RAM là gì? Nguyên tắc hoạt động của RAM trong máy tính như nào?

RAM là gì? RAM có chức năng gì trong máy tính?

Một trong những thuật ngữ liên quan đến sử dụng máy tính, điện thoại, máy tính bảng, laptop. Nếu chọn mua các sản phẩm điện tử mới thì RAM chính là thông số bạn cần quan tâm. Vậy RAM là gì? RAM có chức năng gì đối với sự hoạt động của máy tính và các thiết bị điện tử thông minh khác? Cùng Thịnh Tâm tìm hiểu qua những thông tin sau nhé.

Bạn đang đọc: RAM là gì? Nguyên tắc hoạt động của RAM trong máy tính như nào?

Tìm hiểu RAM là gì

RAM là gì? RAM – Random Access Memory: Bộ nhớ lưu trữ tạm thời của máy tính, điện thoại, máy tính bảng, các thiết bị điện tử thông minh. Bên cạnh CPU và bộ xử lý đồ họa (CPU) thì RAM là thiết bị quan trọng hàng đầu đối với máy tính, điện thoại.

Tìm hiểu thêm: Dị hóa cơ bắp là gì? Nguyên nhân và Giải pháp khi tập luyện

"Tìm

>>>>>Xem thêm: Sodium là gì? Natri là gì? Cấu tạo và ứng dụng của Sodium trong đời sống

Với trường hợp máy tính, điện thoại không có RAM rất khó hoàn thành tốt những tác vụ cơ bản nhất. Khi các chương trình ứng dụng được mở thì RAM sẽ là nơi tạm thời lưu trữ các thông tin của chương trình đó. Tại đây CPU và các thiết bị khác sẽ lấy thông tin lưu trữ và xử lý theo yêu cầu. RAM có thể cùng lúc chứa nhiều dữ liệu của các chương trình chạy song song. Nên khả năng của RAM quan trọng trong việc lưu trữ các dữ liệu giúp các thiết bị khác hoạt động trơn tru.

RAM có cấu tạo như thế nào?

Những thông tin trên giải đáp RAM là gì, nếu muốn hiểu thêm về thiết bị quan trọng này các bạn hãy tham khảo thêm cấu tạo của RAM.

Thanh RAM được cấu tạo từ nhiều các chi tiết nhỏ khác nhau, gồm có: điện trở, là phần bao quanh các chip nhớ (resistor); tụ điện (capacitor). Dãy điện trở và tụ điện thường được thiết kế nằm cạnh tham RAM để cung cấp điện áp một cách ổn định và chính xác cho các chip nhớ.

Chi tiết bản mạch in của RAM (PCB) gồm nhiều lớp đồng khác nhau, thường gồm từ 6 – 8 lớp đồng. Các lớp đồng được liên kết chặt chẽ với nhau bằng quy trình sản xuất mạch in phức tạp.

Nếu nhìn từ trên xuống các bạn có thể thấy được các lớp nối tiếp nhau: trên cùng là lớp tín hiệu thứ nhất, lớp nối mát, tiếp đến lớp tín hiệu thứ hai, lớp nối mát, tương tự đến các lớp nối mát và các lớp tín hiệu thứ ba, tư, lớp cuối cùng. Công dụng của lớp nối mát chính là tạo ra các điểm có điện áp bằng 0 để hạn chế các trường hợp nhiễu trong mạch điện.

Các chân cắm của thanh RAM thường được mạ vàng để làm giảm tối đa trường hợp bị oxy hóa. Nhờ đó giúp thanh RAM truyền dẫn tín hiệu tốt hơn.

Quá trình làm việc của RAM như thế nào?

Nhắc đến quá trình làm việc của RAM chính là nhắc đến những công dụng của thiết bị này. Bộ nhớ RAM kết hợp với bộ nhớ của máy nhằm điều khiển, truy cập và sử dụng các dữ liệu.

Khi CPU chuyển các dữ liệu từ ổ cứng vào RAM để lưu trữ tại đó tạm thời, vùng nhớ tại RAM đã bị chiếm dụng trước đó sẽ được trả lại khi người dùng tắt các ứng dụng, tắt máy tính. Bộ nhớ của RAM đủ lớn để lưu trữ cùng lúc nhiều dữ liệu khác nhau, tuy nhiên vẫn có giới hạn.

RAM được chia làm hai loại chính là: SRAM và DRAM.

– SRAM (Static RAM): RAM tĩnh không bị mất các nội dung sau khi nạp trừ từ lúc khởi động máy tính. Các nội dung được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động.

– DRAM (Dynamic RAM): RAM động – Đây là phần lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy các ứng dụng. Khi các ứng dụng được đóng lại hay người dùng tắt máy thì các vùng nhớ bị chiếm dữ để lưu trữ dữ liệu sẽ được trả lại.

Những thông số cơ bản của RAM là gì?

Hiểu rõ hơn về thiết bị RAM hãy cùng tham khảo qua vài thông số cơ bản của RAM.

Dung lượng của RAM

Dung lượng của RAM là gì? Dung lượng của RAM được tính bằng đơn vị MB và GB. Các RAM thông thường sẽ được thiết kế với dung lượng từ 256mb, 512mb,1gb, 2gb, 3gb, 4gb, 8gb… Dung lượng RAM lớn thì sẽ có nhiều không gian lưu trữ thông tin hơn, điều này có nhiều lợi ích cho bạn khi sử dụng. Tuy nhiên không phải hệ thống phần cứng và CPU nào cũng hỗ trợ các loại RAM với dung lượng lớn.

BUS của RAM

Có hai loại BUS cơ bản đó là BUS Speed và BUS Width.

– BUS Speed (BUS tốc độ): tốc độ xử lý các dữ liệu trong vòng thời gian 1 giây.

– BUS Width (BUS chiều rộng): chiều rộng của bộ nhớ. Với các loại RAM thông thường như DDR, DDR2, DDR3, DDR4 đều có BUS Width cố định là 64.

Tính tương thích với bo mạch chủ của RAM

Các loại máy tính khi sản xuất đều được chọn lựa từng thiết bị, phụ kiện, linh kiện đồng bộ và có tính tương thích với nhau. Vậy nên không phải loại RAM nào cũng có thể tương thích với bo mạch chủ máy tính của bạn. Bo mạch chủ có tương thích với RAM hay không tùy thuộc vào chipset của bo mạch chủ đó.

Đó là lý do khi chọn mua RAM các bạn cần tìm hiểu về bo mạch chủ, sự tương thích giữa hai thiết bị. Chọn đúng loại RAM giúp máy hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.

Nếu muốn được tư vấn kỹ về cách chọn linh kiện, thiết bị máy tính, laptop phù hợp các bạn hãy liên hệ đến công ty Vi tính Thịnh Tâm nhé. Đây là một trong những địa chỉ uy tín tại TPHCM chuyên cung cấp các loại linh kiện, thiết bị chính hãng, hàng xách tay. Những thông tin trên giải đáp Để được giải đáp đầy đủ các thắc mắc liên quan hãy liên hệ đến công ty qua các phương thức sau:

Trung tâm hỗ trợ

  • Hotline/Zalo: 0919 694 699
  • Văn phòng : 028 6254 9844
  • Địa chỉ : 19/1 Nguyễn Ảnh Thủ, Hưng Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *