Chắc hẳn mọi người đã không còn xa lạ gì với thuật ngữ RAM nữa. Hôm nay, sentayho.com.vn sẽ đưa tới cho các bạn một bài phân tích chi tiết hơn về RAM DDR3 cũng như các loại RAM DDR3. Vậy DDR3 là gì? Có gì khác với DDR4 và DDR2? Cùng khám phá nào!
RAM DDR3
1. Ram là gì? Ram DDR3 là gì?
RAM (Random Access Memory) được hiểu đơn giản là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. RAM cho phép truy xuất đọc-ghi đến mọi vị trí trên bộ nhớ dựa trên địa chỉ ô nhớ và thông tin được lưu trên RAM sẽ là tạm thời. RAM có dung lượng càng cao thì lượng thông tin lưu trữ được sẽ càng nhiều nhưng chúng sẽ mất đi khi không được cung cấp nguồn điện.
DDR3 hay còn gọi là RAM 3, RAM DDR3 là một bản nâng cấp từ RAM DDR2 và có nguyên bản từ hệ RAM DDR cổ điển. DDR là viết tắt của cụm từ Double Data Rate – tốc độ dữ liệu gấp đôi. RAM DDR3 ra mắt từ khoảng năm 2007-2008 và có nhiều tính năng vượt trội hơn nhiều so với thế hệ RAM cũ trước đó.
RAM DDR3 bản nâng cấp của DDR2
Trong bài này chúng ta sẽ chỉ nói qua một chút về RAM DDR2 để lấy nội dung so sánh, còn thực tế, chuẩn RAM này đã không còn được sử dụng từ cách đây khá lâu.
Cả RAM DDR3 và DDR2 đều được thiết kế dựa trên nguyên bản SDRAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ – Synchronous Dynamic Random Access Memory), tức là sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa dữ liệu. Nhưng các RAM DDR có thể xử lý, truyền được 2 khối dữ liệu/xung nhịp, nên chúng ta có thể thấy trên tem của chúng thường ghi tốc độ tốc gấp đôi so với tốc độ đồng hồ xung nhịp thực.
Ưu điểm của Ram DDR3
+ So sánh với DDR2:
RAM DDR3 có thể xử lý được 8 khối dữ liệu trong một chu kỳ xung nhịp, mạnh hơn RAM 2 (chỉ có thể xử lý được tối đa 4 khối/xung nhịp).Cụ thể DDR2 có tốc độ truyền dữ liệu dao động trong khoảng 400 – 1066 MT/s, thì DDR3 đạt mức 800 – 2133 MT/s.
Nhờ sử dụng điện áp thấp 1.5V nên RAM DDR3 tiết kiệm điện năng hơn RAM 2 với 1.8V và tăng khả năng giảm tải cho CPU tốt hơn.
DDR3 có dung lượng 8GB/16GB cao hơn dung lượng của DDR2 chỉ 4GB.
Các loại RAM trên thị trường
+ So sánh với RAM DDR4:
RAM DDR3 có độ trễ ít khoảng 55 nanoseconds so với RAM DDR4 là 63 nanoseconds. Tuy nhiên, khoảng cách này là quá nhỏ và có thể giảm đi với các tốc độ xung cao hơn của DDR4 nên nó không đáng kể.
Giá thành của một thanh RAM DDR3 rẻ hơn tương đối nhiều so với DDR4.
DDR3 có tính tương thích tuyệt đối và được coi là lựa chọn hoàn hảo với các thiết bị đang sử dụng CPU gen 4-5 và các dòng máy tầm trung hiện nay.
Nhược điểm của Ram DDR3
+ So với RAM DDR4:
Điện áp sử dụng của RAM DDR3 là 1.5V cao hơn RAM DDR4 chỉ 1.2V.
Tốc độ truyền kém hơn DDR4 (ở khoảng 1600 – 3200 MT/s)
Dung lượng tối đa của RAM DDR3 ít hơn RAM DDR4 (tối đa lên tới 32GB) đến ½.
Số lượng chân cắm của RAM DDR3 là 240 chân, ít hơn so với 288 chân của RAM 4. Điều này cũng có nghĩa là RAM 3 sẽ kém hơn về mặt gia tăng tốc độ.
Nếu so cùng việc sử dụng RAM 3 hoặc RAM 4 với các RAM khác, thì RAM 4 ít gây ra hiện tượng “sụt nguồn” hơn. Do RAM DDR4 sử dụng điện áp thấp hơn và được tối ưu trong việc sử dụng các nguồn thấp hơn (thông qua IC).
Không được thiết kế để hỗ trợ cơ chế Low-power auto self-refresh (một thuật toán mới dựa trên nhiệt độ để hoạt động, giảm tối đa việc trôi các tín hiệu).
RAM DDR3 và RAM DDR4 không có sự tương thích, nghĩa là bạn hầu như không thể gắn một thanh RAM 3 vào cổng RAM 4 và ngược lại.
2. Các loại RAM DDR3 trên thị trường
Theo kỹ thuật, RAM DDR3 được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth
DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth
DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth
DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth
3. RAM DDR3L là gì?
Ngoài ra, chúng ta sẽ còn thấy một dạng đặc biệt khác là RAM DDR3L. Về cơ bản, RAM DDR3L vẫn là RAM DDR3 nhưng được bổ sung công nghệ mới giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ (chữ L ở đây có nghĩa là LOW POWER).
RAM DDR3L tiết kiệm điện năng
Điện áp của RAM DDR3L chỉ là 1.35V, thấp hơn so với chuẩn RAM DDR3 là 1.5V nhưng vẫn cao hơn so với RAM DDR4 là 1.2V. Tuy nhiên, nếu so với RAM DDR3 nguyên bản thì RAM DDR3L tiêu thụ ít điện năng hơn nên sẽ tiết kiệm pin hơn và ít tỏa nhiệt hơn.
+ Các phiên bản DDR3L (PC3L) hiện có trên thị trường bao gồm:
PC3L – 2GB / bus 1600 (1866)
PC3L – 4GB / bus 1600(1866)
PC3L – 8GB / bus 1600(1866)
PC3L – 16GB / bus 1600(1866) (kit)
4. Lưu ý rằng DDR3 và DDR4 không hoạt động chung với nhau
Bo mạch chủ sử dụng RAM DDR3 sẽ không thể sử dụng DDR4 do khác biệt về số lượng chân cắm. Ngoài ra, không phải tất cả các loại RAM đều hoạt động được các bộ vi xử lý, ngay cả khi nó vừa với bo mạch chủ.
Với kích thước tổng thể giữa DDR3 và DDR4 không có sự thay đổi đã dẫn dẫn đến khoảng cách giữa các chân với nhau trên DDR4 được giảm xuống thành 0.85mm, trong khi DDR3 là 1mm, chiều cao của các chân DDR4 là 31.25mm, hơn 0.9mm so với RAM DDR3.
RAM DDR3L
Riêng đối với RAM DDR3L, loại RAM này có cùng số chân cắm và hoạt động với mọi CPU và bo mạch chủ sử dụng RAM DDR3. Điểm khác biệt nằm ở chỗ RAM DDR3L có thể chuyển đổi điện áp từ 1.5V xuống 1.35V trong khi RAM DDR3 mặc định ở 1.5V.
Hy vọng với những thông tin hữu ích nêu trên, các bạn có thể dễ dàng nhận biết được RAM DDR3 là gì cũng như các loại RAM DDR3 trên thị trường hiện nay. Dù không phải là thế hệ RAM mới nhất, nhưng các loại RAM DDR3 chắn chắn vẫn sẽ hoạt động trơn tru, mượt mà nếu như các bạn có ý định dùng cho công việc văn phòng, giải trí một cách nhẹ nhàng.
Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.
Acup.vn – Địa chỉ laptop uy tín hơn 10 năm kinh doanh.