Hiện nay có thể thấy dưới sức ép của cạnh tranh, nhà kinh doanh luôn tìm mọi cách để nâng cao năng lực kinh doanh của mình trước đối thủ trên thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội tồn tại và phát triển, theo đó các nhà kinh doanh đã tập trung các nguồn lực kinh tế ngay từ thời kỳ phôi thai của thị trường. Hiện nay thì hình thức tập trung kinh tế đang rất phổ biến. Vậy để hiểu thêm về Tập trung kinh tế là gì? Các hình thức tập trung kinh tế? được pháp luật quy định cụ thể ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Bạn đang đọc: Tập trung kinh tế là gì? Các hình thức tập trung kinh tế?
Cơ sở pháp lý:
Luật cạnh tranh 2018
Tìm hiểu thêm: Black Friday có nguồn gốc như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Học Guitar Solo – Fingerstyle: Tất Tần Tật Mọi Thứ Bạn Cần Biết
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Tập trung kinh tế là gì?
Tập trung kinh tế được hiểu là hành vi của doanh nghiệp bao gồm sáp nhập doanh nghiệp hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp, các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật cạnh tranh đưa ra. Theo đó thì tập trung kinh tế mang một số đặc điểm của tập trung kinh tế như chủ thể tiến hành hoạt động tập trung kinh tế là các doanh nghiệp. Ví dụ, pháp luật Liên bang Nga giới hạn việc thực hiện hoạt động sáp nhập, mua lại chỉ có thể là doanh nghiệp, trong khi tại Pháp lại có sự mở rộng khi qui định chủ thể tiến hành tập trung kinh tế bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Mục đích khi tiến hành tập trung kinh tế là giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu và chi phối thị trường ở mức độ nhất định.
Về hậu quả của hoạt động tập trung kinh tế có thể nhận thấy ở thực tế thì hậu quả của một thương vụ tập trung kinh tế thường diễn ra theo hai xu hướng, hoặc làm chấm dứt hoạt động kinh doanh của một bên trong giao dịch thường là doanh nghiệp mục tiêu hoặc có thể hình thành nên một doanh nghiệp mới có qui mô lớn hơn với những sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, ban điều hành, lao động, thương hiệu trên thị trường…
Kết luận: Từ những nội dung chúng tôi đưa ra về khái niệm tập trung kinh tế có thể thấy chỉ dựa vào các khái niệm, có thể hiểu rằng các hành vi tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh bao gồm hiện tương tập trung theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp có cùng thị trường liên quan, tập trung theo chiều dọc (giữa các doanh nghiệp thuộc những cấp độ khác nhau của quá trình kinh doanh và tập trung hỗn hợp (giữa các doanh nghiệp không cùng ngành nghề kinh doanh. Ở góc độ này, quan niệm về tập trung kinh tế có nội hàm khá rộng.
2. Các hình thức tập trung kinh tế?
Căn cứ theo quy định tại điều 29. Các hình thức tập trung kinh tế Luật cạnh tranh 2018 quy định cụ thể:
” 1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy dựa trên quy định này, đầu tiên chúng ta có thể thấy sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 điều 29 luật cạnh tranh 2018 theo đó chúng ta có thể hiểu việc ” Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.” có thể nói đây là một trong những hình thức tập trung kinh tế khá phổ biến hiện nay vì lợi ích của nó mang lại như về quy mô của doanh nghiệp thì sẽ giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp; khi sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau đồng nghĩa với việc sáp nhập về vốn, lao động, hệ thống kỹ thuật,… doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng cao hơn, chia sẻ rủi ro trong kinh doanh và tăng cường tính minh bạch về tài chính và theo đó thì có thể thâm nhập dễ dàng vào thị trường mới, có thêm phạm vi phân phối; mở rộng thị trường, giảm thiểu sự trùng lặp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm được những khoản chi phí hoạt động và chi phí quản lý và ngoài ra về cạnh tranh thì sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
Ngoài ra còn có các đặc trưng của cácdoanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các doanh nghiệp trên cùng hoặc không cùng họat động trên thị trường liên quan. Từ yếu tố này có thể phân biệt các hành vi tập trung kinh tế của doanh nghiệp với họat đầu đầu tư vào nhiều doanh nghiệp của các nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp. Với vai trò là nhà đầu tư thì khi đó các cá nhân có thể góp vốn vào nhiều doanh nghiệp và là chủ sở hữu hay còn được goijlaf đòng chủ sở hữu của các đơn vị kinh doanh cùng hoặc không cùng ngành nghề. Lúc đó, các doanh nghiệp cho dù có chung chủ sở hữu nhưng cũng không thuộc phạm vi của khái niệm tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế là hành vi của các chủ thể đang họat động kinh doanh trên thị trường. Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định phạm vi của khái niệm doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hộ kinh doanh cá thể. Đối chiếu bốn hành vi tập trung kinh tế nói trên với các quy định có liên quan đến chúng trong pháp luật về doanh nghiệp.
Hình thức thứ hai đó là hợp nhất doanh nghiệp, theo luật cạnh tranh 2018 tại khoản 3 điều 29 có nêu ” Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.” Như vậy có thể thấy được khi hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất với nhau bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị hợp nhất để tạo thành một công ty mới gọi là công ty hợp nhất, đồng thời sẽ chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất đây là một trong những hình thức tập trung kinh tế được quy định trong luật cạnh tranh 2018 quy định cụ thể. Ví dụ: Công ty A và công ty B có thể hợp nhất để tạo thành công ty C bằng cách chuyển hết toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty A và B sang công ty C. Sau khi hợp nhất thì công ty A và B sẽ chấm dứt sự tồn tại ( A+ B = C). Theo đó chúng ta thấy rằng việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường.
Mua lại doanh nghiệp được quy định tại khoản 4 điều 29 Luật cạnh tranh 2018″ Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.” Ngoài ra pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng quy định thêm về các trường hợp mua lại doanh nghiệp nhưng không được coi là tập trung kinh tế bởi những hoạt động diễn ra thường xuyên của các tổ chức tài chính, tuy nhiên các tổ chức này cũng phải đáp ứng được điều kiện rằng doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại, điều này như một sự phòng ngừa của pháp luật nhằm đảm bảo việc mua lại sẽ không gây tác động xấu đến môi trường cạnh tranh.
Như vậy từ những phân tích đưa ra như trên có thể thấy hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh chỉ xảy ra khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện. Có nghĩa là, trước khi thực hiện các hành vi tập trung kinh tế, các doanh nghiệp tham gia đã tồn tại và đang họat động trên thị trường. Hành vi tập trung kinh tế không phải là hành vi đơn phương của doanh nghiệp. Vì vậy, hành vi đầu tư vốn để thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của một doanh nghiệp nào đó có thể tạo ra nhóm kinh doanh nhưng sẽ không là hiện tượng tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh và Các hình thức sáp nhập, hợp nhất sẽ làm cấu trúc thị trường thay đổi theo hướng giảm đi số lượng doanh nghiệp đang họat động bằng cách tập trung tất cả năng lực vào một doanh nghiệp duy nhất. Ngoài các hình thức chúng tôi đưa ra như trên thì còn có các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Kết luận: Như trên chúng ta thấy có 05 hình thức tập trung kinh tế có những nét riêng của từng hình thức tuy nhiên dù hình thức nào chăng nữa thì đều dẫn đến kết quả là tương quan cạnh tranh trên thị trường sau khi tập trung kinh tế sẽ khác so với trước đó. Bởi lúc này, thị trường đột ngột xuất hiện doanh nghiệp, hoặc nhóm doanh nghiệp có tiềm lực kinh doanh lớn hơn trước mà không phải trải qua quá trình tích tụ tư bản. Vị trí của các doanh nghiệp còn lại trong quá trình cạnh tranh sẽ giảm đi trước doanh nghiệp được hình thành từ tập trung kinh tế.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Tập trung kinh tế là gì? Các hình thức tập trung kinh tế” và các thông tin pháp lý có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.