Những năm gần đây, nhiều thuật ngữ công nghệ mới ngày càng phổ biến. Trên truyền hình, trên mạng internet, người ta nhắc nhiều đến những thành công vượt bậc của các platform. Social Platform là loại hình platform quan trọng và cần thiết với nhiều doanh nghiệp. Vậy bạn đã thực sự hiểu Social Platform là gì?
1. Platform là gì?
Trước khi tìm hiểu Social Platform là gì? thì trước tiên cần biết về Platform.
Platform còn được hiểu là nền tảng. Đây là nhóm các công nghệ được sử dụng làm nền tảng để phát triển các quy trình, ứng dụng công nghệ khác. Platform là nền tảng bắt buộc trong các quy trình phát triển phần mềm. Hiểu một cách đơn giản, Platform tạo ra một môi trường để các chương trình được thực thi.
Khi nhắc đến Platform, người ta thường nghĩ về các nền tảng có sử dụng nhiều yếu tố công nghệ. Nhờ nó mà người mua và nhà sản xuất có thể kết nối trực tiếp với nhau một cách nhanh chóng, chính xác.
2. Social Platform là gì?
Social platform là một dạng platform cho phép phát triển, triển khai, quản lý các giải pháp truyền thông xã hội. Platform này được sử dụng để tạo các website, dịch vụ truyền thông xã hội với các chức năng như một mạng xã hội hoàn chỉnh. Social Platform cho phép người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ nội dung. Đồng thời có thể kết bạn, kiểm soát quyền riêng tư. Các tính năng mạng xã hội khác cũng được hỗ trợ.
Social Platform tạo ra những bước tiến công nghệ mới như:
- Tạo các ứng dụng gốc
- Tạo ra các giao diện lập trình ứng dụng (API)
- Tạo các bảng điều khiển quản trị phụ trợ, từ đó giúp quản lý các tùy chọn và cơ sở người dùng.
3. Những phân loại chính của Social Platform là gì?
Hiện nay, việc làm rõ từng trang web và ứng ứng dụng đang hiện hữu là rất khó. Tuy nhiên, về tổng thể, người ta chia Social Platform thành 4 loại chính. Sự phân chia này dựa trên tính chất của các ứng dụng, trang web.
- Social Community: Đây là nhóm các trang hỗ trợ xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ xã hội. Ví dụ như Facebook, Instagram, Twitter,…
- Social Publishing: Thuật ngữ này mô tả các trang xuất bản nội dung. Ví dụ như Forum, blog, báo điện tử,…
- Social Commerce: Đây là nhóm các trang mua sắm, các trang thương mại điện tử. Như Shopee, Lazada, Tiki,…
- Social Entertainment: Đây là nhóm các trang mang tính giải trí, các trang game online.
Thường các nền tảng Social Platform đều có mục đích sử dụng riêng biệt. Ví dụ như Tiktok là nền tảng để chia sẻ các video ngắn, thường dưới 60 giây. Trong khi đó, YouTube cho phép chia sẻ các video với đủ thời lượng khác nhau. Instagram tối ưu cho chia sẻ hình ảnh,… Các diễn đàn tối ưu cho việc chia sẻ thông tin.
4. Chức năng của Social Platform là gì?
Về cơ bản Social Platform giúp chia sẻ nội dung, kết nối một cách nhanh chóng.
Chi tiết hơn, Social Platform có 2 chức năng chính:
- Chức năng xã hội: Social Platform mang lại rất nhiều lợi ích về mặt xã hội. Nổi bật là sự nhanh chóng trong việc chia sẻ thông tin một cách rộng rãi. Nhờ các nền tảng social trên điện thoại hay máy tính, người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin nhanh chóng. Dù là đang ở bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối internet là việc kết nối mạng xã hội trở nên dễ dàng hơn.
- Chức năng kinh tế: Chức năng này thể hiện trong các hoạt động digital marketing. Nó hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch marketing, quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm,… Nó giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng đến đối tượng khách hàng tiềm tiềm năng. Trong khi chi phí bỏ ra so với các cách truyền thống thì tiết kiệm hơn nhiều. Lượt traffic từ các kênh Social giúp tối ưu SEO, tăng độ hiển thị và uy tín doanh nghiệp.
Mặc dù vậy các nền tảng platform cũng chứa nhiều rủi ro cho người dùng. Như tình trạng lừa đảo. Spam, xâm phạm quyền riêng tư,… Bên cạnh đó là hậu quả do quá lạm dụng các mạng xã hội gây hại hại cho sức khỏe, tâm lý người dùng. Đặc biệt là ảnh hưởng đến nhận thức của những người chưa có nhiều kinh nghiệm xã hội.
Social Platform là công cụ hoàn hảo để doanh nghiệp thực hiện hoạt động truyền thông. Hiểu rõ cơ chế và vận dụng hợp lý các nền tảng này sẽ đem lại hiệu quả cho haotj động của doanh nghiệp.
Nguồn: sentayho.com.vn