UHF là gì? VHF là gì? Những thông tin cần biết về UHF & VHF

Tần số là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thu phát sóng vô tuyến của các thiết bị công nghệ hiện đại. Không chỉ riêng với bộ đàm mà bất cứ loại máy nào cũng thế, việc cân nhắc lựa chọn dải tần số VHF hay UHF sẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy UHF là gì? VHF là gì? Nên sử dụng VHF và UHF trong các trường hợp như thế nào? Hãy theo dõi thông tin bài sau đây để làm rõ.

UHF và VHF là gì?

UHF là gì? VHF là gì?

UHF hay sóng UHF là từ viết tắt của Ultra-High Frequency, là dải tần số cực cao nằm trong khoảng từ 300MHz – 3GHz. UHF còn được gọi với cái tên là băng tần decimet hoặc sóng decimet bởi nó có bước sóng nằm trong khoảng từ 1 – 10 decimet, tương ứng là từ 10cm đến 1m.

Tương tự, VHF hay sóng VHF là từ viết tắt của Very High Frequency, là dải tần số vô tuyến rất cao nằm trong khoảng từ 30 – 300 MHz.

Việc phân bổ tần số UHF và VHF được thực hiện bởi Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Thông thường, chúng sẽ bị ảnh hưởng và ngăn chặn bởi những vật thể lớn như đồi núi, tòa nhà cao, cây cối,…nên được hạn chế sử dụng ở khoảng không gian rộng. Bù lại, các loại sóng này lại có khả năng truyền tốt và có thể vượt qua bức tường nên được ứng dụng tốt trong nhà.

Sự khác nhau giữa tần số UHF và VHF là gì?

UHF và VHF có một số điểm khác biệt như sau:

Sự khác nhau cơ bản giữa UHF và VHF

Dải tần số

  • VHF được trang bị cho các thiết bị hiện đại, lựa chọn từ 136 – 174 MHz
  • UHF lại có dải tần số từ 400 – 512 MHz

Phạm vi truyền tải cùng công suất

  • Trong môi trường ít vật cản, sóng VHF sẽ truyền đi xa hơn nên có cự ly liên lạc hơn sóng UHF.
  • Trong môi trường nhiều vật cản, UHF cho cự ly liên lạc tốt hơn nhờ khả năng xuyên vật cản tốt hơn VHF.

Đặc điểm không gian

  • VHF phù hợp với công tác liên lạc trên biển, nông thôn, nơi có địa hình bằng phẳng, thông thoáng,…
  • UHF thường ứng dụng tốt với các khu vực tòa nhà cao tầng, công trình xây dựng, rừng rậm,…

Phạm vi liên lạc và cách tính khoảng cách 2 tần số UHF, VHF

Phạm vi liên lạc của các thiết bị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần số, công suất, đặc điểm địa hình, vật cản xung quanh, độ cao nơi đặt anten, thời tiết, nguồn gây nhiễu sóng khác,…

  • Khi đó, sóng VHF/ UHF có công suất phát 1W hoạt động trên mặt đất bằng phẳng sẽ cho phạm vi liên lạc khoảng 1.5km. Công thức tính sẽ là, nếu tăng đôi công suất thì phạm vi sẽ tăng thêm ⅓.
  • Còn đối với sóng VHF/ UHF trang bị công suất phát cho thiết bị từ 1-5 W, sẽ cho phạm vi liên lạc với nhau từ 0.5 – 5km.

||Xem thêm: Có nên mua bộ đàm cũ? Cách mua máy bộ đàm cũ chất lượng

Cách lựa chọn sóng VHF và UHF

Đối với sóng VHF: Phù hợp với các hoạt động, công việc ngoài trời, những nơi có môi trường thông thoáng, rộng rãi, ít vật chắn. Khi đó, sử dụng VHF sẽ cho đường truyền tín hiệu sóng vô tuyến xa hơn. Một số lĩnh vực, ngành nghề đặc trưng như cảng biển, sân bay, nhà ga, công trường xây dựng nhỏ, khu công nghiệp, dịch vụ an ninh, bảo vệ, trung tâm mua sắm, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,…

Lựa chọn dải tần số phù hợp với nhu cầu công việc

Đối với sóng UHF: Ứng dụng tốt ở những nơi có không gian hẹp, nhiều vật chắn, địa hình phức tạp,…Khi đó, sóng UHF giúp dễ dàng đi xuyên qua các vật cản nhưng vẫn đảm bảo đường truyền tín hiệu ổn định và chất lượng. Các lĩnh vực, ngành nghề thích hợp phải kể đến như khách sạn – resort cao cấp, nhà máy, công trường lớn, quản lý tòa nhà chung,…

Ưu điểm khi sử dụng sóng VHF/ UHF

Sau khi bạn hiểu sóngUHF là gìVHF là gì thì cùng tìm hiểu tiếp ưu điểm của loại sóng này nhé. Việc trang bị thiết kế vận hành bằng đường truyền sóng vô tuyến của các thiết bị công nghệ hiện đại ngày nay khá phổ biến. Bởi, chúng mang đến cho nhà sản xuất và người tiêu dùng một số ưu điểm sau:

  • Không lệ thuộc vào hệ thống mạng viễn thông công cộng.
  • Sử dụng ngay tức thì, không cần thực hiện các thao tác đăng nhập hay cài đặt phức tạp.
  • Khắc phục tối đa khả năng hoạt động của các thiết bị khi gặp điều kiện thời tiết xấu khiến mạng viễn thông không phủ sóng hoặc bị hỏng.
  • Đối với thiết bị liên lạc như máy bộ đàm, sử dụng sóng VHF/ UHF sẽ tiết kiệm chi phí liên lạc. Đồng thời, chúng sẽ cho khả năng gọi nhanh chóng, tức thì khi có việc khẩn cấp bằng nút ấn “PTT” trên thân máy bộ đàm.

=> Xem thêm: Mua bộ đàm nào tốt? Kinh nghiệm mua và top 3 bộ đàm tốt nhất

Các ứng dụng của tần số VHF/ UHF

Ngày nay, sóng VHF và UHF được ứng dụng phổ biến đối với những thiết bị hỗ trợ trong các lĩnh vực, tổ chức, ngành nghề là:

Nhiều thiết bị hiện đại sử dụng dải tần số để vận hành

  • Các đơn vị, công ty kinh doanh dịch vụ taxi, vận tải.
  • Công ty, tổ chức chuyên dịch vụ bảo vệ.
  • Hệ thống nhà máy, cảng biển, khu công nghiệp sản xuất, công trường xây dựng, trung tâm mua sắm, siêu thị,…
  • Nhà hàng, khách sạn, resort, quán Karaoke, cao ốc.
  • Các công việc, hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, môi trường chế tạo, dễ cháy nổ.
  • Lực lượng vũ trang, công an, quân đội, an ninh.
  • Các phương tiện công cộng nhà ga, cảng hàng không, máy bay, dịch vụ mặt đất.

Một số thiết bị tiêu biểu sử dụng tần số

Các thiết bị dựa trên nền tảng dải tần số để vận hành như máy bộ đàm, máy trợ giảng, ứng dụng trong quân sự, máy phát sóng tín hiệu mật mã, đài phát thanh, radio,…

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn UHF là gì? VHF là gì? Để thu thập thêm cho bản thân nhiều kiến thức về công nghệ hiện đại, hãy truy cập thêm các bài viết của chúng tôi được đăng tải trên website chính thức của Điện máy Yên Phát. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

||Tham khảo thêm các sản phẩm máy bộ đàm khác của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: máy bộ đàm kenwood, máy bộ đàm motorola, máy bộ đàm HYT,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *