Phân vi sinh được nhiều bà con đặc biệt quan tâm. Cùng tìm hiểu phân vi sinh là gì, các loại phân vi sinh hiện nay để biết cách sử dụng hiệu quả từng loại phân này nhé!
Việc sử dụng không đúng liều lượng phân bón hóa học gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Thậm chí là đầu độc chính sức khỏe của con người và động vật xung quanh. Để cải thiện những tác động tiêu cực này, phân vi sinh ra đời và trở thành giải pháp canh tác an toàn, hiệu quả. Vậy phân vi sinh là gì? Các loại phân vi sinh hiện nay có thành phần như thế nào? Cách sử dụng phân bón hữu cơ sinh học ra sao? Mời bạn cùng sentayho.com.vn theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc đó nhé!
Phân vi sinh và những điều mà bạn chưa biết
Hiện nay, phân vi sinh không còn là cái quá xa lạ với bà con nông dân chúng ta. Khi được ứng dụng tốt trong nông nghiệp, sản phẩm vừa nâng cao hiệu suất cây trồng, vừa thân thiện với môi trường xung quanh.
Phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh hay còn được gọi là phân bón hữu cơ sinh học. Đây là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường. Trong quá trình sản xuất, phân bón được pha trộn và cho lên men cùng các vi sinh và nguyên liệu hữu cơ. Nhờ vậy vi khuẩn mầm bệnh gây hại tồn tại trong thành phần sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn. Tạo nên loại phân bón cung cấp rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng.
Thành phần chính của phân bón vi sinh
Sản phẩm được ứng dụng phổ biến trên lĩnh vực nông nghiệp 4.0. Phân bón vi sinh được sản xuất bởi đa dạng những chủng vi sinh vật khác nhau. Các thành phần đó có thể là: vi sinh vật có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ hoặc vi sinh vật thúc đẩy cây trồng tăng trưởng.
Sau khi biết được các thành phần của phân vi sinh là gì? Chúng ta đã phần nào hình dung được các lợi ích mà loại phân bón này mang lại rồi phải không nào! Đó cũng chính là lý do giúp phân vi sinh trở thành sản phẩm được các bác nông dân tin tưởng và ưa chuộng.
Những công dụng của phân bón hữu cơ vi sinh
Các loại phân vi sinh hiện nay thu hút sự chú ý của những nhà khoa học và người sử dụng bởi rất nhiều công dụng có lợi như sau:
- Sự vận động của các vi sinh vật hỗ trợ quá trình cải tạo đất nhanh chóng. Sản phẩm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất canh tác.
- Tạo ra đầy đủ hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng. Đây là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và tạo ra năng suất của cây trồng.
- Phân bón hữu cơ làm giảm lượng chất hóa học trong đất, tiêu diệt thành phần độc hại và chuyển hóa thành nguồn chất có lợi cho cây.
- Sản phẩm phân vi sinh “nói không” với ô nhiễm môi trường. Các chất đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ các sinh vật, động vật tồn tại xung quanh.
Lợi ích của phân vi sinh là gì? Có thể nói, phân bón hữu cơ vi sinh đảm nhiệm vai trò “cứu đất” trước các nguy cơ độc hại đến từ hàm lượng phân bón hóa học dư thừa. Sản phẩm mở ra định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ sạch đẹp, bền vững. Giúp người nông dân biết cách áp dụng kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến, hiện đại trong quá trình canh tác cây trồng.
Cách phân biệt các loại phân vi sinh hiện nay
Trên thị trường nước ta cung cấp rất nhiều loại phân bón hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất trồng và phòng trừ sâu hại. Tùy thuộc vào đặc tính cây trồng và nhu cầu sử dụng mà các bác nông dân có thể lựa chọn các loại sản phẩm như sau:
Phân bón vi sinh vật cố định đạm
Đạm phân vi sinh là gì? Đó chính là các loại vi khuẩn, vi sinh vật trong đất đảm nhiệm chức năng cố định Nitơ. Trong đời sống tự nhiên, Nitơ được xem là thành phần dinh dưỡng thúc đẩy nguồn sống trong các tế bào động vật, thực vật. Vì thế, Nitơ cung cấp vai trò cực kỳ quan trọng đối với cây trồng sản xuất và những vi sinh vật có lợi khác trong môi trường.
Đặc điểm phân vi sinh cố định đạm
Nitơ là yếu tố có hàm lượng tương đối ít trong môi trường đất. Đa phần, nguồn lưu trữ chính chứa nhiều Nitơ là không khí (có đến 78,16%). Tuy nhiên, tự bản thân cây trồng không thể sử dụng loại “thức ăn” này. Khi canh tác đất, chúng ta cần sử dụng nguồn phân bón có chứa Nitơ đã được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cho cây.
Quá trình chuyển hóa trên còn được gọi là chu trình cố định đạm hoặc cố định Nitơ. Thông qua tác dụng của các vi sinh vật hấp thụ Nitơ (N2) trong không khí. Yếu tố N2 được biến đổi thành NH3 trong chính cơ thể vi sinh vật và nuôi sống nó. Sau khi chết đi, xác vi sinh cùng NH3 hòa quyện với môi trường đất. Trở thành nguồn đạm và các chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng.
Thành phần tạo nên phân vi sinh cố định đạm
Các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều loại vi khuẩn, tảo lam có khả năng cố định đạm. Điển hình như các vi sinh vật : Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhizobium, Actinomyces, Klebsiella và Cyanobacterium. Đặc tính chung của các vi sinh vật này thường sống cộng sinh thuộc cây họ đậu.
Với nguồn sống tích lũy từ Nitơ không khí và chất hữu cơ trên cây. Vi sinh cố định đạm trở thành phân xanh quý hiếm. Ngày nay, nhờ vào những tiến bộ khoa học trong công nghệ nhân giống và tách ghép gen. Người nông dân đã có thể sử dụng được nhiều loại phân bón vi sinh hữu cơ cố định đạm trên thị trường.
Phân bón vi sinh vật hòa tan lân
Phân hữu cơ hòa tan lân một trong các loại phân vi sinh hiện nay được sử dụng khá nhiều. Như chúng ta đã biết, lân có được từ các quặng Apatit, Photphorit. Đây là những yếu tố dinh dưỡng khó hòa tan trong đất. Đặc biệt là đối với các loại đất đen, đất đỏ bazan. Thông thường, cây trồng chỉ sử dụng nguồn dinh dưỡng này khi lân được biến đổi thành dạng dễ tiêu nhất. Nhằm hỗ trợ điều đó, các vi khuẩn có chức năng hòa tan lân được tận dụng để chế tạo thành phân bón vi sinh vật dùng cho cây.
Đặc điểm phân vi sinh hòa tan lân
Nếu sử dụng lân trong môi trường tự nhiên, cây trồng chỉ có thể hấp thu không quá 25% hiệu suất dinh dưỡng. Hàm lượng này là chưa đủ để cây ngăn ngừa sâu bệnh và chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Khi đất canh tác được áp dụng phân bón hữu cơ vi sinh hòa tan lân, thành quả người nông dân nhận được sẽ rất tốt.
Vậy cơ chế phân giải này của phân sinh vật là gì? Nhờ vào các vi khuẩn có chức năng tiết ra axit hữu cơ. Yếu tố lân, photpho được chúng phân giải và chuyển thành các hợp chất dễ tan cho cây hấp thu.
Thành phần tạo nên phân vi sinh hòa tan lân
Trong môi trường đất tồn tại khá nhiều nhóm sinh vật có chức năng hòa tan lân. Đó có thể là các vi khuẩn Aspergillus Niger, chi vi khuẩn Bacillus và Micrococens. Phần lớn, những loại sinh vật này sống trên rễ cây và hấp thu trực tiếp lần và một số chất khác như Cu, Fe, Zn trong đất.
Để nhân giống yếu tố dinh dưỡng này, các nhà sản xuất phân hữu cơ vi sinh hòa tan lân bằng cách hòa trộn các vi khuẩn và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Việc sử dụng loại phân bón này có tác dụng bổ sung nguồn khoáng chất lân hiệu quả. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần giúp cây tạo ra màng tế bào axit nucleic. Góp phần giúp rễ phát triển mạnh và thúc đẩy chu trình chuyển hóa quả chín trên cây.
Phân bón vi sinh vật kích thích cây sinh trưởng
Trong danh sách các loại phân bón vi sinh hiện nay có hiệu quả nhất không thể thiếu cái tên phân bón vi sinh kích thích tăng trưởng thực vật.
Đặc điểm phân vi sinh kích thích tăng trưởng
Với thành phần là các vi sinh vật, vi khuẩn có lợi tiết ra các chất Auxin, Gibberellin kích ứng khả năng phát triển bộ rễ của cây. Loại phân bón này được tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng. Sản phẩm chứa sinh vật có thể chi phối điều hòa chu trình trao đổi chất trong đất. Góp phần tổng hợp các hợp chất sinh học làm tăng trọng lượng và hiệu suất nảy mầm cho hạt giống. Từ đó, hình thành nên bộ rễ cây khỏe mạnh, hút được nhiều chất dinh dưỡng. Đây được xem là một vai trò rất quan trọng nhằm giúp cây mau lớn và đạt năng suất cao.
Thành phần phân vi sinh kích thích tăng trưởng
Chủng vi sinh vật kích thích cây tăng trưởng bao gồm các vi khuẩn, xạ khuẩn, nhóm Azotobacter, Gibberella fujikuroi và các loại nấm có trong môi trường. Phân bón được sản xuất bởi ứng dụng lên men cùng các loại vi sinh vật trên. Ngoài ra, người nông dân còn có thể lựa chọn các vi sinh có lợi bón vào đất canh tác hoặc phun trực tiếp lên cây.
Phân bón vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
Xenlulozo là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển và sinh trưởng. Như vậy, loại phân bón vi sinh phân giải mùn, hợp chất hữu cơ sử dụng các chủng vi sinh vật để điều tiết và phân giải các chất này. Từ đó, cây trồng dễ dàng hấp thu xenlulozơ màu mỡ trong đất và nhanh chóng tăng trưởng khỏe mạnh.
Phân bón vi sinh vật ức chế mầm bệnh và giữ ẩm cho đất
Bên cạnh nhiệm vụ chủ chốt là nâng cao năng suất cây trồng. Ngày nay, phân bón hữu cơ vi sinh còn được sử dụng rộng rãi để cải tạo làm mới đất canh tác. Vậy thành phần của loại phân vi sinh là gì?
Loại phân bón trên chứa các vi sinh vật tạo ra thể kháng sinh. Đây là hợp chất có thể kìm hãm và ngăn ngừa các loại vi sinh vật có hại cho cây trồng. Sản phẩm được kết hợp phức chất Siderophore ức chế tốt nguồn sống cần có của nhóm vi sinh gây bệnh. Phân bón hữu cơ giúp cây chống chịu tốt trước các tác động của môi trường.
Với mong muốn làm tăng độ ẩm cho đất, phân bón vi sinh giữ ẩm Polysacarit trở thành sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều nông dân. Trong loại phân bón này tồn tại các vi sinh tiết ra hàm chất Polysacarit.
Chất này đảm nhận nhiệm vụ phối hợp các hạt khoáng, sét, limon trong đất trồng canh tác. Điều này làm tăng khả năng phân bố và giữ nước hiệu quả để cây trồng hấp thu đầy đủ dinh dưỡng. Với các loại phân bón vi sinh hiện nay, vai trò của nó hoàn toàn có thể thay thế thuốc trừ sâu để bảo vệ tốt cho sự phát triển của cây trồng!
Hướng dẫn cách dùng phân bón vi sinh hiệu quả
Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển vượt bậc kéo theo nhu cầu về phân bón vi sinh rất lớn. Để phát huy tốt công dụng sản phẩm, chúng ta cần nắm được hướng dẫn sử dụng như sau:
Cách sử dụng phân bón vi sinh
Đa phần, phân bón vi sinh được chế biến dưới dạng hạt hoặc bột. Khi dùng chúng ta có thể trộn chung phân bón cùng hạt giống để gieo. Với biện pháp phối hợp này, chúng ta cần làm hạt giống ướt sơ. Tiến hành nhào đều trong phân theo tỷ lệ 1:100 (1kg phân vi sinh: 100kg hạt giống). Sau đó canh thời gian ủ hạt trong vòng 10 – 20 phút mới đem đi gieo để đạt hiệu quả nảy mầm cao nhất.
Trong trường hợp người nông dân dùng cây giống non để trồng. Chúng ta có thể bón phân theo phương pháp pha loãng phân vi sinh với nước. Tạo thành dung dịch để ngâm rễ cây giống non chưa trồng vào. Ngoài ra, cách bón đều trực tiếp vào đất canh tác cũng mang lại hiệu quả ủ đất khá tốt.
Bài viết liên quan: Cách khử mùi hôi rác thải chung cư, bãi rác, nước rỉ rác
Những lưu ý cần biết
So với tốc độ phân giải của phân bón hóa học, thời gian tác dụng của phân bón vi sinh khá lâu. Vì thế, chúng ta nên áp dụng bón lót sản phẩm cho loại cây trồng ngắn ngày. Còn đối với các loại cây lâu năm, phân bón vi sinh phù hợp với nhu cầu bón bổ sung các chất dinh dưỡng.
Khi sử dụng phân bón vi sinh, nhà nông cần lưu ý độ ẩm trên đất canh tác. Hạn chế sử dụng chế phẩm hóa học khi không thật sự cần thiết. Điều này giúp cho rễ cây hấp thu đầy đủ toàn bộ dinh dưỡng và không gặp phải chất hóa học dư thừa trong đất.
Trong vòng từ 1 – 6 tháng là khoảng thời điểm phân bón vi sinh hữu cơ hoạt động tốt nhất. Khi bảo quản sản phẩm, nhà nông cần đảm bảo nhiệt độ nhà kho không vượt quá 30 độ C. Không để phân bón ở nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Phân vi sinh là gì? Các loại phân vi sinh hiện nay có đặc điểm như thế nào? Đến đây, có lẽ các bạn đã không gì thắc mắc về nó phải không nào? Có thể nói, phân vi sinh được xem là “người bạn đáng tin cậy” của nhà nông. Nhờ nó, các bác nông dân có thể bồi dưỡng độ phì nhiêu cho đất, nâng cao năng suất cây trồng hiệu quả.