Bạn đã hiểu hết về vai trò của affiliation trong CV là gì chưa?

CV (hay còn gọi là curriculum vitae) là một bản tổng hợp tất cả những thông tin cá nhân, trình độ học vấn, các hoạt động, kinh nghiệm làm việc và các giải thưởng khác mà người ứng tuyển đạt được trong quá trình học hỏi. Chính vì vậy, Không thể phủ nhận rằng, CV là một trong những “tài liệu” vô cùng cần thiết để người tuyển dụng dựa vào đó đánh giá năng lực của bạn có phù hợp với vị trí công ty đưa ra hay không.

Có người nói rằng, khi nhà tuyển dụng sắp xếp cho bạn buổi phỏng vấn chỉ thông qua việc xem xét chiếc CV gửi tới qua email là bạn đã sở hữu 70% cơ hội trúng tuyển. Bởi vậy, trau truốt một chiếc CV online là vô cùng cần thiết nếu muốn chinh phục trái tim nhà tuyển dụng.

“Affiliation” cũng là một trong những mục xuất hiện trong CV. Thậm chí, đây còn được coi là mục được các nhà tuyển dụng lưu tâm nhất khi tìm kiếm nhân tài. Chúng ta ai cũng đã từng viết mục “affiliation” này, tuy nhiên, có lẽ do sử dụng thuật ngữ tiếng Anh nên không nhiều người hiểu rõ chức năng và vai trò của nó. Vậy tóm lại affiliation trong CV là gì? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

1. Khái niệm “affiliation” trong CV

Theo định nghĩa của từ điển Oxford, Affiliation là sự kết nối của một cá nhân đối với một đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức chính trị hay các tổ chức khác (a person’s connection with a group, organization, political party, religion, etc). Như vậy, nếu không xét theo ngữ cảnh nào, “affiliation” mang nghĩa “sự liên kết”. Tuy nhiên, với CV, “affiliation” được nhìn nhận là “sự liên kết chuyên môn” hoặc “các hoạt động chuyên môn”.

Hiểu theo cách đơn giản hơn, “affiliation” là mục để các ứng cử viên lập ra một danh sách các tổ chức chuyên nghiệp, các hiệp hội đoàn thể hoặc, câu lạc bộ hoặc sự kiện mà họ đã từng tham gia với cương vị là cộng tác viên, thành viên hoặc cao hơn là lãnh đạo. Thông thường, các tổ chức trong “affiliation” thường là những đơn vị phi lợi nhuận hoặc tổ chức tình nguyện viên.

Khi viết “affiliation” tức là bạn đang viết về kinh nghiệm làm việc của mình (tuy nhiên điều này khác với “work experience”), để đáp ứng điều này, CV cần có các nội dung như: tổ chức tham gia, chức danh của bạn trong tổ chức, các hoạt động và thành tựu trong suốt quá trình làm việc.

Bởi xét trong CV, “affiliation” mang một sắc thái chuyên môn nhất định nên nhiều người còn thay thế từ ngữ này bằng thuật ngữ “professional affiliations”, “professional associations” hoặc “memberships” (tư cách thành viên). Đối với CV tiếng Việt thì mục “affiliation” có thể hiểu đơn giản là “Hoạt động”.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Giải mã lầm tưởng liên quan tới Affiliation: Sự khác biệt giữa “affiliation” và “work experience” là gì?

Để viết một CV đúng đắn, điều tối quan trọng là bạn phải hiểu rõ yêu cầu của từng mục và sự khác biệt giữa các thuật ngữ điển hình. Việc phân biệt giữa “affiliation” và “work experience” cũng vô cùng cần thiết để nắm vững quy tắc xây dựng CV.

Bởi đều được dịch là kinh nghiệm làm việc nên không ít người lầm tưởng về nghĩa của “affiliation” và “work experience”. Liệu hai từ này có phải cùng một nghĩa với nhau và nói cách khác “affiliation” là từ ngữ chuyên nghiệp, nâng cao hơn của “work experience”? Hay “work experience” bao gồm kinh nghiệm làm việc chung cho tất cả công việc còn “affiliation” tập trung vào một khía cạnh ngành nghề cụ thể. Vậy nhưng sự thật không phải thế, hai thuật ngữ này không những mang tầng nghĩa khác nhau mà còn có thể cùng xuất hiện trong CV của bạn nữa đấy.

“Work experience” (kinh nghiệm làm việc) là mục liệt kê quá trình làm việc của bạn với tư cách nhân viên chính thức (full-time hoặc part-time) hoặc cộng tác viên cho một tập đoàn, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó. Đối với những công việc trong mục “work experience”, đối với vị trí nào đi chăng nữa bạn đều được chi trả lương và theo trình tự thời gian, “work experience” phản ánh rõ sự phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến của bạn thế nào. Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Affiliation như đã đề cập trong phần đầu tiên là phần phản ánh vai trò của bạn trong các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể như là một cộng tác viên ban tổ chức, thành viên, người lãnh đạo. Các hoạt động này liên hệ trực tiếp tới nghề nghiệp chuyên môn của bạn hoặc các hoạt động cộng đồng , các sự kiện. các hoạt động thành viên của bạn trong các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể. Đặc biệt, điểm mấu chốt để phân biệt “affiliation” và “work experience” là ở nhóm công việc tại vị trí “affiliation”, bạn không được trả lương và ít có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong quá trình làm việc của mình.

Hãy lấy một ví dụ cụ thể để phân biệt hai vị trí này. Giả sử bạn đang nộp CV marketing ứng tuyển cho vị trí content creator cho một công ty mới. Trong đó: Bạn đã từng làm vị trí biên tập nội dung cho Công ty Cổ phần thanh toán Hưng Hà hoặc từng làm vị trí trưởng phòng content marketing cho tập đoàn quốc tế nào đó. Ngoài ra, bạn đã từng đảm nhiệm vị trí Trưởng ban Nội dung Câu lạc bộ Báo chí và Truyền thông của trường đại học, hoặc từng làm cộng tác viên Content Marketing cho một số dự án của Ybox. Ngoài ra, bạn cũng là thành viên của Câu lạc bộ làm bánh thiện nguyện chuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Như vậy, vị trí trưởng phòng marketing và chức vụ thành viên ban biên tập nội dung sẽ được liệt kê vào mục “work experience” trong CV. Các mục khác như cộng tác viên, thành viên câu lạc bộ sẽ được đưa vào “affiliation”.

Ngoài ra, một điểm khác biệt khác cần nói thêm giữa “affiliation” và “work experience” là cơ hội thăng tiến trong công việc. Thông thường, các công việc được trả lương trong “work experience” sẽ tạo điều kiện cho những nhân viên có năng lực phát triển sự nghiệp trong tương lai. Bạn có thể cộng tác viên, trở thành nhân viên chính thức, tiếp đến trưởng phòng và rồi giám đốc văn phòng. Những công việc trong “affiliation” thường là các sự kiện ngắn hạn (trung bình 2 đến 3 tháng) và bổ nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ, như vậy bạn hầu như chỉ giữ một chức vụ trong suốt quá trình làm việc hoặc khả năng thăng tiến từ nhân viên tới lãnh đạo là rất hạn chế.

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Trong “afiliation” cần có những nội dung gì?

3.1. Khi nào cần liệt kê “affiliation”?

Quan trọng là vậy song “affiliation” có thể có hoặc không cần đề cập trong CV. Việc trình bày kinh nghiệm làm việc trong “affiliation” cũng tốt nhưng bạn chỉ nên đề cập đến chúng khi đã từng tham gia nhiều hơn một hoạt động hoặc là thành viên của hai đến ba tổ chức. Càng nhiều càng tốt, càng chứng tỏ bạn là người có nhiều kỹ năng chuyên môn. Nếu các hoạt động không đáng kể thì có thể bỏ phần này, chờ đợi những cơ hội sau để bổ sung hoặc chuyển sang mục khác như các kỹ năng trong CV chẳng hạn.

3.2. Các mục có thể liệt kê trong “affiliation”

Thông thường, có hai loại “affiliation” được liệt kê trong CV, bao gồm những loại sau:

Affiliation chuyên môn (professional affiliation): Bao gồm các công việc bạn tham gia với tư cách là thành viên của một tổ chức, hiệp hội liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp chuyên môn của bạn hoặc các lĩnh vực học thuật khác.

Affiliation cộng đồng (civic affiliation): Bao gồm các sự kiện, dự án cộng đồng phi lợi nhuận, các công việc tình nguyện mà bạn tham gia với tư cách là cộng tác viên và làm việc trong thời gian ngắn. Những công việc này cũng có thể coi như nơi mài giũa các kỹ năng mềm của bạn. Nhiều công ty sẽ nhìn vào phần này để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của nhân viên.

Cả hai loại “affiliation” nêu trên đều góp phần cải thiện CV của bạn bằng cách trình bày chi tiết các hoạt động kết nối mà bạn đã tạo ra nhằm phát triển các kỹ năng chuyên môn ngoài những công việc được trả lương (work experience)

Tất nhiên, liệt kê chức danh của bản thân với vị trí thành viên hay nhà lãnh đạo của một sự kiện, tổ chức nào đó là đáng hoan nghênh. Thậm chí, bạn cũng có thể liệt kê thêm một số các khóa học chuyên môn hoặc các cuộc thi từng tham gia vào “affiliation”. Mục tiêu của việc trình bày này là để các nhà tuyển dụng hiểu bạn có những kỹ năng gì phù hợp với vị trí mà họ tuyển dụng. Như vậy, kể cả khóa học bạn theo đuổi có thể là “kỹ năng lãnh đạo” hay “chuỗi bài giảng về quản trị nguồn nhân lực” thì cũng được hoan nghênh, bởi qua đó họ biết rằng ở trong vị trí nào, bạn cũng có nhiều kỹ năng mềm cần thiết cùng với khả năng thăng tiến trong tương lai.

3.3. Các bước thiết lập “affiliation” cụ thể gây ấn tượng

Bước 1: Xác định các “affiliation”

Bạn sẽ bắt đầu viết “affiliation” bằng cách bắt đầu phân tích, xác định các kinh nghiệm cá nhân liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn ứng tuyển. Điều đó cũng giống như việc tập trung khai thác, nhắm thẳng đến một khía cạnh duy nhất liên quan Bắt đầu bằng việc liệt kê các affiliation mà bạn từng có.

Đa số những người ứng tuyển đều thích “khoa trương” kinh nghiệm của mình, bởi vậy, lỗi sai thông dụng mà chúng ta luôn mắc phải là liệt kê tất cả kinh nghiệm của mình khi ứng tuyển vào một vị trí nhất định. Tuy nhiên, bạn cần xác định rằng, nếu ứng tuyển công việc nào hãy liệt kê sự kiện tham gia liên quan tới công việc đó, những sự kiện khác không cần đề cập. Ví dụ như: Nếu bạn ứng tuyển vị trí biên, phiên dịch của một công ty, việc liệt kê kinh nghiệm của mình với vai trò là cộng tác viên dịch thuật online là hoàn toàn hợp lý, hoạt động khác như thành viên ban nhân sự marketing hay làm telesales nên bỏ đi.

Bước hai: Thêm tiêu đề cho từng mục nhỏ.

Khi đã xác định những hoạt động cần liệt kê trong “affiliation”, bạn cần đặt tên cho tiêu đề các mục có trong phần CV này. Thông thường, nếu chỉ bao gồm các affiliation chuyên môn (professional affiliation) thì tiêu đề chung nhất cho phần sơ yếu lý lịch này là “Professional affiliations”. Tuy nhiên, nếu ngoài affiliation chuyên môn, bạn còn tham gia các hoạt động cộng đồng hay các khóa học ngắn hạn khác, có thể đặt tiêu đề tổng quát là “Affiliations and certifications”, hoặc phân thành hai mục nhỏ riêng biệt “Professional affiliations” và “Civic affiliations” tương đương từng hoạt động.

Bước ba: Viết rõ tên của các tổ chức

Với mỗi hoạt động, bạn bắt buộc phải đề cập tới tên tổ chức và hoạt động tham gia trong dòng đầu tiên. Bạn có thể tô đậm, in nghiêng hoặc dùng một tông màu khác với cỡ chữ lớn để khiến phần tên tổ chức nổi bật so với những mục khác. Tên của một tổ chức cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tuyển dụng, bởi thông thường những ứng cử viên được ưu tiên hơn nếu từng đảm nhiệm vai trò trong các tổ chức có tiếng.

Bước bốn: Giải thích vai trò của bạn trong tổ chức

Dưới tên của tổ chức, bạn cần đề cập đến vai trò của mình trong tổ chức đó. Thêm vào đó, cần nêu rõ các công việc bạn đã thực hiện trong quá trình hoạt động với tư cách là thành viên.

Bước năm: Liệt kê các kỹ năng và thành tựu

Mục kỹ năng và thành tựu luôn cần được chú trọng xây dựng trong các CV, bởi sự rõ ràng và chi tiết trong phần này sẽ chứng tỏ kinh nghiệm và những điều bạn đã đóng góp cho sự phát triển của công ty. Nên liệt kê từ hai đến ba gạch đầu dòng để nhà tuyển dụng tiện theo dõi những kỹ năng này.

3.4. Ví dụ về cách trình bày “affiliation” trong CV

Với Affiliation chuyên môn: Giả sử bạn đang ứng tuyển vị trí thực tập sinh content, “affiliation” của bạn có thể được sắp xếp như sau:

Câu lạc bộ Phát thanh Đại học X Năm 2015 – nay

Thành viên ban biên tập nội dung

Nhiệm vụ:

  • Cùng các thành viên trong Câu lạc bộ xây dựng kế hoạch phát thanh cho cả năm học

  • Xây dựng các bài viết liên quan đến chủ đề được giao

  • Trao đổi với các phát thanh viên về nội dung đáng chú ý trong bài viết

  • Theo sát tiến độ các phát thanh viên trong quá trình trình bày nội dung

  • Thực hiện các hoạt động khác trong Câu lạc bộ với tư cách là thành viên ban nội dung: tổ chức sự kiện, ghi chép biên bản cuộc họp,…

Thành tựu:

  • Nắm bắt được các kỹ năng cần thiết liên quan tới chuyên môn biên tập nội dung

  • Được phát triển các kỹ năng mềm

  • Đào tạo thành công nhiều khóa thành viên mới trong câu lạc bộ

  • Đạt giải Nhất cuộc thi “Cây bút trẻ” câu lạc bộ liên kết với Đại học tổ chức, tham gia với tư cách là người dự thi.

Với affiliation cộng đồng:

Sự kiện “Đêm hội cảm xúc” Năm 2018 – 2019

Tình nguyện viên

Nhiệm vụ:

  • Tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện

  • Cùng các thành viên khác trong nhóm trang trí các trại, chuẩn bị đạo cụ cho đêm hội

  • Chuẩn bị đồ ăn cho sự kiện

  • Vận động gây quỹ cộng đồng

Thành tựu:

  • Nhận được giấy chứng nhận từ ban tổ chức sự kiện.

  • Nắm được các kỹ năng làm việc nhóm, quản lý tài chính, quản lý thời gian,..

Xem thêm : Học ngôn ngữ Anh ra làm gì – Cơ hội để hội nhập quốc tế rộng mở

4. Bí quyết “cưa đổ” nhà tuyển dụng bằng “affiliation”

Như vậy, với những mục trên, các bạn đã có thể tự mình hoàn thiện một CV hoàn chỉnh với “affiliation” là một trong những điểm nhấn. Tuy nhiên, cách trình bày cũng quan trọng không kém, nhiều người cho dù đã nắm vững dàn bài dành cho CV nhưng vẫn gặp khó khăn trong vấn đề việc làm. Một trong những lý do là không biết trình bày thế nào cho vừa, viết không cẩn thận hoặc chưa có sự nhất quán.

Để tránh những lỗi sai thông dụng này, các bí quyết bao gồm:

Ngắn gọn, súc tích: Một trong những lỗi sai cơ bản nhất của người ứng tuyển là trình bày quá dài dòng. Nhiều người lo rằng nhà tuyển dụng không hiểu hết chức năng, nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp trước nên đã giải thích chi tiết trong từng mục. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến năng lực, mục tiêu nghề nghiệp trong CV và kinh nghiệm tổng quan nhất của bạn, họ có đủ kinh nghiệm để hiểu công việc của bạn là gì. Hoặc nếu thắc mắc, mọi trao đổi sẽ được giải quyết trong buổi phỏng vấn. Nhiệm vụ của bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn, khoa học sao cho người đọc không bị chóng mặt, đau mắt.

Sử dụng các gạch đầu dòng: Việc sử dụng gạch đầu dòng là một trong những biện pháp chống mỏi mắt tốt nhất cho nhà tuyển dụng. Sau mỗi gạch đầu dòng, các nội dung cần được xây dựng thành các đoạn ngắn, tập trung mô tả công việc hoặc kinh nghiệm. Bạn không cần viết các câu hoàn chỉnh hoặc viết thành đoạn văn sau những gạch đầu dòng này.

Ghi rõ thời gian: Cần viết rõ thời gian bạn đã tham gia tổ chức. Nếu vẫn còn là thành viên trong hội nhóm đó, hãy ghi thời gian từ năm bạn gia nhập cho đến nay thay vì năm hiện tại (VD: 2017 – nay). Điều này sẽ giúp bạn tránh trường hợp bị nhà tuyển dụng hiểu lầm là bạn vừa mới ra khỏi tổ chức đó.

Xây dựng các giá trị đạt được: Để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn đã học hỏi và làm được gì trong suốt quá trình học tập tại tổ chức đó, hãy ghi rõ nội dung công việc cụ thể của bạn cùng các thành tựu một cánh ngắn gọn trong mục “affiliation”.

Như vậy, trong bài viết vừa rồi, chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu affiliation trong CV là gì cũng như những câu chuyện xung quanh nó. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể xây dựng một CV chi tiết, rõ ràng và rành mạch hơn để theo đuổi những nhà tuyển dụng khó tính nhất. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm về việc tạo CV, ghé thăm ngôi nhà sentayho.com.vn và khám phá chức năng viết CV chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn đó. Hãy khám phá website ngay hôm nay nhé. Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *