Bạn đang quan tâm đến dư nợ tín dụng tiếng anh là gì phải không? Nào hãy cùng DONGNAIART đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!
XEM VIDEO dư nợ tín dụng tiếng anh là gì.
Dư nợ là gì? Dư nợ (tiếng anh là Debt) đây là số tiền khách hàng đang vay nợ ngân hàng hay các tổ chức tài chính tính đến một thời điểm nhất định từ nhiều nguồn vay khác nhau như: vay mua nhà – đất, xe máy – ô tô, điện thoại – laptop, thẻ tín dụng.
Khi bạn thanh toán đầy đủ các khoản vay thì dư nợ sẽ = 0. Hiện tại có rất nhiều khái niệm đến dư nợ phát sinh như: dư nợ tín dụng, dư nợ gốc, dư nợ đầu kỳ, dư nợ cuối kỳ, dư nợ giảm dần… Top Kinh Doanh sẽ giải thích chi tiết để khỏi nhầm lẫn.
Bạn đang xem: dư nợ tín dụng tiếng anh là gì
Nội dung chính:
Dư nợ tín dụng là gì?
Dư nợ tín dụng (tiếng anh Outstanding Credit) là khoản tiền mà khách hàng đã dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, mua sắm hoặc trực tiếp rút tiền mặt. Bản chất thẻ tín dụng là bạn đang dùng tiền của ngân hàng để chi tiêu trước, rồi sau đó mới thanh toán với ngân hàng, nghĩa là bạn đang vay ngân hàng một mức tiền (có hạn mức tối đa) trong một khoảng thời gian nhất định (không quá 45 ngày).
– Đối với những khách hàng được xếp vào nhóm 1 có lịch sử dư nợ tín dụng cao sẽ được các ngân hàng và tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay vốn với tỉ lệ thành công rất cao.
– Đối với khách hàng dư nợ tín dụng nhóm 2: sẽ tùy thuộc vào một số điều kiện, quy định đánh giá của các tổ chức tín dụng.
– Đối với khách hàng dư nợ tín dụng nhóm 3, 4, 5: sẽ bị đánh giá lịch sử tín dụng xấu, đa phần sẽ bị các ngân hàng từ chối.
– Chịu phạt với mức rất cao: một số đơn vị phạt phí trả chậm khoảng 5-6% tiền nợ, đồng thời nợ quá hạn cũng gấp 1,5 lần.
– Bị từ chối mở, nâng hạn mức, thậm chí là khóa thẻ tín dụng.
– Bị từ chối 100% ở các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
Những điều cần biết để tránh dư nợ tín dụng xấu
Không bất kỳ ai muốn phải rơi vào tình trạng tín dụng xấu, bị liệt kê vào “sổ đen” của các ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Dưới đây là những điều cần biết để tránh dư nợ tín dụng xấu:
– Chọn lãi suất quá hạn ưu đãi phù hợp: ưu tiên chọn ngân hàng hoặc dòng thẻ có lãi suất quá hạn ưu đãi thấp.
– Thanh toán dư nợ tín dụng đúng kỳ hạn: hãy đóng tiền đúng kỳ hạn để tránh phát sinh thêm nhiều khoản chi phí không đáng có. Trong nhiều trường hợp hệ thống bị lỗi, cập nhật phần mềm đôi khi khiến bạn rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Hãy tranh thủ đóng trước 1 tuần là thời điểm an toàn nhất.
Cách hạn chế dư nợ tín dụng
– Không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng: phải chịu thêm phí rút tiền và lãi suất rất cao.
– Chi tiêu hợp lý với khả năng chi trả: trước khi thanh toán bạn nên kiểm tra lại số tiền có vượt qua khả năng chi trả của bản thân hay không. Nếu không quá gấp bạn nên chuyển việc thanh toán đó vào thời gian phù hợp hơn.
– Bảo mật thẻ tín dụng: khi bị mất thẻ hoặc có thanh toán bất thường, ngay lập tức nên báo cho ngân hàng biết để khóa thẻ. Tuyệt đối không cho ai mượn thẻ để thực hiện các giao dịch online vì nó có tính lưu trữ và có thể sử dụng cho các lần sau.
– Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng: hãy luôn nhớ rằng tiền trong thẻ là của ngân hàng hay các tổ chức tài chính chứ không phải của bạn.
Đừng lấy số thẻ x hạn mức = tiền chi tiêu – Chắc chắn bạn sẽ nợ nần chồng chất đấy
– Giữ lại các hóa đơn thanh toán: việc nhầm lẫn, thiếu soát, quẹt sai thẻ là điều không hiếm thấy, hãy kiểm tra lại thật kỹ bước ra cửa hàng Offline và chụp màn hình khi thanh toán Online. Thông thường ngân hàng sẽ cho bạn khiếu nại trong 45 ngày kể từ ngày nhận sao kê tài khoản hàng tháng.
Không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Dư nợ gốc là gì?
Dư nợ gốc hay dư nợ ban đầu là số tiền của khách hàng vay tính tại thời điểm giải ngân. Rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa hạn mức cho vay và dư nợ gốc, hiểu đơn giản như nhau:
- Hạn mức cho vay là số tiền tối đa ngân hàng hay tổ chức tài chính cho khách hàng vay.
- Dư nợ gốc hay dư nợ ban đầu là sao khi ngân hàng hay tổ chức đã tiến hành xét duyệt và giải ngân.
Dư nợ gốc là số tiền bạn nhận được khi vay
Trong thực tế, dư nợ gốc thường nhỏ hơn hạn mức cho vay vì ngân hàng còn phải xét đến nhiều yếu tố khác như: thu nhập trong tháng, khả năng chi trả, lịch sử tín dụng…..
Dư nợ giảm dần là gì?
Dư nợ giảm dần (tiếng anh là Amortized Loan hay Amortizing Loan) là số dư nợ còn lại so với dư nợ gốc. Công thức tính dư nợ giảm dần:
Dư nợ giảm dần = Dư nợ gốc – Số tiền đã trả
Đa số các tổ chức tín dụng và ngân hàng thường sử dụng lãi suất được tính từ dư nợ giảm dần (hay thường gọi là lãi suất dư nợ giảm dần) chứ không tính lãi trên dư nợ gốc.
Tham khảo: mẫu biên bản bàn giao chức vụ
Ví dụ: Bạn vay 1 tỷ đồng của ngân hàng A với lãi suất 10% năm (tương đương 100 triệu/năm), thời hạn vay là 5 năm. Sau một năm, bạn trả được 100 triệu, lúc này dư nợ giảm dần còn 900 triệu đồng, thì lúc này ngân hàng sẽ tính lãi suất 10%/ năm trên mức dư nợ giảm dần 900 triệu đồng (tương đương 90 triệu/ năm).
Dư nợ cuối kỳ là gì?
Dư nợ cuối kỳ là tổng nợ trên thẻ tín dụng từ việc bạn quẹt thẻ offline, thanh toán online, phí phát sinh trong giao dịch, lãi của kỳ sao kê tháng trước nếu không đầy đủ và đúng hạn.
Dư nợ đầu kỳ là gì?
Dư nợ đầu kỳ là tổng dư nợ thẻ tín dụng của bạn vào cuối ngày sau kê kỳ trước.
Ví dụ: Ngày 20/02/2021 là ngày chốt sao kê tín dụng trong tháng 2 của bạn. Thông thường ngân hàng sẽ gửi sao kê cho bạn trước 17h, ngày 20/02/2021, đến 19h ngày 20/02/2021 bạn dùng thẻ tín dụng 1 triệu đồng. Thì 1 triệu đồng này sẽ được tính vào kỳ sao kê tháng 3/2021 và ghi rõ đây là dư nợ đầu kỳ.
5 nhóm dư nợ tín dụng bạn nên biết
Tại các ngân hàng, tổ chức tài chính thông thường sẽ chia dư nợ tin dụng thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Dư nợ tiêu chuẩn
Dư nợ tiêu chuẩn hay dư nợ tốt thuộc nhóm 1 là những khách hàng có khả năng thanh toán gốc và lãi đúng thời hạn; các khoản nợ không quá 10 ngày.
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý
Dư nợ cần chú ý nhóm 2 là những khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 10 đến 30 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
Dư nợ dưới tiêu chuẩn nhóm 3 là khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn 30 ngày; các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không có năng lực chi trả.
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ
Dư nợ có nghi ngờ nhóm 4 là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn từ 30 – 90 ngày.
Nhóm 5: Dư nợ có nguy cơ mất vốn
Dư nợ nhóm 5 có nguy co mất vốn bao gồm các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 180 ngày trở lên. các khoản nợ cơ cấu lại quá hạn từ 90 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu cấu lại lần thứ 2, thứ 3 quá hạn.
Kết lại về dư nợ
Dư nợ là gì ? Dư nợ là tổng số tiền ngân hàng hoặc công ty tài chính cho bạn vay và bạn có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ theo định kỳ để tránh các rắc rối về pháp lý cũng như trong cuộc sống hàng ngày!
Tham khảo: mất thanh sheet trong excel 2010
Vậy là đến đây bài viết về dư nợ tín dụng tiếng anh là gì đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website sentayho.com.vn