích sau:

– Nhận diện đúng vấn đề và xác định phương cách thực hiện. – Tập trung vào các giải pháp trong tương lai, không phải vấn đề hiện tại. – Tháo dỡ những rào cản để tiếp cận những giải pháp đơn giản. – Yêu cầu thu thập dữ liệu ít nhất, vì thế chữa trị được căn bệnh “phân tích và mổ xẻ”. – Đưa ra những giải đáp mang lại lợi ích lớn hơn về chất lượng, lợi nhuận kinh tế và quỹ thời gian. – Đòi hỏi ít thời gian và chi phí hơn để tạo ra những lợi ích đó. – Thúc đẩy tư duy cải tiến và những thay đổi chính yếu. – Cung cấp những giải pháp dài hạn. – Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp. – Xây dựng những điều kiện tự nhiên lâu dài và các mối quan hệ cá nhân. – Giúp bạn có cái nhìn toàn diện, chính xác trong việc giải quyết và ngăn chặn vấn đề.

Hơn thế nữa, Tư duy Đột phá còn giúp bạn tránh được tám sai lầm cơ bản thường gặp trong quá trình giải quyết vấn đề:

1. Đưa ra những nhận định chủ quan. 2. Áp dụng cách tiếp cận vấn đề không phù hợp. 3. Mời người cộng tác không cần thiết.

4. Lao vào giải quyết những vấn đề không phải là trọng tâm.

5. Tính toán sai lầm về mặt thời gian.

6. Áp dụng chế độ kiểm soát không thích hợp trong quá trình tìm kiếm giải pháp.

7. Cho rằng mình đúng trong khi chấp nhận một giải pháp sai.

8. Sai lầm bác bỏ một giải pháp đúng.

Những lợi ích này sẽ đến khi bạn áp dụng 7 nguyên tắc và bắt đầu đạt được những kết quả đột phá. Nhưng “đột phá” có nghĩa là gì? Thứ nhất, đó là là một sáng kiến bất ngờ, một khoảnh khắc bừng sáng của trí tuệ hoặc sự vỡ ra một điều gì đó thật thú vị. Đây là cách hiểu thông thường nhất về “đột phá”. Thứ hai, đó là một giải pháp mang lại những kết quả lớn hơn, ý nghĩa hơn. Nếu bạn có thể đạt được chất lượng và lợi nhuận kinh tế lớn hơn từ cùng một số tiền và thời gian, đó là một sự đột phá. Thứ ba, và thường bị bỏ qua nhiều nhất, đột phá là hành động biến sáng kiến thành thực tế, là việc thực hiện một hệ thống hoặc một giải pháp vượt trội. Thậm chí, sáng kiến tuyệt vời nhất cũng sẽ vô ích nếu nó không được nhận thức, không được triển khai thực hiện qua một giải pháp hiệu quả để tạo ra những kết quả vượt trội. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, 5-8% trong số chúng ta sinh ra đã có tài năng về mặt này; có nghĩa là, không gì có thể ràng buộc tư duy đột phá, một trong những tài năng thiên phú của chúng ta. Còn lại hơn 90% chúng ta là những người “chưa có” tư duy đột phá, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể học hỏi để trở thành những người có khả năng giải quyết vấn đề xuất sắc.

Nguồn covangpaint

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *