Founder là gì? Những gì bạn cần làm để trở thành một Founder!

Việc làm Quản lý điều hành

Bạn đang đọc: Founder là gì? Những gì bạn cần làm để trở thành một Founder!

1. Hiểu chính xác khái niệm Founder là gì?

Co-Founder, Founder là những thuật ngữ chúng ta vẫn thường hay nghe đến trong khuôn khổ cộng đồng khởi nghiệp. Nếu thường xuyên sử dụng các thương hiệu nổi tiếng này, chắc hẳn bạn cũng biết đến Howard Schultz (Founder của Starbucks), Larry Page và Sergey Brin (Founder của Google), Kevin Systrom (Founder của Instagram), Harland Sanders (Founder của KFC),…. Vậy tóm lại Founder là gì?

Founder trong tiếng Anh là một danh từ, nó có nghĩa là người sáng lập. Founder là một người có ý tưởng xây dựng nên một tổ chức nhất định, làm cho tổ chức đó hình thành và tồn tại. Để thành lập một tổ chức, trước tiên một cá nhân phải có ý tưởng, quyết định hành động và thực hiện từ các bước đầu tiên. Những Founder sau đó phải chuẩn bị nguồn lực, thời gian, tiền bạc, chuyên môn, phác thảo công việc,…

Chính xác hơn, trong bối cảnh kinh doanh, người thành lập ra một tổ chức doanh nghiệp và khiến nó tồn tại trên thị trường, chính là Founder. Điều này đồng nghĩa với việc những Founder chính là người tạo ra và cũng là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự thành hay bại của doanh nghiệp, tổ chức của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, một ý tưởng tự bản thân nó không thể hình thành nên một công ty, mặc dù hầu hết các công ty đều bắt nguồn từ một ý tưởng.

Thông thường, hơn một hoặc một số người có thể có chung môt ý tưởng nào đó, sau đó kêu gọi và tập hợp thành một nhóm người để chung tay thực hiện hóa ý tưởng đó (vì ý tưởng là vô giá trị nếu như không được thực hiện).

Những người trực tiếp tuyển dụng và tập hợp nhóm đó, sau đó thực hiện các công việc chính là Founder, hay là người sáng lập. Họ phân chia quyền sở hữu ban đầu theo một cách nào đó, sau đó làm việc để mang lại nguồn lực họ cần xây dựng một doanh nghiệp. Tất cả những người đến sau bộ phận sợ hữu ban đầu này thì không.

Cảm hứng của một Founder định hình nên một tổ chức, tầm nhìn của họ cung cấp hướng đi và mục đích ban đầu của tổ chức. Bên cạnh việc thể hiện cá tính và tinh thần, sự tham gia của Founder sau khi kinh doanh mở ra minh họa và ảnh hưởng đến những gì mà công ty coi trọng. Một Founder có thể muốn tạo ra một bầu không khí “gia đình”, một người khác có thể nhấn mạnh sự sáng tạo hay đổi mới, trong khi người khác có thể thiết lập một môi trường cơ học được kiểm soát.

Việc làm giám đốc kinh doanh

2. Founder – CEO – Co-Founder – Đâu là sự khác biệt?

Founder, CEO hay Co-Founder là những thuật ngữ phổ biến nhất khi nói đến sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp. Vậy trên thực tế, chúng có sự khác biệt hay không?

2.1. Founder và Co-Founder

Như đã giải thích về khái niệm Founder là gì? Họ là người nảy ra ý tưởng và sau đó biến nó thành một doanh nghiệp hay một công ty mang tính khởi nghiệp. Những Founder có thể tự thành lập một doanh nghiệp, hoặc họ có thể làm điều đó với những người khác, chẳng hạn như Larry Page là người sáng lập ra Google cùng với Sergey Brin.

Nếu một Founder thành lập một công ty với những người khác, thì họ vừa là Founder vừa là Co-Founder (người đồng sáng lập). Vì vậy, Larry Page không chỉ là người sáng lập của Google mà còn là người đồng sáng lập với Serge Brin. Đồng sáng lập (Co-Founder) là một thuật ngữ tồn tại để cung cấp sự bình đẳng cho nhiều người bắt đầu kinh doanh cùng nhau.

Co-Founder có thể là một phần trong tầm nhìn của một người khởi nghiệp ngay từ đầu, hoặc họ có thể được Founder bạn đầu đưa vào rất sớm bởi vì họ có những kỹ năng mà Founder còn thiếu. Ví dụ, Founder có thể có kỹ năng thiết kế, nhưng không có kỹ năng kỹ thuật. Trong trường hợp đó, nó mang lại lợi ích rất lớn cho Founder khi sớm đưa vào một Co-Founder hiểu biết về kỹ thuật cho quá trình khởi động công ty thuận lợi của họ. Nhìn chung có thể đưa ra sự so sánh qua các tiêu chí như sau:

– Founder là người sáng lập công ty. Co-Founder là người giúp cho Founder thành lập công ty.

– Founder hoàn toàn chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của một công ty. Co- Founder chịu trách nhiệm giúp Founder thành lập công ty.

– Founder xuất hiện với ý tưởng về những gì công ty và hay những dịch vụ và sản phẩm nào nên được cung cấp, chịu trách nhiệm đưa ra mô hình kinh doanh, chịu trách nhiệm tuyển dụng con người và các nguồn lực cần thiết khác. Trái lại, Co-Founder là người chịu trách nhiệm về việc phát hiện điều kiện kinh doanh thuận lợi cho những ý tưởng và sản phẩm, dịch vụ cung cấp được thực hiện hóa. Co-Founder hỗ trợ Founder, dẫn dắt kỹ năng hoặc chuyên môn của họ cho sự phát triển của doanh nghiệp, có thể cung cấp các nguồn lực hoặc vốn cho sự khởi đầu của doanh nghiệp.

2.2. Founder và CEO

Vậy sự khác biệt giữa CEO và Founder là gì? CEO được biết đến là giám đốc điều hành của một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên có khá nhiều ý kiến cho rằng CEO chính là Founder và ngược lại.

Những Founder có thể hoặc chưa từng quản lý người khác trước đây. Họ có thể rất giỏi trong việc lên ý tưởng, thiết lập tầm nhìn, nhưng chưa chắc đã giỏi trong việc thực hiện nó. Họ có thể là một thiên tài về một điều mà doanh nghiệp cần làm, nhưng không giỏi trong việc quản lý điều hành một doanh nghiệp.

Đôi khi một Founder nhận ra họ thực sự không phải là người giỏi nhất để điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và tất nhiên, họ cần đến một vị CEO giỏi thực sự và biết nỗ lực vì doanh nghiệp. CEO, vẫn trên cương vị là một người lãnh đạo, tuy nhiên, họ chưa chắc đã có mối liên hệ về mặt “tình cảm” với doanh nghiệp mà một Founder đã đặt vào. Họ có thể không hy sinh máu, tiền, mồ hôi, nước mắt của họ cho sự tồn vong của doanh nghiệp.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là mọi thứ đều dễ dàng với CEO. CEO, khi Founder vẫn còn làm việc trong doanh nghiệp, họ phải biết cách cân bằng những gì doanh nghiệp cần với tầm nhìn ban đầu của Founder. Họ phải đi trên một con đường ngắn nhưng đôi khi khó có thể rẽ theo hướng đi mà mình mong muốn. Sự có mặt của họ nhằm đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp, nhưng đôi khi Founder muốn mọi thứ được thực hiện theo cách không cho phép điều đó.

Nhìn chung, nếu Founder không sẵn sàng để CEO điều hành mọi thứ khi họ thấy phù hợp, điều này có thể gây ra sự căng thẳng trong nội bộ doanh nghiệp. Nó cũng có thể rất gây khó dễ cho tập thể nhân viên và những cá nhân thực sự có vai trò phụ trách lớn.

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

3. Hãy làm những điều này nếu như bạn muốn trở thành một Founder

Khi bạn đã hiểu khái niệm Founder là gì? Bạn có muốn trở thành Founder của một Start-up?

Cho dù bạn còn đang đi học hay đang vật lộn với những chuỗi ngày nhảy việc cực nhọc, ý tưởng về một dự án cho riêng mình vẫn luôn hấp dẫn bạn, đúng không nào? Hình ảnh về các công ty khởi nghiệp startup có nhịp độ phát triển nhanh, năng động, sáng tạo, đặc biệt là cung cấp cho mỗi nhân viên sở hữu cổ phần cho những gì họ đang xây dựng. Và nếu bạn là một Founder, bạn có thể một tay lãnh đạo tổ chức của mình mà không cần dưới quyền một ai hết.

Giống như khi bạn bắt đầu một nghề nghiệp nào đó, sự chuẩn bị tốt luôn tạo ra những sự khác biệt. Nếu có tham vọng trở thành Founder đầy nội lực, hãy ghi nhớ những điều này.

3.1. Làm việc hoặc thực tập khi khởi nghiệp

Đây là điều quan trọng nhất bạn có thể làm, khởi nghiệp luôn là giai đoạn khó khăn và thăng trầm của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Những kinh nghiệm càng đa dạng, phong phú cả về chuyên môn lẫn những kiến thức xã hội đều hết sức quý giá. Nó cũng cho bạn cơ hội đảm nhận một số vai trò và bước ra khỏi vùng an toàn của bạn, những điều bạn sẽ buộc phải làm với tư cách là một Founder

Nếu bạn vẫn còn học đại học, hãy liên hệ với các công ty khởi nghiệp trong khu vực của bạn, để xem họ có thể sử dụng một số vai trò từ bạn hay không. Một điều tuyệt vời trong vấn đề khởi nghiệp là làm việc cho một công ty tập trung vào ngành của bạn và có thể sử dụng chuyên môn của bạn cho những mục tiêu của họ.

3.2. Tìm một người “thầy”

Khi làm việc trong môi trường khởi nghiệp, mang lại cho bạn cơ hội được gặp gỡ và giao lưu với những người cố vấn tiềm năng. Nếu bạn đang làm việc khi mới khởi nghiệp, đừng ngại cho những Founder biết rằng bạn quan tâm đến việc bắt đầu một công ty của riêng bạn vào một ngày nào đó. Trong phần lớn các trường hợp, họ sẽ rất vui khi mở ra về các bộ phận của doanh nghiệp mà bạn có thể không thấy.

Những cố vấn tiềm năng khác bao gồm các giáo sư khởi nghiệp tại trường đại học, bạn bè hoặc người thân của bạn là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh bạn đang quan tâm. Hãy chứng minh rằng bạn có tham vọng, có động lực, đủ sự thông minh và quan trọng là sẵn sàng học hỏi cũng như không ngại thử thách.

3.3. Tham gia một lớp học khởi nghiệp

Điều hành một công ty có nghĩa là học cách làm rất nhiều thứ ngoài sức mạnh và sở thích cốt lõi của bạn. Bạn cần có năng lực trong mọi công tác điều khiển mô hình kinh doanh, như việc phân tích tài chính, khảo sát thị trường và quản lý tài chính cá nhân,… Tất nhiên, những lớp học truyền thống không thể nào cho bạn trải nghiệm cảm giác thực tế, nhưng nó có vai trò truyền tải cho bạn những kiến thức, kỹ năng và quy trình điều hành một doanh nghiệp về cơ bản.

Việc làm giám đốc điều hành

3.4. Tham dự các sự kiện khởi nghiệp

Khi thực hiện sáng lập một doanh nghiệp, những gì được xem là tài liệu hỗ trợ cho sự phát triển của bạn là rất quý giá, trong đó có các sự kiện khởi nghiệp. Nơi những người có cùng chí hướng với bạn, nếu tham dự bạn sẽ có cơ hội tạo được các mối quan hệ liên kết, học hỏi được nhiều từ họ.

Đăng ký các sự kiện được tổ chức trên các kênh truyền thông để tìm hiểu về các sự kiện khởi nghiệp trong khu vực của bạn hoặc tìm kiếm các cuộc gặp mặt địa phương. Khi tham gia các sự kiện, hãy nhận thức và chủ động trong các cuộc trò chuyện thật sự có lợi và có ý nghĩa, đừng quá đề cao số lượng, hãy quan tâm đến kết quả sau cuộc trò chuyện đó.

3.5. Theo dõi tin tức công nghệ

Theo kịp các blog công nghệ có một số lợi thế cạnh tranh cho các doanh nhân và những người có ý định, có tinh thần khởi nghiệp. Trước hết, nó sẽ phản chiếu được những biến động và xu hướng xung quanh lĩnh vực mà bạn quan tâm, những gì mà các công ty khởi nghiệp đã làm, đã kêu gọi vốn và hoặc được sáp nhập, mua lại. Hầu hết các blog công nghệ cũng xuất bản bài đăng của khách từ các doanh nhân và nhà đầu tư với các mẹo, xu hướng hoặc hiểu biết khác về ngành.

4. Nếu bạn cần tìm một công việc để trau dồi kiến thức – kinh nghiệm?

Như đã nói ở trên, Founder là gì? Trở thành một người thành lập một công ty không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, bạn cần chuẩn bị nhiều hơn là sự tham vọng đến mức ngây thơ. Trên thực tế, nếu chưa đủ nguồn lực, hãy cứ tìm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp khác để bổ sung kiến thức, trau dồi kinh nghiệm, học hỏi nhiều thứ từ những người thành công khác. Đó là giải pháp tốt nhất nếu như bạn không muốn thất bại một cách rất thảm hại.

sentayho.com.vn sẵn sàng hỗ trợ bạn trên hành trình trau dồi kiến thức và kinh nghiệm đó. Tại đây, bạn sẽ thoải mái tìm được công việc mà bạn yêu thích, bất kể công việc đó thuộc lĩnh vực, ngành nghề nào.

Thành lập một công ty có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn, tuy nhiên sự thật là, bạn có thể tự mình thiết lập nó theo cách mà bạn muốn cho bất kỳ nghề nghiệp nào. Thực hiện những nghiên cứu từ hôm nay, tạo ra những sự kết nối, liên kết bản thân với những mối quan hệ tuyệt vời. Founder là gì? Đến đây bạn có tự tin thực hiện hóa giấc mơ trở thành Founder cho sự nghiệp của mình?

>>>>>Xem thêm: Bankai là gì? Khám phá sức mạnh tối thượng trong Bleach

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *