Nghĩa vụ nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc với các đối tượng theo quy định của pháp luật, khi nộp thuế người nôp thuế phải thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự thủ tục nhất định. Vậy cụ thể Người nộp thuế là gì? Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế được quy định ra sao? Bài viết dưới đây do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này. Hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Cơ sở pháp lý: Luật quản lý thuế 2019
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Người nộp thuế là gì?
Hiện nay nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể thuộc nhóm một là nghĩa vụ theo luật định. Cụ thể, khi tham gia quan hệ pháp luật thuế, những chủ thể này có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế có nghĩa là thực hiện hành vi chịu thuế thì phải có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và thực hiện các thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó có thể thấy, do tính phức tạp và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế nên thủ tục hành thu đòi hỏi phải ngày càng tỉ mỉ, có tính chuyên môn hóa cao
(1) Những tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi chịu thuế theo quy định của các sắc thuế nên có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước;
(2) Những tổ chức, cá nhân không thực hiện hành vi chịu thuế nhưng thực hiện việc nộp thuế thay cho những chủ thể chịu thuế.
2. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
2.1. Quyền của người nộp thuế
Căn cứ theo quy định tại điều 16. Quyền của người nộp thuế Luật quản lý thuế 2019 quy định cụ thể như sau:
1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Xem thêm: Cơ sở thuế là gì? Tầm quan trọng và cách tính cơ sở thuế?
3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.
5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.
6. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.
7. Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.
8. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
9. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
10. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Xem thêm: Lỗ vốn và thuế là gì? Các đặc điểm của lỗ vốn và thuế?
11. Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
12. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
13. Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
14. Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như vậy chúng ta thấy căn cứ dựa trê quy định này thi người nộp thuế có một số quyền cơ bản như trên. Những quyền lợi này có ý nghĩa rất quan trọng vì hiện nay chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập thường được các quốc gia sử dụng để thực hiện mục tiêu điều tiết nền kinh tế xã hội. Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế thường được áp dụng cho các lĩnh vực quan trọng, các ngành mũi nhọn hoặc có lợi thế phát triển và các ngành tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh của quốc gia.
Theo các quyền lợi này nếu như cá nhân được ưu đãi về thuế thì có quyền được hưởng, một trong những yếu tố không thể thiếu trong tất cả các sắc thuế là ưu đãi thuế. vì chính sách ưu đãi thuế không chỉ thể hiện được sự quan tâm của nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế mà còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi ứng xử phù hợp với định hướng của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, đồng thời chính sách ưu đãi thuế cũng góp phần chia sẻ với người nộp thuế khi họ gặp phải khó khăn chịu thiệt hại ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế.
2.2. Nghĩa vụ của người nộp thuế
Thứ nhất, người nộp thuế có nghĩa vụ phải thực hiện đăng ký thuế theo trình tự thủ tục pháp luật quy định và, người nôp thuế phải sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người nộp thuế có nghĩa vụ rất quan trọng đó là khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ vì thế khi khai thông tin nên lưu ý và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, theo đó người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế đã khai trước đó.
Xem thêm: Kẽ hở của thuế là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động của kẻ hở của thuế
Thứ ba, người nộp thuế sau khi đã thực hiện việc đăng kí mã số thuế thì việc nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm theo quy định về quản lý thuế hiện nay.
Thứ tư, người nôp thuế cần phải có nghĩa vụ chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, Nghĩa vụ ” Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.” nghĩa vụ này được hiểu là mọi thông tin và sô liệu về thuế cần phải được chính xác tuyệt đối.
Thứ sáu, nghĩa vụ lập và giao hóa đơn, chứng từ về hoạt động thuế của doanh nghiệp cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Thứ bảy nghĩa vụ thực hiện cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
Thứ tám, Cần thực hiện nghiêm chỉnh và chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật hiện nay công tác này rất quan trọng vì nó quyết định các yếu tố ổn định trong quản lý thuế và từ đó có thể triển khai các quy định về thuế tốt hơn.
Ngoài ra còn các nghĩa vụ như tự chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định. Bên cạnh đó thì người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Người nộp thuế là gì? Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin sau đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.