Đổi độ C sang độ F. Chuyển đổi đơn vị nhiệt độ theo tiêu chuẩn quốc tế

Đổi độ C sang độ F. Vì sao phải đổi độ C sang độ F hoặc ngược lại? Trong cuộc sống hiện tại của chúng ở Việt Nam thân yêu. Nhiệt độ được chúng ta dùng hằng ngày hàng, hàng giờ là độ C. Chúng ta thường nói trưa nay sao nóng quá chắc nhiệt độ ngoài trời khoảng 38ºC rồi quá. Nếu đã có độ C (ºC) còn sinh ra độ F (ºF), độ K (ºK) dùng để làm gì? Chúng cũng chỉ là dùng để đo nhiệt độ thôi mà có đúng không nào?

Nếu bạn có những gút mắt trên thì bài này tôi xin giới thiệu lịch sử cũng như ứng dụng từng loại đơn vị nhiệt độ : độ C (ºC), độ K (ºK), độ F (ºF)

Nhiệt kế độ F và độ C

Công thức chuyển đổi đơn vị nhiệt độ nhanh đây. Các bạn tham khảo nhé. Nếu cần đổi đơn vị nhiệt độ C sang độ F thì áp dụng ngay và luôn nhé

Đầu tiên chúng ta sẽ khám phá tên gọi cũng như lai lịch của từng loại đơn vị nhiệt độ nhé.

Độ C là gì ?

Nhà thiên văn học người Thụy Điện Anders Celsius người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước. Tên của ông cũng được đặt cho đơn vị nhiệt độ này và được viết tắt chữ cái đầu “C” gọi là độ C hay ºC. Như chúng ta đã được học từ cấp 2. Nhiệt độ sôi của nước là 100ºC và nhiệt nước thời điểm nước đá đông là ở 0ºC tại áp suất khí quyển.

Vì sao độ C được sử dụng phổ biến nhất?

Hiện tại hầu hết (không phải tất cả) các ứng dụng nhiệt độ điều dùng độ C để hiển thị nhiệt độ đo được. Ví dụ : dự báo thời tiết, nhiệt độ tủ lạnh, nhiệt độ trong phòng dùng máy lạnh ” bật bao nhiêu độ C mà nóng vậy,,,” Các ứng dụng trong công nghiệp cũng dùng độ C là nhiều nhất. Nếu có dùng độ F cũng đổi sang đơn vị độ C để dễ hình dung thôi hà. Tại sao lại như vậy nhỉ?

Để trả lời câu hỏi này : Như đã trình bày độ C quá gần gửi nên ai củng phải biết là hiển nhiên. Nhưng thực sự thì con số 0-100 vừa tròn vừa dễ nhớ các bạn ạ. Nhiệt độ 100ºC là nhiệt độ sôi của nước. Và 0ºC là nhiệt đóng băng của nước. Dựa theo thang đo này chúng ta rất dễ hình dung nhiệt độ ở mức nóng hay lạnh hoặc mát,hihi

Độ F là gì?

Đơn vị nhiệt độ F (Kí hiệu : ºF ) được nhà phát minh Fahrenheit phát triển thang nhiệt độ cũng dựa vào nguyên tố là nước. Ông nghiên cứu được rằng nhiệt độ nước đóng băng ở 32ºF. Và nhiệt độ nước sôi ở 212 ºF tại áp suất khí quyển. Để ra được các con số này là cả một quá trình nghiên cứu các bạn nhé. Hiện nay tất cả các nhà khoa học và quốc gia điều thừa nhận điều này. Nên không cần giải thích nhé !

Thang nhiệt độ Fahrenheit từng được sử dụng chủ yếu trong đo đạc thời tiết, công nghiệp và y tế ở hầu hết các nước nói tiếng Anh cho đến những năm 1960. Vào nửa cuối những năm 1960 và 1970, thang nhiệt độ Celsius dần dần được các chính phủ đưa vào sử dụng trong kế hoạch chuẩn hóa hệ thống đo lường.

Độ K là gì ?

Trong hệ thống đo lường nhiệt độ quốc tế. Đơn vị độ K (ký hiệu ºK) là đơn vị cơ bản nhất cho nhiệt độ. Mỗi độ K trong giai nhiệt Kelvin (ºK) bằng một độ trong giai nhiệt Celsius (ºC). Điều này có nghĩa là một độ K tương úng với một độ C, nhưng chênh lệch 273,15. Ví dụ : tại không độ C ( ºC ) tương ứng với 273.16K và tại 100 ºC tương ứng với 373.16K.

Nhiệt độ trong giai nhiệt Kelvin còn gọi là nhiệt độ tuyệt đối. Do không độ K (0ºK) ứng với nhiệt độ nhỏ nhất mà vật chất có thể đạt được. Tại không độ K (0ºK) trên lý thuyết mọi chuyển động nhiệt điều ngừng. Trên thực tế chưa có thiết bị làm lạnh được tới mức 0ºK hết nhé. Gần mức tiệm cận 0ºK thì đã làm được tức là vẫn có chuyển động nhiệt nhưng rất nhỏ.

Vì sao các nhà khoa học đang cố gắng làm lạnh nhiệt độ vật chất xuống 0ºK để làm gì? Ứng dụng vào cái gì mà lạnh chi dữ vậy?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói tới việc làm lạnh con người “ngủ đông” đối với các bệnh chưa có thuốc trị thì sẽ ngủ đông vài chục năm sau. Khi nào có thuốc chữa sẽ cho tỉnh dậy uống thuốc, hihi,…

Cám ơn các bạn đã xem bài viết này !

Nguồn bài viết được sưu tầm các trang web uy tín như : Wikipedia tiếng Việt, tiếng Anh,…

Chúc các bạn thành công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *