Ngành Hán Nôm ra làm gì? Đâu mới là hướng đi đúng đắn nhất?

Việc làm Biên – Phiên dịch

1. Những căn nguyên về ngành Hán Nôm

1.1. Bật mí về khái niệm cụ thể nhất của Hán – Nôm

Chữ Hán Nôm là những ký tự được xuất hiện, hình thành dựa trên những ký tự về chữ Hán cổ đại tồn tại ở đất nước chúng ta từ hàng nghìn năm nay. Chữ Hán Nôm được sinh ra với mục đích vừa có thể sử dụng để viết thành chữ Hán tự và vừa có thể sử dụng như chữ Nôm hay còn gọi là chữ Việt. Ban đầu khi mới xuất hiện chữ Hán Nôm được mượn dạng của chữ Hán để ghi lại những tiếng Việt cổ. Chữ Hán Nôm dựa trên những quy tắc, quy luật ghép chữ của Hán tự và cách ghép vần của Trung Quốc. Do quá trình đô hộ và Bắc thuộc hơn 1000 năm của Trung Quốc ở Việt Nam nên Việt Nam đã hình thành chữ Hán Nôm là vì thế. Chữ Nôm do người Việt sáng tạo ra do sự cải biến thông qua nét chữ Hán. Từ xưa, những bài thơ, ca, họa văn đều được phác nét bằng chữ Nôm đều rất tinh tế và sắc sảo. Chữ Nôm đã được trở thành văn tự quốc gia, nghĩa là những tài liệu, sổ sách, cáo, hịch đều được sử dụng chữ Nôm để biểu đạt.

1.2. Mức độ thịnh hành của chữ Hán Nôm ở thời điểm xưa và nay

Ngôn ngữ chính thức của Việt Nam thời điểm những năm còn phong kiến, Bắc thuộc là chữ Hán Nôm và được sử dụng nhiều trong các chiều đại của vua chúa và trong những cuộc thi hương, hội, đình. Nó được tạo nên từ việc dùng các ký tự của Hán tự để biểu đạt cho sắc thái, ý nghĩa của tiếng Việt. Hiện nay vẫn còn rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng của chữ Hán Nôm từ truyện thơ lục bát, hát nói, tuồng chèo, từ Hàn luật, văn tế, song thất lục bát…Chữ Nôm là một tinh hoa đậm chất sử của đất nước Việt Nam, chữ Nôm đã biểu đạt những cung bậc cảm xúc cao trào rồi lại trầm lắng, khi hào hùng khí thế khi lại bi thương quỵ lụy…tất cả đều được biểu đạt qua những con chữ những nét chữ của vần chữ.

Vào những năm của thế kỉ thứ 17 chữ Hán Nôm được lưu truyền phổ biến như những bài thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật, bạn đọc có thể ghé qua những tác phẩm nổi bật như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Ngọa long cương của Đào Duy Từ, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải, Ngự đề hòa danh bách vịnh của chúa Trịnh Căn hay còn có những tác phẩm theo dạng sử ký “ Thiên Nam Minh giám ” và “ Thiên Nam Ngữ lục ” và đặc biệt cũng đã xuất hiện thơ lục bát với bài thơ “ Cảm tác ” của Nguyễn Hy Quang. Vào thời kì này văn học Nôm Công giáo cũng được phát triển và nở rộ khá mạnh mẽ.

Sang đến những năm của thế kỉ thứ 18 – 19, sự tài tình cũng như nét duyên của thơ Hàn Luật ngày càng được các nhà thơ tinh tế khéo léo cài đan vào những dòng thơ để bộc lộ, để dùng thơ nói lên những tiếng lòng thương cảm, xót xa cho cuộc sống của nhân dân hay cũng là cho chính mình. Và nói đến đây chúng ta không thể không nhắc đến sự tài tình trong những vần thơ của Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Bên cạnh đó những tác phẩm truyện Nôm cũng được đưa vào như Thạch Sanh, Tấm Cám, Tô công phụng sứ, Trê Cóc, Nữ tú tài và đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ở thời kì cuối chữ Nôm được xuất hiện nhiều với những bài thi ca hát nói.

Vào cuối thế kỉ thứ 19 – 20 vị thế của chữ Hán Nôm bắt đầu giảm sút. Cuối năm 1919 đầu năm 1920, một dấu mốc lịch sử đã được thay thế là chữ Hán Nôm đã được thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Chữ Nôm đã dần mất đi vị thế sau khi chữ Quốc ngữ lên ngôi. Ngày nay trong các bài văn, bài thơ ca, báo, tạp chí hay các văn bản hành chính chúng ta không hề thấy sự xuất hiện của chữ Nôm. Chữ Hán Nôm ngày nay được gắn liền với hình ảnh những ông đồ, thầy đồ viết chữ tại những ngôi đình, chùa, miếu…

Việc làm biên dịch tiếng trung

2. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về ngành Hán Nôm

Ngành Hán Nôm được rất nhiều trường đại học đào tạo ở Việt Nam hiện nay, điều đó nhằm đảm bảo giữ trọn bản sắc văn hóa Việt Nam thời kì xa xưa. Ngành Hán Nôm sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lịch sử, văn hóa, về những kiến thức cơ bản liên quan đến chữ Hán Nôm. Khi tham gia vào chương trình đào tạo chữ Hán Nôm bạn sẽ có những thông tin, những khái niệm về văn học, văn hóa của người Việt Nam thời kì cha ông ta vẫn còn gây dựng nước nhà. Bên cạnh đó nó còn đưa ra những phương pháp tìm hiểu những vấn đề về văn hóa Việt Nam, cung cấp cho sinh viên những kiến thức từ căn bản đến chuyên ngành, những ký năng thực hành giúp cho sinh viên có thể phân tích văn bản tiếng Việt.

Ngoài những kiến thức về chữ Nôm, sinh viên còn có cơ hội mở mang những kiến thức về lĩnh vực lịch sử, văn hóa, triết học và sau đó sẽ đi sâu vào những kiến thức chuyên ngành như: văn bản Nôm, chữ Nôm, Hán văn cơ sở, tri thức về Nho giáo Phật giáo, những nguyên tắc cấu tạo văn tự, hư từ…

3. Những trường đại học có chuyên ngành đào tạo ngành Hán Nôm

Vì là một ngành học khá khó, chính vì vậy những người theo học ngành này với tỉ lệ khá thấp. Thêm một nguyên nhân nữa là những giảng viên phải dạy dặn kinh nghiệm và có đủ trình độ kĩ năng mới có thể đào tạo sinh viên giỏi. Nên ở Việt Nam hiện nay có top 3 trường đạo tạo ngành Hán Nôm chất lượng có thể kể đến là:

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ( Đại học Quốc gia Hà Nội ): Trường đào tạo ngành cử nhân Hán Nôm và được tốt nghiệp với văn bằng tên gọi là Cử nhân ngành Hán Nôm ( The Degree of Bacherlor in Sino – Nom ). Trường đảm bảo sinh viên sau khi ra trường sẽ được trang bị đầy đủ những kĩ năng, kiến thức cần thiết quan trọng trong việc sử lý chữ Hán Nôm nhằm phục vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại học Khoa học Huế

Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn ( Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)

Hơn thế nếu bạn còn có những ước muốn, nguyện vọng tìm hiểu hay nghiên cứu về Hán Nôm sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân bạn có thể theo học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội hay Học viện Khoa học Xã Hội.

Việc làm nhân sự tiếng trung

4. Học ngành Hán Nôm ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Hán Nôm bạn có rất nhiều cơ hội có thể lựa chọn cho mình những công việc phù hợp với bản thân. Bạn sẽ có những lựa chọn cụ thể như tìm tòi, nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ nay hoặc thuyết trình giảng dạy về chữ Hán Nôm.

4.1. Biên dịch từ chữ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ

Việt Nam ta tự hào vì có nền văn hóa, lịch sử rất lâu đời. Chính vì vậy còn rất nhiều những tác phẩm văn học, tác phẩm lịch sử còn lưu lại, sót lại nhưng vẫn chưa được khám phá, lưu truyền. Đây sẽ là công việc khá mới và thú vị để bạn có thể học hỏi và tìm hiểu. Dịch chữ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ cũng rất thịnh hành trong những công việc biên dịch thuật hiện nay ở nước ta.

Mức lương của công việc sẽ phụ thuộc vào những dự án mà bạn chọn lựa nhiều hay ít. Đây cũng là nghề tay trái của đa số những giảng viên hay những nhà nghiên cứu về chữ Hán Nôm.

4.2. Giảng dạy chữ Hán Nôm

Hiện nay đa số những trường đại học đều rất thiếu nguồn nhân lực giảng dạy chữ Hán Nôm. Với những cơ hội tuyệt vời này những bạn sinh viên đang theo học ngành này sẽ không cần phải lo lắng về công việc hay sự nghiệp sau này. Không chỉ có Hán Nôm mới cần học mà còn những bộ môn chuyên ngành khác cũng cần phải học như Việt Nam học, Đông Phương học, triết học, lịch sử…Bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển tại những vị trí giảng viên của trường đại học như: Đại học Khoa học Huế, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hay Học viện Khoa học xã hội và Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

Việc làm giảng viên tiếng trung

4.3. Cơ hội trở thành những nhà nghiên cứu

Nếu theo đuổi công việc này bạn sẽ được gắn với cái tên là những nhà khảo cổ học. Một môi trường làm việc linh động sẽ thu hút được đông đảo mọi người hơn. Những nhà khảo cổ học sẽ có công việc thẩm định hay tìm kiếm những nguồn sử liệu. Mức lương trung bình của những nhà khảo cổ học sẽ dao động 15-20 triệu đồng, một con số khá hấp dẫn với những sinh viên mới ra trường. Con số đó hoàn toàn có thể được tăng lên tùy vào mức độ hiểu biết, những kiến thức chuyên ngành và trình độ của bạn có tốt hay không. Trở thành những nhà nghiên cứu bạn có thể làm việc tại các viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Từ điển học, Viện ngôn ngữ học hay Viện Đông Nam Á…

5. Những tố chất cần có để theo đuổi ngành Hán Nôm

Đầu tiên đó chính là sự đam mê, yêu thích Hán Nôm. Đây là môn học đòi hỏi tính kiên trì nhẫn nại vì thế nếu không có lòng đam mê nhiệt huyết thì bạn sẽ sớm bỏ cuộc ngay thôi.

Tinh anh trong việc tiếp thu những phương pháp nghiên cứu ngành Hán Nôm và đặc biệt là có ý thức trong việc học tập để đạt được tốt những thành quả như mong đợi.

Bài viết về ngành Hán Nôm đã phần nào đem đến cho bạn đọc những cái nhìn khách quan hơn, những góc nhìn sâu rộng về ngành Hán Nôm. Bạn đọc hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng và đưa ra những lựa chọn chính xác, phù hợp cho bản thân mình. Nếu bạn muốn tìm những công việc thì có thể ghé qua website của chúng tôi sentayho.com.vn để có thể tham khảo những công việc phù hợp với bản thân mình nhé. Hãy đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo để có thêm thật nhiều thông tin.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *