Ca trù là gì? Đặc điểm và nguồn gốc và bài hát nổi tiếng

This post’s average rating is: 5

Ca trù là một loại hình âm nhạc truyền thống của miền Bắc nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu hết được đặc điểm cũng như giá trị của hình thức này. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng Lạc Việt Audio theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé

Ca trù là gì?

Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng rất được ưa chuộng tại bắc bộ và bắc trung bộ Việt Nam. Ngoài ra hình thức âm nhạc này còn được gọi với cái tên khác là hát cô dâu, hát nhà trò, rất được thịnh hành ở thế kỷ 15. Ca trù là một loại hình âm nhạc kinh điển, đỉnh cao của việc kết hợp thơ ca và âm nhạc

Một chầu hát cần có ba thành phần chính:

  • Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,
  • Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Nhạc công đàn đáy có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát
  • Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

Ca trù là gì?

  • Nhạc Acoustic là gì? Sức khỏe sẽ giảm nếu nghe nhạc Acoustic?
  • Nhạc Baroque là gì? Tác dụng, nghệ sĩ và những bài hát baroque nổi tiếng

Quá trình hình thành và phát triển của ca trù

Ca trù khởi nguồn từ lối hát Đào nương, một lối hát lấy giọng nữ làm trọng và đã xuất hiện trong đời sống người Việt hơn hai thế kỷ trước Công nguyên:

  • Thời Tiền Lê, năm Thiên Phúc thứ 8 (987), Đại Hành Hoàng đế sai Khuông Việt chế khúc để hát tiễn sứ thần phương Bắc Lý Giác về nước. Khác với lối làm thơ, chế khúc là viết ca từ cho một ca điệu có sẵn, ca nương dựa vào điệu mà “bẻ thành làn hát” đây chính là tiền thân của hát ca trù..
  • Thời Lý, năm Thuận Thiên thứ 16 (1025) tại Thăng Long vua Lý Thái Tổ định ra hát xướng, con trai gọi là Quản giáp, con gái gọi là Ả đào (dân gian vẫn gọi là quản – đào). Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, nghề ca xướng, và những người làm nghề ca xướng được nhà nước coi trọng và lập ra tổ chức để họ hành nghề. Do vậy mà nghệ thuật quản – đào ngày càng phát triển và hoàn thiện..
  • Thời Trần (1225 -1400), âm nhạc có quản giáp, ả đào ngày càng thịnh hành, ngày càng thể hiện vai trò “bao sân” trong đời sống xã hội.
  • Thời Lê Sơ, năm thứ 4 Thiệu Bình (1437), vua Lê Thái Tông sai Lương Đăng định ra quy chế lễ nhạc. Sinh hoạt nhạc quan – đào thu hẹp dần quy mô và phân chia thành hai bộ phận Nhạc bát âm và Hát ả đào.
  • Từ niên hiệu Hồng Đức (1470) đến niên hiệu Đức Nguyên (1675), những người hành nghề âm nhạc phải sinh hoạt trong một tổ chức mới gọi là ty giáo phường. Nghệ thuật trình diễn phục vụ cúng tế ấy là những canh hát thờ thần, sau này quen gọi là hát cửa đình.
  • Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX nhu cầu nghe hát ca trù phát triển rầm rộ khắp nước. Nhiều đào nương ở nông thôn đua nhau ra Hà Nội và các tỉnh thành, phố thị mưu sinh. Người nhiều tiền thì thuê địa điểm mở nhà hát ca trù ngay ven đường, người ít tiền thì đi hát thuê. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển quá nóng nhà hát ca trù ở các đô thị Việt Nam thời bấy giờ. Để thu hút khách, các chủ nhà hát đã chiêu mộ thêm những cô gái trẻ không biết hát làm công việc chiêu đãi khách gọi là cô đầu rượu.

Theo Nguyễn Xuân Diện trong Đặc khảo ca trù Việt Nam thì ca trù được hoàn thiện cơ bản về lối chơi vào thế kỷ thứ XV. Trong khi các tư liệu mỹ thuật và khảo cổ học chưa đủ chứng lý khẳng định ca trù có từ thời Lý (Thế kỷ XI), thì bài thơ của Lê Đức Mao là tư liệu sớm nhất về ca trù và đáng tin cậy nhất để có thể chắc chắn vào thế kỷ XV ca trù đã có mặt ở nước ta

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *