ReFS, Resilient File System trên Windows là gì?

Vậy ReFS, Resilient File System trên Windows là gì? Giữa ReFS và NTFS hiện đang được sử dụng có gì khác nhau?

ReFS, Resilient File System trên Windows là gì?

ReFS là viết tắt của Resilient File System, là một hệ thống tập tin mới được tích hợp bằng cách sử dụng mã từ hệ thống tập tin NTFS.

ReFS không phải là hệ thống tập tin thay thế cho NTFS, và hệ thống tập tin này có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Bạn không thể sử dụng ReFS thay cho NTFS trên ổ đĩa hệ thống của mình.

Vì ReFS là hệ thống tập tin mới nhất của Microsoft, được thiết kế để giải quyết một số vấn đề lớn của NTFS. ReFS được thiết kế để bảo vệ các dữ liệu không bị lỗi, thực hiện khối lượng công việc nhất định tốt hơn và quy mô cho các hệ thống tập tin lớn tốt hơn.

ReFS bảo vệ dữ liệu không bị hư hỏng

Phần Resilient được đánh dấu nổi bật. ReFS sử dụng checksum (giá trị tổng kiểm) cho siêu dữ liệu (metadata), và ngoài ra nó cũng sử dụng checksum cho dữ liệu tập tin.

Bất cứ khi nào đọc hoặc viết một tập tin, ReFS sẽ kiểm tra checksum để đảm bảo tập tin đó đúng. Điều này có nghĩa là hệ thống tập tin của nó được tích hợp cách để phát hiện dữ liệu bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.

ReFS được tích hợp với tính năng Storage Spaces. Nếu sử dụng ReFS để thiết lập Storage Space, Windows có thể dễ dàng phát hiện các tập tin hệ thống bị lỗi và tự động sửa các tập tin đó bằng cách sao chép bản sao khác của dữ liệu trên một ổ đĩa khác. Tính năng này có sẵn trên cả Windows 10 và Windows 8.1.

ReFS, Resilient File System trên Windows là gì?

Nếu ReFS phát hiện các dữ liệu bị hư hỏng và không có bản sao khác, nó có thể khôi phục lại dữ liệu từ hệ thống tập tin xóa các dữ liệu bị hỏng ra khỏi ổ đĩa. ReFS không yêu cầu bạn khởi động lại hệ thống hoặc sử dụng ổ đĩa ngoại tuyến giống như NTFS.

ReFS không chỉ kiểm tra các tập tin bị lỗi trong quá trình đọc và viết các tập tin này. Máy kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu tự động kiểm tra tất cả các tập tin trên ổ đĩa thường xuyên để tìm và sửa lỗi dữ liệu. Đó là hệ thống sửa chữa tập tin tự động và bạn không cần phải sử dụng chkdsk.

Hệ thống tập tin mới này cũng bảo vệ các dữ liệu không bị hư hỏng theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn khi bạn cập nhật siêu dữ liệu của tập tin – tên tập tin, hệ thống tập tin NTFS sẽ trực tiếp sửa đổi siêu dữ liệu của tập tin. Nếu máy tính của bạn không hoạt động hoặc bị mất điện trong quá trình thực hiện, các dữ liệu có thể bị lỗi.

Khi bạn cập nhật siêu dữ liệu của tập tin, hệ thống tập tin ReFS sẽ tạo một bản sao mới của siêu dữ liệu. ReFS chỉ tập tin vào siêu dữ liệu mới sau khi siêu dữ liệu mới được viết. Siêu dữ liệu không có nguy cơ bị hư hỏng. Và quá trình này gọi là copy-on-write. Copy-on-write cũng có sẵn trên các hệ thống tập tin hiện đại khác như ZFS và BtrFS trên Linux cũng như hệ thống tập tin APFS mới của Apple.

Trường hợp REFS chưa được bật trên Windows 10, bạn tham khảo cách bật định dạng REFS tại đây

ReFS “giảm” một số hạn chế từ NTFS cũ

ReFS “hiện đại” hơn NTFS, hỗ trợ số lượng và độ dài tên các tập tin lớn hơn. Về lâu dài, đây là những cải tiến quan trọng.

Trên hệ thống tập tin NTFS, đường dẫn tập tin bị giới hạn tới 255 ký tự. Với ReFS, tên tập tin có thể dài tối đa 32768 ký tự. Hiện tại Windows 10 cũng cho phép người dùng vô hiệu hoá (tắt) giới hạn ký tự ngắn cho hệ thống tập tin NTFS, nhưng tính năng này bị vô hiệu hóa trên phân vùng ReFS.

ReFS cũng loại bỏ tên các tập tin DOS-style 8.3. Trên một phân vùng NTFS, bạn vẫn có thể truy cập C:Program Files tại C:PROGRA~1 để tương thích với phần mềm cũ. Tên các tập tin kết thừa này không còn trên ReFS.

NTFS có kích thước phân vùng về mặt lý thuyết tối đa là 16 exabyte, còn ReFS có kích thước phân vùng về mặt lý thuyết tối đa là 262144 exabyte. Mặc dù ở thời điểm hiện tại thì điều này không quan trọng, nhưng trong tương lai bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của nó.

ReFS có thể nhanh hơn

ReFS không chỉ được thiết kế để cải thiện hiệu suất của NTFS. Thay vào đó, Microsoft tập trung vào một vài tối ưu hóa quan trọng để ReFS hoạt động tốt hơn trong một số trường hợp.

Chẳng hạn khi được sử dụng với Storage Spaces, ReFS hỗ trợ “tối ưu hóa trên cấp độ thời gian thực” (real-time tier optimization). Bạn sẽ có một pool drive bao gồm cả tối ưu hóa hiệu suất ổ đĩa và tối ưu hóa khả năng.

