“Củ hành tây tím có tác dụng gì” chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người, bởi đây là loại gia vị rất quen thuộc trong mỗi gia đình. Một số tác dụng tuyệt vời mà hành tím đem lại bao gồm:
Bạn đang đọc: Củ hành tím có tác dụng gì? | Vinmec
- Phòng ngừa ung thư: Theo nhiều nghiên cứu, chất chống oxy hóa và các chất hóa học thực vật như disulphide, trisulphide, cepaene và quercetin có trong hành tím được chứng minh là giảm viêm, điều trị và phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, nếu như ăn hành tím đều đặn còn giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng, rối loạn dạ dày, đại trực tràng và túi mật.
- Điều trị thiếu máu: Hành tím có chứa hàm lượng chất sắt khá cao, có tác dụng giúp điều trị bệnh thiếu máu. Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 củ hành tím để tăng cường hàm lượng chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra, hành tím còn chứa chromium, một chất có tác dụng làm giảm nồng độ insulin trong máu, cải thiện đáng kể lượng glucose, giúp hạn chế lượng đường được hấp thu vào cơ thể.
- Bảo vệ sức khỏe cho tim mạch: Khi ăn hành tím sẽ giúp giảm cholesterol và triglyceride. Bên cạnh đó, hợp chất lưu huỳnh có trong củ hành tây tím cũng có tác dụng chống máu vón cục. Quercetin trong hành tím làm nhiệm vụ ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách loại bỏ các mảng bám, từ đó giảm thiểu được nguy cơ đau tim.
- Cải thiện các vấn đề về hô hấp: tác dụng kháng viêm của hành tím sẽ giúp nới lỏng các cơ của đường hô hấp và làm giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn cùng với viêm phế quản. Không những vậy, nó cũng rất hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp như ho, hắt hơi, cảm lạnh, cúm và chảy nước mũi.
- Kháng viêm và diệt khuẩn, đẩy lùi bệnh tật do độc tố trong thực phẩm gây ra: Trong hành tây tím chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể. Từ đó, giúp điều trị các bệnh do độc tố của thực phẩm gây nên, tiêu diệt các loại vi khuẩn lây nhiễm, như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn salmonella. Ngoài ra, các chất hóa học thực vật trong hành tím còn giúp làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày..
- Bảo vệ hệ tiêu hóa, chống táo bón: Nguồn chất xơ dồi dào trong hành tím có tác dụng rất hữu hiệu và thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột, chống táo bón rất tốt. Vậy nên, hãy ăn một củ hành mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng táo bón.
- Tăng tiết sữa mẹ: Việc ăn hành tím sẽ giúp cho lượng sữa của người mẹ đang cho con bú tiết ra nhiều hơn. Trước khi ăn, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, để được tư vấn cách ăn phù hợp.
- Điều trị huyết áp cao: Trong hành tím có lượng calo thấp, lượng kali khá cao, nhưng lại ít natri và không chứa chất béo. Sự tác động giữa kali và natri sẽ giúp điều chỉnh huyết áp ở người cao tuổi, hành tím cũng giúp tăng sự độ đàn hồi của mạch máu và có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Đây chính là một cách làm giảm huyết áp tự nhiên.
- Pha loãng máu: Trong hành tím rất giàu flavonoid, một chất chuyển hóa trung gian, có tác dụng làm loãng máu, hòa tan máu đông, đồng thời giúp thanh lọc máu, lọc các chất béo không lành mạnh.
>>>>>Xem thêm: Mr Là Gì – Phân Biệt Mr, Mrs, Miss, Ms, Sir Và Madam – Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2023