Đá quý có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với chị em phụ nữ, là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Đá quý và đá bán quý là một lĩnh vực khá phức tạp và tinh tế. Trong bài viết này Eropi Jewelry sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản để có thể hiểu thêm phần nào về đá quý và đá bán quý để các bạn nhận biết đâu là đá quý thật sự.
1. Thế nào là đá quý, đá bán quý
Đá quý là khoáng chất có thể gia công sử dụng làm đồ trang sức hoặc làm đẹp. Để có thể coi là đá quý điều đầu tiên viên đá cần có là sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời rồi tới độ hiếm và độ cứng…
Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng một phần hai mươi, được coi là đá quý và đá bán quý. Các loại đá này, hầu hết được tìm thấy ở lớp vỏ trái đất hay lẫn trong các loại khoáng vật khác. Một số loại đá quý như hổ phách, ngọc trai, san hô hay ngà voi có nguồn gốc từ động vật. Được gọi là đá quý hữu cơ, tuy không được bền như đá khoáng sản nên thường được đánh bóng, chạm khắc hoặc khoan xâu thành các chuỗi hạt.
Một loại vật chất được coi là đá quý, đá bán quý khi đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Độ cứng: đạt độ cứng cao và bền lâu với thời gian.
- Độ đẹp: khi có thể tương tác với ánh sáng và có màu sắc, khúc xạ và khả năng phản xạ ánh sáng.
- Độ hiếm: càng khó tìm kiếm trong tự nhiên thì giá trị của nó càng cao.
- Hình dạng: được hình thành và tạo ra tự nhiên, với các loại đá được tạo ra bởi con người không phải đá quý hay bán quý.
Tham khảo thêm:
- 10 loại đá quý giá trị nhất thế giới
- Sợi dây liên hệ giữa viên đá quý và tháng sinh của bạn
- Cách thức phân loại đá quý dựa trên yếu tố sắc màu
- Đồ vật bằng vàng đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay
- Các hiện tượng quang học của đá quý
2. Đặc điểm và phân loại đá quý
Vẻ đẹp, sự hấp dẫn của đá quý: Để trở thành một viên đá quý hay bán quý đầu tiên cần có tính chất quang học hấp dẫn. Chúng cần sở hữu một màu sắc đẹp hay sự lấp lánh qua phản xạ, khúc xạ hoặc phân tán ánh sáng…
Màu sắc (Color ) có thể coi màu sắc chính là đặc tính quan trọng nhất của đá quý. Các loại đá quý như kim cương, ruby, thạch anh tím, ngọc lục bảo… có màu sắc tuyệt đẹp và chính điều đó làm nên sự hấp dẫn của chúng.
Sự lấp lánh (Sparkle )
Các yếu tố quyết định tới sự lấp lánh đó là:
- Sự phản xạ (Reflection): tất cả các loại đá sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt của chúng, số lượng ánh sáng phản xạ sẽ phụ thuộc vào mặt phản xạ của viên đá. Một viên đá có bề mặt phản xạ tốt khi có độ phẳng tốt. Sự phản xạ ở bề mặt được gọi là “ánh” (lustrer). Đá trong suốt sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt bên trong chúng, phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ của viên đá.
- Sự khúc xạ (Refraction): lượng ánh sáng bị khúc xạ là một tính chất quan trọng của tất cả các loại đá quý. Để đo chỉ số khúc xạ của vật liệu này cần dùng chiết suất hay RI.
- Sự tán xạ (Dispersion): tán xạ là sự khác biệt chỉ số khúc xạ đối với các màu sắc khác nhau trên cùng một loại vật liệu. Ánh sáng trắng bao gồm tất cả các màu sắc: đỏ, da cam, lục, lam, tràm, tím, một loại đá tốt có độ tán xạ cao và sẽ phân chia ánh sáng theo các màu trong dải quang phổ (7 sắc cầu vồng ).
Kích thước (Size): một viên đá quý lớn sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hơn, một viên đá quý nhỏ chỉ có thể xem được thông qua dụng cụ quang học hay các chuyên gia. Một viên đá quý lớn sẽ có giá trị cao bởi độ hiếm của nó. Do vậy kích cỡ phù hợp cũng là một đặc điểm cần được xem xét khi đánh giá một viên đá.
Hình dạng (Shape): một số trường hợp, khi viên đá có hình trái tim trông có vẻ hấp dẫn, cuốn hút hơn so với các chế tác khác, tuy nhiên đó thuộc về sở thích cá nhân của mỗi người. Mỗi một loại đá sẽ có một kiểu cắt phổ biến để đạt được bề mặt tối đa, sự phản xạ, góc cạnh đẹp nhất.
3. Độ bền của đá quý (Durability)
Không sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo nhưng đạt độ bền cao thì viên đá đó cũng có thể coi là đá quý, một số loại có độ bền gần như không thể phá hủy. Kim cương được coi là viên đá quý cứng nhất hiện nay.
Bạn cần phân biệt được giữa độ bền và độ cứng. Ví dụ đơn giản cho bạn dễ hình dung, hãy thử đập một chai thủy tinh và một quả bóng cao su trên sàn bê tông. Thủy tinh cứng hơn cao su, nhưng chai thủy tinh bị vỡ và quả bóng cao su nảy lên, cho ta thấy quả bóng có độ bền hơn cái chai.
Độ cứng (Hardness): độ cứng của đá rất quan trọng, nó làm cho viên đá có khả năng chống mài mòn, một yếu tố quan trọng khi đánh giá về độ cứng của đá.
4. Độ hiếm của đá quý (Rarity)
Theo quan điểm của các nhà chế tác và nhà buôn thì tính hiếm của một loại đá là đặc tính cần thiết khi quyết định có phải đá quý hay không, đối với các loại đá, tính hiếm có thường làm tăng giá trị của nó.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về đá quý và đá bán quý mà Eropi Jewelry sưu tầm và tập hợp lại, mong rằng sẽ hữu ích với bạn.