ReFS sẽ ghi ổ đĩa trong các cấp độ hiệu suất, tối đa hóa hiệu suất. Trên nền background, ReFS sẽ tự động di chuyển các khối dữ liệu lớn đến các ổ đĩa chậm hơn để lưu trữ lâu dài.

Trên Windows Server 2016, Microsoft đã cải thiện ReFS để cung cấp hiệu suất tốt hơn cho các tính năng máy ảo nhất định. Phần mềm máy ảo Hyper-V của Microsoft tận dụng lợi thế này (và về mặt lý thuyết, các phần mềm máy ảo khác có thể hỗ trợ Hyper-V nếu muốn).

Ví dụ, ReFS hỗ trợ block cloning (khối nhân bản), để tăng tốc nhân bản máy ảo và các hoạt động hợp nhất trạm kiểm soát. Để tạo bản sao nhân bản của một máy ảo, ReFS chỉ cần tạo ra một bản sao mới của siêu dữ liệu trên ổ đĩa và chỉ nó vào dữ liệu hiện có trên ổ đĩa.

Điều này là bởi vì với ReFS, nhiều tập tin có thể chỉ đến cùng một dữ liệu cơ bản trên ổ đĩa. Khi máy ảo thay đổi và dữ liệu mới được ghi vào ổ đĩa, nó được ghi vào một vị trí khác và dữ liệu máy ảo ban đầu còn lại nằm trên ổ đĩa. Điều này làm cho quá trình nhân bản nhanh hơn và yêu cầu ít hơn thông qua đĩa.

ReFS cũng cung cấp một tính năng “sparse VDL” mới cho phép ReFS nhanh chóng ghi các số không vào một tập tin lớn. Điều này để ReFS tạo ra một tập tin đĩa cứng ảo mới (VHD) có kích thước cố định nahnh hơn. Với NTFS quá trình này có thể mất đến 10 phút, nhưng với ReFS quá trình diễn ra có thể mất chỉ vài giây.

ReFS không thể thay thế cho NTFS

Tất cả các tính năng của ReFS đều “ổn”, tuy nhiên bạn không thể chuyển đổi từ NTFS sang ReFS. Windows không thể khởi động từ một hệ thống tập tin ReFS, và hệ thống yêu cầu NTFS.

Ngoài ra NTFS cũng bỏ qua các tính năng khác của NTFS, bao gồm nén và mã hóa hệ thống tập tin, hard link (liên kết cứng), thuộc tính mở rộng, chống trùng lặp dữ liệu, và disk quotas. Tuy nhiên, ReFS tương thích với nhiều tính năng. Ví dụ, bạn không thể thực hiện mã hóa dữ liệu cụ thể ở cấp hệ thống tập tin, ReFS tương thích với mã hóa BitLocker toàn bộ đĩa.

Windows 10 không cho phép bạn định dạng bất kỳ phân vùng cũ là ReFS. Hiện tại bạn chỉ có thể sử dụng ReFS với Storage Spaces, các tính năng đáng tin cậy của nó giúp bảo vệ các dữ liệu không bị hư hỏng.

Trên Windows Server 2016, bạn có thể lựa chọn định dạng phân vùng là ReFS thay vì NTFS. Có thể bạn sẽ muốn làm điều này với một phân vùng lưu trữ trên máy ảo, ví dụ. Tuy nhiên, bạn vẫn không thể sử dụng ReFS trên ổ boot. Windows chỉ có thể khởi động từ một ổ NTFS.

ReFS, Resilient File System trên Windows là gì?

Không ai có thể chắc chắn được tương lai của ReFS sẽ như thế nào. Microsoft có thể cải thiện cho đến khi ReFS có thể thay thế hoàn toàn cho NTFS trên tất cả các phiên bản hệ điều hành Windows. Và không ai có thể chắc chắn khi nào điều này có thể xảy ra. Nhưng ở thời điểm hiện tại này, ReFS chỉ có thể được sử dụng cho các tác vụ cụ thể.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về ReFS cũng như các tính năng cụ thể mà ReFS hỗ trợ trên trang web của Microsoft.

NTFS thường được định dạng cho USB, trước đây, chúng tôi đã có bài viết nên dùng FAT32 hay NTFS cho USB đẻ giúp các bạn có lựa chọn đúng nhất, nếu quan tâm, bBlueStacks 3 tham khảo nên dùng FAT32 hay NTFS cho USB tại đây

Cách sử dụng ReFS

Trên Windows 10, bạn chỉ có thể sử dụng ReFS thông qua tính năng Storage Spaces. Đảm bảo định dạng Storage Spaces được thiết lập là ReFS chứ không phải NTFS. Bạn sẽ “tự động” nhận được lợi ích từ các tính năng toàn vẹn của dữ liệu trong hệ thống tập tin ReFS nếu chọn ReFS.

Trên Windows Server bạn có thể thiết lập định dạng một số phân vùng là ReFS sử dụng công cụ Disk Management, điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn đang sử dụng máy ảo trên các ổ đĩa đó. Tuy nhiên bạn không thể thiết lập định dạng ổ boot là ReFS được, và bạn sẽ mất quyền truy cập một số tính năng NTFS.

Tóm lại ReFS, Resilient File System, là một hệ thống tập tin mới được tích hợp bằng cách sử dụng mã từ hệ thống tập tin NTFS. Và hệ thống tập tin này không thể thay thế cho NTFS.

Trên đây là tất cả những thông tin ReFS, Resilient File System trên Windows là gì mà sentayho.com.vn muốn giới thiệu cho bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác bạn có thể để lại ý kiến trong phần bình luận dưới bài viết, sentayho.com.vn sẽ trả lời nhanh nhất có thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *