Zeroing trong chống bán phá giá là gì?

Zeroing trong chống bán phá giá là gì?

Phạm Thị Phước (GĐ kinh doanh Công ty XNK giấy ở Cần Thơ)

Thưa luật sư Đào Xuân Thân, tôi là khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của anh, hiện nay, công ty chúng tôi bị Mỹ áp dụng phương pháp Zeroing để “quy tội” bán phá giá mặt hàng giấy ăn.

(Tuần trước chúng tôi có gửi hồ sơ vụ việc đến văn phòng đại diện phía Nam của anh ở Số 2 Ngô Đức Kế, Quận 1_Luật sư Minh tiếp nhận) trong thời gian đang củng cố thêm tài liệu như yêu cầu của công ty anh, tôi xin hỏi (với tư cách là độc giả): Phương pháp Zeroing tính như thế nào? được quy định trong luật như thế nào?

Luật sư Đào Xuân Thân (Công ty luật MTon Việt Nam): Cám ơn bà Phạm Thị Phước, tôi xin thay mặt công ty luật MTon Việt Nam trả lời câu hỏi của bà như sau:

(1) Zeroing chuyển theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là “Quy về không”, trong quá trình tính biên độ phá giá, phương pháp tính toán Zeroing cho phép quy về 0 tất các các giao dịch có biên độ phá giá âm.

Ví dụ, nếu một nhà xuất khẩu sản phẩm cá tra bị điều tra thực hiện 8 giao dịch xuất khẩu, trong đó có 3 giao dịch xuất khẩu có biên độ phá giá là 20%, 1 giao dịch có biên độ phá giá bằng 0 và 4 giao dịch có biên độ phá giá -25% thì nếu không sử dụng phương pháp zeroing, bình quân biên độ phá giá của nhà xuất khẩu này sẽ là: (20% + 20% + 20%+ 0% – 25% – 25%- 25%- 25%): 8 = -5% (do kết quả âm nên cá tra không bị áp thuế). Tuy nhiên, nếu sử dụng zeroing thì biên độ phá giá trung bình sẽ là:

(20% + 20% + 20% +0% + 0% + 0% + 0% + 0%): 8 =7,5% (do kết quả dương nên cá tra bị áp thuế 7,5%)

(2) Đây là phương pháp thiên vị cho nước nhập khẩu đặc biệt đối với các nước phát triển, nó được áp dụng trước khi Đạo luật chống bán phá giá năm 1995 được ban hành, nhưng đến nay đã được tổ chức thương mại thế giới (trong đó có Mỹ và Việt Nam tham gia) bác bỏ hoàn toàn, Mỹ là nước cuối cùng vẫn áp dụng phương pháp này, tuy nhiên:

“Tháng 5/2006, Cơ quan Giải quyết Bất đồng (DSB) của WTO đã có kết luận: Phương pháp Zeroing của Mỹ trái với các nguyên tắc của WTO, theo đó Mỹ đã phải loại bỏ phương pháp tính toán có phần thiên vị này”

Vậy chúng tôi trả lời câu hỏi thứ hai của bà như sau: Đến nay phương pháp zeroing không được công nhận nữa.

Bà vui lòng tìm kỹ lại các tài liệu mà phía nguyên đơn, Bộ Thương Mại Mỹ, hay bất kỳ cơ quan nào đã thông báo hoặc gửi cho bà. Nếu chỉ là các doanh nghiệp Mỹ kinh doanh cùng sản phẩm với bà đệ đơn lên DOC kiện công ty của bà. Bà cần tỉnh táo để không bị họ “khống chế” để thực hiện một nghĩa vụ khác. Rất mong bà sớm hoàn thiện hồ sơ gửi cho chuyên gia pháp lý của chúng tôi để có hành động thích hợp và an toàn.

Các văn bản pháp lý có thể đã được thay đổi theo thời gian, các tình huống pháp lý sẽ khác nhau. Hãng luật chúng tôi khuyến cáo độc giả không được tự ý áp dụng theo nội dung bài viết. Hãy tham khảo ý kiến luật sư tin cậy hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ ghi ở phần dưới cùng trang web này. Trân trọng cám ơn!

www.mton.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *