Bên cạnh các đơn thuốc Tây y thì chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng những bài thuốc dân gian được khá nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tham khảo cho bạn về một số cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản đơn giản có thể thực hiện tại nhà.
Tổng quan về bệnh lý trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào axit dạ dày. Bệnh gây ra nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt cho bệnh nhân. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ để lại nhiều biến chứng về chức năng hô hấp, hẹp thực quản, Barrett thực quản và nghiêm trọng hơn là ung thư thực quản.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
- Do sự bất thường ở thực quản
– Vấn đề từ cơ thắt dưới thực quản: Các cơ thắt dưới thực quản sẽ mở ra khi nuốt rồi đóng lại để ngăn các dịch trong dạ dày trào lên. Tuy nhiên, nếu những cơ thắt này có vấn đề sẽ suy giảm chức năng của nó. Bên cạnh đó, lượng axit dạ dày trung hòa với dịch ở thực quản, nước bọt nên sự tác động của dịch vị đến thực quản cũng giảm.
– Vấn đề từ cơ hoành: Cơ hoành là bộ phận ngăn cách ổ bụng với phần ngực. Khi cơ hoành khép lại sẽ tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản. Nếu cơ hoành bị thoát vị, cơ hoành và cơ thắt dưới không thống nhất trong hoạt động, axit dạ dày sẽ trào ngược lên.
- Do sự bất thường của dạ dày
– Do thức ăn không được tiêu hóa: Thức ăn không được tiêu hóa tồn tại trong dạ dày có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, những bệnh về dạ dày như đau dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày cũng có thể gây ra tình trạng này.
– Do lực tác động lên ổ bụng lớn: Những vấn đề như ho lâu ngày, gập bụng hoặc hắt hơi đều sẽ gây ra áp lực cho ổ bụng. Đây chính là lý do khiến axit dạ dày trào ngược.
- Một số nguyên nhân khác
Ngoài hai lý do chính ở trên, việc bị trào ngược dạ dày thực quản còn có thể do sự tác động của những yếu tố như:
– Thừa cân: Thông thường, những người thừa cân sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người khác. Bởi cân nặng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến bụng, cơ thắt thực quản.
– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Nếu bạn có thói quen dùng thực phẩm chế biến sẵn, những thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá no, ăn những thực phẩm có tính axit khi đó thì nguy cơ trào ngược dạ dày rất cao.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Thông thường, bệnh sẽ có những dấu hiệu phổ biến sau:
Ợ chua: Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng. Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh này. Nhất là khi bạn vừa ăn no, bị khó tiêu hoặc không có thời gian nghỉ ngơi.
Ợ hơi: Ợ hơi thường xảy ra khi đói. Nó cũng thường xảy ra khi bạn ăn no hoặc khó tiêu.
Buồn nôn, nôn: Thường đi kèm với triệu chứng này là cảm giác nghẹn thức ăn. Những người bị trào ngược dạ dày cũng rất dễ bị say tàu, xe, dễ ốm nghén,…
Đau tức ngực: Nguyên nhân là do sự kích thích những sợi dây thần kinh đi qua vùng ngực. Việc đau tức ngực khi bị trào ngược rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh liên quan đến tim mạch.
Khó nuốt: Đây là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật khiến bạn đắng miệng. Bên cạnh đó, khi axit dạ dày trào lên có thể khiến bạn sưng thực quản nên việc nuốt thức ăn sẽ khó khăn hơn. Làm bạn ăn không ngon, chán ăn, giảm cân,…
Một số triệu chứng khác như ho, khàn giọng, tiết nước bọt nhiều: Nguyên nhân là do axit dạ dày trào ngược mang lại. Axit dạ dày khi ợ sẽ trào lên và theo phản xạ tự nhiên, nước bọt sẽ tiết nhiều, dây thanh quản sưng khiến bạn bị ho, khản tiếng,…
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nhiều người bệnh thắc mắc trào ngược dạ dày thực quản có chữa được không? Câu trả lời là được nếu bạn có cách chăm sóc và điều trị hợp khoa học.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
- Những thức ăn có tính trung hòa axit: Bạn có thể ăn ngũ cốc, yến mạch, bánh mì,… để hạn chế bào mòn lớp dịch, axit trong dạ dày.
- Chất đạm: Bạn nên bổ sung những chất đạm dễ tiêu trong thịt vịt, thịt nạc, thịt thăn,… vào chế độ ăn của người bị trào ngược dạ dày.
- Chất xơ: Chất xơ có trong các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ,…
- Sữa chua: Bạn nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp cho quá trình tiêu hóa nhanh hơn, tạo cho bạn cảm giác ngon miệng khi ăn. Nhưng không nên ăn sữa chua khi đói.
Bị trào ngược dạ dày nên kiêng gì?
- Kiêng những chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá.
- Bạn nên ngừng hẳn việc sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.
- Hạn chế những thức ăn có tính axit cao như đồ ăn cay nóng, chanh, cam, nước có ga,…
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại nhà theo dân gian
Nếu bạn băn khoăn bị trào ngược dạ dày phải làm sao, bạn có thể dùng những bài thuốc dân gian như sau.
- Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
Nhiều người cho rằng dùng gừng để trị trào ngược dạ dày là không tốt vì gừng có tính nóng, có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, gừng có chứa những chất làm trung hòa axit dạ dày như Methadone, Tecpen,… làm giảm tình trạng này. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng vừa phải, không nên dùng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong ngày
Bạn có thể dùng gừng ngâm với mật ong để chữa trị. Hoặc đơn giản là cốc trà gừng mỗi ngày cũng có thể là một cách chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, cách đơn giản nhất đó là dùng gừng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
- Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong
Mật ong chứa khá nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm tình trạng viêm loét và tái tạo vết thương. Ngoài ra, khi dùng mật ong, nồng độ pH trong dịch vị dạ dày được cân bằng, giúp loại bỏ axit dư thừa trong dạ dày.
Cách sử dụng mật ong để điều trị cũng rất đơn giản. Bạn có thể uống trực tiếp mật ong mỗi ngày hoặc pha với nước ấm. Bạn cũng có thể dùng mật ong kết hợp với nha đam hoặc ngâm nghệ tươi với mật ong.
- Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ
Nhắc đến cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc nam thì không thể bỏ qua nghệ. Hoạt chất curcurin trong nghệ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn cản tiết axit, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
Để thực hiện bài thuốc từ nghệ, bạn có thể xay lấy nước nghệ, đun sôi để nguội rồi uống sau bữa ăn khoảng 7 lần/ngày. Nếu xay nhiều bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nghệ với mật ong bằng cách trộn nghệ với mật ong rồi vo thành viên, bảo quản trong bình thủy tinh rồi ăn khoảng 6 – 8 viên mỗi ngày sau ăn, uống kèm nước ấm.
- Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh
Chuối xanh có tác dụng kích thích sản sinh màng nhầy để bảo vệ niêm mạc, không cho những vi khuẩn có hại tấn công dạ dày. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh như sau:
- Rửa sạch chuối xanh rồi cắt thành lát, phơi khô.
- Tán thành bột mịn rồi bảo quản trong bình thủy tinh.
- Mỗi ngày hòa khoảng 10 -15g bột chuối với nước ấm hoặc mật ong. Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng chuối xanh tốt nhất là hãy duy trì 2 lần/ngày. Bạn sẽ thấy tình trạng trào ngược dạ dày của mình được cải thiện rất rõ.
- Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, làm lành những vết viêm loét, kiểm soát axit trong dạ dày. Để dùng lá trầu không điều trị có 2 cách như sau:
– Ngâm lá trầu không với muối. Sau đó nấu khoảng 15 phút rồi dùng nước đó uống đều đặn mỗi ngày.
– Ngâm lá trầu non với muối sau đó nhai sống. Việc nhai sống lá trầu không mỗi ngày là cách chữa trào ngược dạ dày rất tốt.
- Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông
Dùng lá mơ mông cũng là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến. Lá mơ lông chứa rất nhiều vitamin C, protein, tinh dầu và những hợp chất giúp giảm tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày. Nếu dùng lá mơ lông thường xuyên, bạn có thể giảm chứng trào ngược axit dạ dày.
Có khá nhiều cách để sử dụng lá mơ lông như sử dụng trực tiếp như rau sống, hấp cách thủy lấy nước hoặc xay lấy nước. Nếu bạn không ngửi được mùi lá mơ lông thì có thể làm món trứng chiên lá mơ lông, món ăn vừa ngon hơn, vừa trị được bệnh.
Thăm khám và điều trị theo phác đồ
Ngoài những cách dân gian trên, nếu bạn băn khoăn bị trào ngược dạ dày phải làm sao thì có thể tham khảo phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng những loại thuốc sau:
- Thuốc trung hòa axit: Bao gồm những loại thuốc như Smectite, Phosphalugel, Maalox, Sucralfat. Trong đó, Smectite phù hợp cho những người bị trào ngược kiềm.
- Thuốc điều hòa nhu động: Bao gồm hai loại chính. Đó là Metoclopramid và Domperidon.
- Thuốc giảm tiết axit: Bao gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng sinh Histamin.
Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc – Địa chỉ tin cậy điều trị bệnh lý về tiêu hóa
Nếu bạn hay người thân đang đau đầu với chứng trào ngược dạ dày và đang tìm cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm, hiệu quả thì Trung tâm tiêu hóa Bệnh viện Hồng Ngọc là một gợi ý để bạn tham khảo.
Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn như: TS. BS Đặng Thị Kim Oanh với hơn 40 năm kinh nghiệm về tiêu hóa, từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai và nhiều bác sĩ khác từng tu nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Với kinh nghiệm dày dặn cùng sự nhanh nhạy trong việc tiếp cận các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới trên thế giới, các bác sĩ tại trung tâm sẽ giúp người bệnh giải quyết dứt điểm mọi vấn đề về tiêu hóa.
Bên cạnh đó, hệ thống máy móc hiện đại như dàn máy nội soi NBI tiên tiến sẽ giúp chẩn đoán chính xác các tổn thương thuộc hệ thống tiêu hóa.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.